Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất của xã

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ ĐẠ K''NÀNG HUYỆN ĐAM RÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ. (Trang 45 - 64)

Biểu 3.1. Các loại đất trên địa bàn xã Đạ K’nàng

3.2. Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất của xã

Sử dụng đất chúng ta cần quan tâm đến nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố lập địa. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng bởi vì nó liên quan đến việc bố trí, cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Sử dụng đất chúng ta phải coi như là một hệ thống, bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, mang tính đa nghành gắn với những đặc điểm của chúng đó là điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý sử dụng đất đó là: Chính sách, pháp luật; các tổ chức xã hội; phong tục, tập quán của người dân; thị trường tiêu thu sản phẩm; quy hoạch sử dụng đất của các cấp. Vì vậy khi sử dụng đất chúng ta cần phải xem xét ảnh hưởng của từng yếu tố trên cơ sở đó để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của từng yếu tố có như vậy việc quản lý sử dụng đất mới đạt hiệu quả cao và bền vững.

3.2.1. Ảnh hưởng của chính sách, pháp luật đến sử dụng đất

- Luật đất đai năm 1993 và luật sửa đổi bổ sung một số diều luật đất đai 1998, 2003.

Trong luật đất đai quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu, ngoài ra trong luật còn quy định tất cả các vấn đề liên quan đến sử dụng đất ( như quyền hạn, trách nhiệm của các cấp quản lý đất đai; trách nhiệm, quyền hạn của các chủ sử dụng đất ...) đây chính là căn cứ pháp lý để nhà nước quản lý, sử dụng đất đồng thời để cho các chủ sử dụng đất thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ.

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991 và luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004.

Trong luật này quy đinh rất rõ các vấn đề liên quan đến bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng như: Quyền của Nhà nước đối với rừng; Nô ̣i dung quản lý nhà nước về bảo vê ̣ và phát triển rừng; Trách nhiê ̣m quản lý nhà nước về bảo vê ̣ và phát triển rừ ng; Nguyên tắc bảo vê ̣ và phát triển rừng; Chính sách của Nhà nước về bảo vê ̣ và

phát triển rừng; Quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng .... Đây chính là căn cứ pháp lý để nhà nước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đồng thời để các chủ rừng thực hiện đúng chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ.

- Nghị định của Chính phủ số 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 Về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh

Thực hiện nghị định này của chính phủ từ năm 2005 – 2011đơn vị chủ rừng, kết hợp với chính quyền địa phương, kiểm lâm tiến hành giao khoán 55,18ha đất rừng sản xuất cho các cá nhân, hộ gia đình với thời hạn giao là 50năm. Với mục tiêu tăng thu nhập, duy trì độ che phủ của rừng.

- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTG ngày 21 tháng 12 năm 1998 về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

Quyết định đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp từ trung ương đến địa phương. Trong đó trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp của Uỷ ban nhân dân cấp xã được quy định như sau.

Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND cấp huyện trong việc bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.

+ Quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã về các mặt: Danh sách các chủ rừng; diện tích ranh giới các lô, khoảnh, tiểu khu; các bản khế ước giao rừng, các hợp đồng giao nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong xã.

+ Chỉ đạo và nhân rộng mô hình thôn văn hóa lâm nghiệp, xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ rừng ở các thôn.

+ Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch của huyện. UBND xã phối hợp với đơn vị chủ rừng lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm

nghiệp trình UBND cấp huyện phê duyệt.

+ Tổ chức thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo sự chỉ đạo của UBND cấp huyện, xác định ranh giới rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng trên thực địa.

+ Hàng năm cập nhật biến động tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp và báo cáo cơ quan cấp huyện; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã.

+ Phối hợp với đơn vị chủ rừng, cán bộ kiểm lâm, các lực lượng công an, quân đội trên địa bàn và lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn xã, thường xuyên tuần tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm xâm hại tới tài nguyên rừng.

+ Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lực lượng giúp đơn vị chủ rừng chữa cháy khi có cháy rừng trên địa bàn xã.

+ Tham mưu cho các nghành chức năng xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo thẩm quyền.

- Quyết định số 661/QĐ-TTG ngày 29/7/1998 của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án tròng mới 5 triệu ha rừng.

Nhiệm vụ của chương trình là:

+ Bảo vệ có hiệu quả vốn rừng hiện có, thực hiện ngay từ giai đoạn đầu việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gắn với định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo để bảo vệ, khoanh nuôi rừng kết hợp trồng bổ sung và trồng mới.

