Đề xuất các giải pháp sử dụng đất hiệu quả và bền vững của xã

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ ĐẠ K''NÀNG HUYỆN ĐAM RÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ. (Trang 92 - 100)

Biểu 3.1. Các loại đất trên địa bàn xã Đạ K’nàng

3.4. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất hiệu quả và bền vững của xã

Không ngừng áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong sản xuất nông lâm nghiệp. Công nghệ sinh học được coi là khâu đột phá trong việc phát triển giống cây trồng.

Từng bước di dẫn giống các loài cây bản địa, cây nhập ngoại đem trồng thử nghiệm tại Đạ K’Nàng để mở rộng phát triển lâu dài như các loài cây quý hiếm lấy gỗ có giá trị kinh tế cao, cây trồng mang tính đặc sản.

Nghiên cứu phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa có hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về rừng để đánh giá đúng mức về diễn thế rừng, về đất đai, về tài nguyên thực vật rừng, về cây dược liệu, về lâm sản ngoài gỗ để đánh giá đúng mức giá trị rừng Đạ K’Nàng.

Ứng dụng công nghệ thông tin để điều tra rừng, quản lý tài nguyên và diễn biến tài nguyên rừng nhằm phục vụ cho quản lý rừng và phát triển rừng bền vững.

Thiết lập hệ thống phòng chống cháy rừng đồng bộ, hợp lý trên phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng phương án phòng chống cháy rừng một cách hợp lý, khoa học, đáp ứng kịp thời với mọi tình huống khi xảy ra cháy rừng khắc phục có hiệu quả. Trước hết, trong trồng rừng chú trọng xây dựng các đường ranh cản lửa, đặt các trạm quan sát lửa rừng. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện và nhân lực để phòng chống cháy rừng.

3.4.2. Giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm

Từ phân tích mục ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ đến sử dụng đất, trang 49, chúng tôi đưa ra những giải pháp sau đây:

Thành lập hợp tác xã sản xuất tìm kiếm, cung ứng giống và kết hợp với các cơ sở chế biến tìm đầu ra cho sản phẩm.

- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương và các Phòng ban chức năng của huyện khuyến khích tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tạo điều kiện cho nông dân chủ động sản xuất để nâng cao chất lượng tạo vùng nguyên liệu ổn định

- Tăng cường mở rộng các điểm thu mua, tổ chức triển khai thực hiện tốt các mạng lưới thu mua nguyên liệu tại địa bàn những khu vực có sản lượng tiêu đủ lớn và ổn định, tạo điều kiện cho nông dân bán nguyên liệu cho các nhà máy một cách thuận lợi nhất theo phương thức mua tận gốc, bán tận ngọn chứ không qua trung gian.

3.4.3. Giải pháp tìm kiếm và mở rộng thị trường

Tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ nông sản, thu hút các doanh nghiệp có sử dụng sản phẩm để chế biến tham gia vào quá trình điều hoà và tổ chức thị trường, hạn chế nạn ép giá. Phổ biến rộng rãi thông tin về thị trường, thương mại và kinh tế cho nhân dân; nghiên cứu và tìm kiếm thị trường, làm cầu nối giữa nhu cầu thị trường và người sản xuất, tư vấn về chọn lựa giống cây trồng và tham gia xuất khẩu các sản phẩm.

3.4.4. Giải pháp đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông nghiệp nông thôn

Tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho phát triển nông lâm nghiệp đặc biệt là hệ thống đường giao thông và hệ thống thuỷ lợi.

Triển khai quy hoạch theo đúng kế hoạch, đầu tư vốn tập trung, đồng bộ tránh

tình trạng đầu tư phân tán làm giảm chất lượng và khả năng phục vụ của từng hạng mục công trình xây dựng.

3.4.5. Giải pháp quản lý bảo vệ môi trường

Phát triển nông lâm nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Sử dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh tổng hợp từ khi gieo trồng cho đến thu hoạch.

Hạn chế tối đa việc sử dụng hoá chất gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc hạn chế hiện tượng xói mòn gây thoái hoá đất.

Áp dụng các biện pháp phòng chống cháy rừng. Tăng cường trồng rừng phủ xanh rừng làm tăng đội che phủ rừng nhất là những khu vực đất trống, đồi trọc.

Thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất nhất là các cơ sở chăn nuôi theo quy mô lớn đảm bảo xử lý chất thải hợp vệ sinh không gây ảnh hưởng lớn tới môi trường.

* Ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao:

Ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích, giảm chi phí đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường như:

* Công nghệ về giống: Ứng dụng các giống mới có năng suất chất lượng cao phù hợp với thị trường tiêu thụ và điều kiện sinh thái của địa bàn xã, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích

Hàng năm tổ chức khảo nghiệm, tuyển chọn những giống cây trồng tốt đáp ứng được yêu cầu về năng suất, chất lượng, điều kiện sinh thái để bổ sung vào cơ cấu các giống cây trồng hiện có của địa phương.

* Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp: Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa (IPM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV để giảm chi phí đầu tư, và chỉ sử dụng các loại thuốc vi sinh, thảo mộc ít độc hại tạo sự cân bằng về hệ sinh thái đồng ruộng, tránh ô nhiễm môi trường.

* Ứng dụng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch: Để giảm thiểu sự thất thoát

sản phẩm trên đồng ruộng và tăng chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Cần nghiên cứu, tìm kiếm những thành tựu về công nghệ sau thu hoạch về áp dụng tai địa phương nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông lâm – thuỷ sản của xã.

3.4.7. Khuyến nông - chuyển giao khoa học- kỹ thuật

Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trong toàn xã về phát triển các loại cây trồng.

Thường xuyên kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển cây trồng, điều tra dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng, vật nuôi… trên cơ sở đó kết hợp với chính quyền xã, người sản xuất xây dựng các phương án phù hợp trong suốt quá trình sản xuất. Hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch nhằm tăng năng suất chất lượng nông sản, giảm chi phí đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Xây dựng các mô hình trình diễn để tổ chức hội thảo, khuyến cáo, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân.

3.4.8. Giải pháp về hệ thống chính sách a) Chính sách đất đai

Trên cơ sở quy hoạch của dự án, trước hết cần tăng cường công tác quản lý đất đai nhằm hạn chế các hiện tượng sử dụng đất đai sai mục đích, sang nhượng mua bán đất trong vùng triển khai dự án. Cần công khai dự án tại xã cho người dân biết, giao cho UBND xã chịu trách nhiệm thông báo cho người dân, tránh tình trạng làm thay đổi hiện trạng đất trong vùng quy hoạch.

Một số đề xuất về mức giao đất cho các hộ dân trong vùng dự án:

Mức giao đất thổ cư, bình quân chung là 300 -1000 m2/hộ .Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng mà bố trí các lô thổ cư có diện tích khác nhau phải phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương .

Đối với các hộ thuộc diện dãn dân, ổn định định canh, định cư, khó khăn về đất ở và nước sinh hoạt thì bố trí diện tích đất sản xuất trên diện tích đất đang sản xuất

trước đây, khai thác thêm một số diện tích đất nông nghiệp để phục vụ cho những hộ thiếu đất khi dãn dân theo định mức của quyết định 134/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành.

b) Chính sách hỗ trợ tài chính

Thực hiện quyết định 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng chính phủ. Thông tư liên tịch số 09/2004/TTLT-BNN-BTC của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ hỗ trợ di dân theo quyết định số 190/QĐ-TTg về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí lại dân cư. Quyết định 192/QĐ-TTg.

Thực hiện quyết định số 33/2008/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2008-2010.

- Đối với những điểm bố trí dân cư tập trung Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu bao gồm: Bồi thường giải phóng mặt bằng, san gạt đất ở, khai hoang đất sản xuất; xây dựng đường giao thông, điện, thuỷ lợi nhỏ, hệ thống nước sinh hoạt, lớp học, nhà mẫu giáo và nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản và một số công trình thiết yếu khác theo nhu cầu thực tế.

c) Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

Thực hiện Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

+ Chính sách hỗ trợ thông qua giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất:

- Hỗ tăng thêm kinh phí giao khoán quản lý bảo vệ rừng:

- Hỗ trợ giống cây lâm nghiệp:

- Hỗ trợ tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng:

- Hỗ trợ thêm cho hộ nghèo nhận khoán quản lý bảo vệ rừng:

+ Chính sách hỗ trợ sản xuất:

- Hỗ trợ khai hoang phục hoá cải tạo đồng ruộng để phát triển sản xuất:

- Hỗ trợ hộ nghèo chăn nuôi phát triển ngành nghề:

- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản :

- Hỗ trợ khuyến công nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp:

- Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây giống, vật nuôi có giá trị kinh tế cao bằng mô hình:

- Hỗ trợ kinh phí trình diễn mô hình sản xuất (VACR):

+ Khuyến nông khuyến lâm:

- Tập huấn, huấn luyện chuyển giao KHKT, cung cấp tờ rơi, xây dựng tủ sách khuyến nông, tham quan học tập mô hình:

- Hỗ trợ giống, vật tư xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư:

- Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người dân tham gia tập huấn, đào tạo được cấp tài liệu:

+ Chính sách cán bộ đối với xã nghèo:

- Chính sách luân chuyển cán bộ

- Hỗ trợ thu hút tri thức trẻ về làm việc tại xã

- Hỗ trợ làm nhà ở cho giáo viên, thầy thuốc đến công tác lâu dài tại địa phương:

3.4.9. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo cán bộ xã, thôn bản là rất quan trọng để nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở, là những người trực tiếp thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân. Thực trạng cán bộ lãnh đạo xã và thôn bản ở Đạ K’Nàng chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ rất lớn. Do đó việc mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ cơ sở là hết sức cần thiết.

Thực hiện quy hoạch cán bộ gắn với quy hoạch đào tạo, đặc biệt quan tâm đến quy hoạch và đào tạo cán bộ là người đồng bào dân tộc tại chỗ. Đào tạo, sử dụng hợp

lý và có hiệu quả nguồn nhân lực trên địa bàn. Có chính sách thu hút chất xám về địa phương.

Phát triển và đầu tư thích đáng cho giáo dục và có các biện pháp khuyến khích nhân tài.

Phát triển công nghiệp và các làng nghề để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân có trình độ kỹ thuật đông đảo, cần tăng cường hơn nữa cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn sản xuất nông lâm nghiệp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất giúp nông dân sớm nắm bắt được kỹ thuật canh tác mới góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng.

3.4.10. Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư

- Tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch.

- Cải cách thủ tục hành chính, công khai các thủ tục đầu tư. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Thực hiện giá giao đất, cho thuê đất phù hợp và có lợi nhất cho nhà đầu tư.

- Bảo đảm quyền sở hữu cho các nhà đầu tư, ổn định an ninh trật tự cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

- Tạo môi trường thân thiện cho nhà đầu tư: Chính quyền địa phương trợ giúp cho nhà đầu tư khi họ gặp khó khăn.

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư.

- Giải pháp thu hút đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp: Thực hiện ưu đãi đầu tư đối với việc đầu tư trồng mới và chuyển đổi cơ cấu giống, trợ cấp cho hộ nông dân giống mới và miễn tiền sử dụng đất trong thời kỳ XDCB.

- Giải pháp thu hút đầu tư đối với lĩnh vực lâm nghiệp: Thực hiện cấp quyền sử dụng đất trong lâm nghiệp. Những đơn vị, cá nhân nhận đất trống đồi trọc để trồng cây

gây rừng, trồng rừng nguyên liệu giấy được miễn 100% tiền sử dụng đất. Các tổ chức, hộ gia đình trồng rừng, nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng và thành lập các cơ sở chế biến nông lâm sản được tạo mọi điều kiện thuận lợi và được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định, được vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác. Chủ rừng và các tổ chức, hộ gia đình sử dụng rừng và đất lâm nghiệp được giao làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng.

* Khuyến cáo:

- Đối với mô hình trồng cây lâm nghiệp, tại địa bàn xã Đạ K’Nàng nên trồng loài cây Keo lá tràm với các lý do chính sau:

+ Về hiệu quả kinh tế: Cây Keo lá tràm đem lại lợi ích kinh tế cao hơn các loài cây khác, chu kỳ kinh doanh ngắn, khả năng thu hồi vốn nhanh. Sản phẩm sau khi thu hoạch dễ tiêu thụ.

+ Về môi trường: Keo lá tràm có khả năng cải tạo đất tốt, cây sinh trưởng nhanh nên nhanh phủ xanh đất trống đồi trọc.

- Đối với mô hình trồng cây công nghiệp và cây ăn quả: Tại địa bàn xã thích hợp với việc trồng cây cà phê và cây chuối lapa với các lý do chính sau:

+ Về hiệu quả kinh tế: Cây cây chuối lapa đem lại lợi ích kinh tế cao hơn các loài cây khác, chu kỳ kinh doanh ngắn, khả năng thu hồi vốn nhanh. Sản phẩm sau khi thu hoạch dễ tiêu thụ. Cây cà phê phù hợp với đất đai thổ nhưỡng, khí hậu và sản phẩm được bao tiêu tận nơi.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ ĐẠ K''NÀNG HUYỆN ĐAM RÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ. (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)