+ Trồng rừng 5 triệu ha, trong đó:

- Trồng 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: Trong đó khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 1 triệu ha, trồng mới 1 triệu ha gắn với đinh canh, định cư.

- Trồng 3 triệu ha rừng sản xuất, đồng thời huy động các tổ chức và nhân

dân tận dụng triệt để diện tích đất trống để trồng cây phân tán.

- Quyết định số 380/QĐ-TTG ngày 20/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Chương trình thực hiện thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở 2 tỉnh Lâm Đồng, Sơn La

Tại tỉnh Lâm Đồng chương trình thực hiện tại 10huyện và 2 thành phố thuộc lưu vực Sông Đồng Nai, Sông SêRêPôk

Nhiệm vụ của chương trình là rà soát lại giao đất, giao rừng về diện tích và trạng thái để làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng. Với mức chi trả từ 100.000 – 400.000đ/ha/năm.

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Bao gồm một số chính sách cụ thể sau.

+ Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất.

Hộ gia đình, nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng được hưởng tiền khoán bảo vệ rừng 200.000đ/ha/năm.

Hộ gia đình được giao đất rừng sản xuất từ 1-5ha để trồng rừng kinh tế theo quy hoạch thì được hưởng toàn bộ sản phẩm trên diện tích được giao; được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp với mức 5 triệu đồng/ha.

+ Chính sách hỗ trợ sản xuất

Đối với vùng còn đất có khả năng khai hoang, phục hoá để sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha.

Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; ưu tiên hỗ trợ trồng lúa lai, ngô lai.

Đối với hộ nghèo, ngoài chính sách được hưởng ở trên, còn được hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và phát triển ngành nghề.

Được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc (trâu, bò, dê) hoặc giống gia cầm chăn nuôi tập

trung hoặc giống thuỷ sản; hỗ trợ một lần: 01 triệu đồng/hộ để làm chuồng trại chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thuỷ sản và 02 triệu đồng/ha mua giống để trồng cỏ nếu chăn nuôi gia súc;

Hỗ trợ 100% tiền vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm;

Đối với hộ không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ, với lãi suất 0% (một lần).

3.2.2. Ảnh hưởng của các tổ chức xã hội đến sử dụng đất

Để nâng cao sức sản xuất của đất, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị đất đai, đồng thời giúp các chủ sử dụng đất có thể chủ động quản lý sử dụng đất, chủ động tổ chức các hoạt động sản xuất một cách hợp lý và hiệu quả dưới sự quản lý chung của nhà nước thì nhà nước đã tiến hành giao đất, giao rừng cho các chủ sử dụng đất giúp họ sử dụng ổn định lâu dài và yên tâm phát triển sản xuất. Để giúp nhà nước quản lý sử dụng đất tốt ở mỗi địa phương thì xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất, đại diện cho nhà nước quản lý đất ở xã mình. Vì vậy vấn đề quản lý sử dụng đất của xã luôn bị chi phối và ảnh hưởng bởi các tổ chức xã hội của xã, cụ thể đó là.

a) UBND xã

- Chịu trách nhiệm chung về quản lý sử dụng đất của toàn xã.

- Phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đến các chủ sử dụng đất.

- Xây dựng định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã có liên quan đến sử dụng đất, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của các cấp trên

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử đất của xã trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng đất của các chủ sử dụng đất trong xã.

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong xã

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trong xã.

- Phối hợp với đơn vị chủ rừng, Hạt kiểm lâm hướng người dân thực hiện các hợp đồng giao nhân khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong xã.

- Chỉ đạo các thôn xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng các khu rừng trên địa bàn xã phù hợp với pháp luật hiện hành.

- Phối hợp với các ngành chức năng để quản lý sử dụng đất có hiệu quả của xã.

b) Ban địa chính

- Là bộ phận trực tiếp tham mưu giúp UBND xã quản lý sử dụng đất của xã.

- Quản lý hồ sơ địa chính về đất đai.

- Theo dõi biến động đất đai trong phạm vi quản lý, qua các năm.

- Thống kê, kiểm kê đất đai

- Giải quyết các tranh chấp về đất đai

- Kiểm tra, giám sát, thực hiên các dự án và các hoạt động nông, ngư nghiệp trong xã.

- Tuyên truyền các luật, chính sách liên quan đến quản lý sử dụng đất cho người dân như luật bảo vệ và phát triển rừng,luật đất đai ....

c) Ban khuyến nông

- Hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiêp đến các hộ gia đình.

- Xây dựng,tập huấn các mô hình sản xuất cho người dân

- Hướng dẫn người sử dụng vật tư, cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện từng hộ gia đình

d) Kiểm lâm địa bàn xã

Phối hợp với đơn vị chủ rừng và UBND xã quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn đồng thời theo dõi diễn biến về rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn.

e) Hội nông dân

- Hội nông dân tham mưu trực tiếp cho cấp ủy, chính quyền địa phương quán triệt chủ chương, đường nối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về quản lý sử dụng đất trên địa bàn xã

- Trao đổi kinh nghiệm quản lý sử dụng đất giữa các thành viên của nhóm trong toàn xã.

- Hội có thể tự tổ chức gây quỹ hỗ trợ sản xuất để hỗ trợ các thành viên trong nhóm có điều kiện phát triển sản xuất.

f) Hội phụ nữ

- Hội phụ nữ ở các thôn tuyên truyền các thành viên trong nhóm tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng

- Hội vận động phụ nữ trong xã thực hiện kế hoạch hoá gia đình để giảm tỷ lệ sinh của xã.

- Trao đổi kinh nghiệm quản lý sử dụng đất giữa các thành viên của nhóm trong toàn xã.

- Hội có thể tự tổ chức gây quỹ hỗ trợ sản xuất để hỗ trợ các thành viên trong nhóm có điều kiện phát triển sản xuất.

g) Hội cựu chiến binh

- Trao đổi kinh nghiệm quản lý sử dụng đất giữa các thành viên của nhóm trong toàn xã.

- Hội có thể tự tổ chức gây quỹ hỗ trợ sản xuất để hỗ trợ các thành viên trong nhóm có điều kiện phát triển sản xuất.

h) Đoàn thanh niên

- Đây là lực lượng lòng cốt trong sản xuất và văn hoá tyuên truyền các chủ chương, chính sách, pháp luật của nhà nước.

- Trao đổi kinh nghiệm quản lý sử dụng đất giữa các thành viên của nhóm trong toàn xã.

- Hội có thể tự tổ chức gây quỹ hỗ trợ sản xuất để hỗ trợ các thành viên trong nhóm có điều kiện phát triển sản xuất.

3.2.3. Ảnh hưởng phong tục, tập quán của người dân đến sử dụng đất

Thông qua quá trình hoạt động sản xuất mỗi dân tộc đã hình thành cho mình được những kiến thức bản địa, phong tục, tập quán riêng mang đậm đà bản sắc dân tộc mình những kiến thức được duy trì và lưu truyền từ đời này qua đời khác sẽ được hình thành trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống,văn hóa và sản xuất của con người.

Trong lao động con người luôn tìm cách sử dụng đất để tạo ra của cải, vật chất duy trì cuộc sống của bản thân, của gia đình, của xã hội. Vì thế mà con người đã hình thành rất nhiều các phong tục, tập quán trong quản lý sử dụng đất để phù hợp với bản sắc dân tộc.

Chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu các phong tục tập quán sử dụng dất của các dân tộc có như vậy mới có cơ sở để đánh giá, đề xuất các giải pháp giúp việc quản lý sử dụng đất có hiệu quả, đồng thời vẫn giữ được nét đặc trưng văn hoá của dân tộc.

Xã Đạ K'nàng bao gồm 6 dân tộc sinh sồng, trong đó chủ yếu là Mạ, Chil, C’ho gốc tây nguyên chiếm 60,5% , tiếp đến là dân tộcTày, Giao, Nùng di cư từ phìa bắc vào chiếm 35,32%, còn lại là dân tộc kinh di cư chiếm 4,18%. Mỗi dân tộc này lại có những phong tục, tập quán khác có ảnh hưởng đến quá trình quản lý sử dụng đất.

Nhưng đều có một đặc điểm chung giống nhau có liên có liên quan đến sử dụng đất đó là:

- Có nền sản xuất nông nghiệp truyền thống đó là canh tác lạc hậu, canh tác độc canh và quảng canh, chỉ biết khai thác tiềm năng sản xuất của đất mà không chú ý đến việc trả lại độ phì của đất và tính đa dạng sinh học trước các hoạt động sản xuất hầu như không có đầu tư phân bón, kỹ thuật, họ chỉ biết trồng cây và dựa vào các yếu tố tự nhiên và tiềm năng của đất để cho sản phẩm. Làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất như bị xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng, đất bị thoái hoá, bạc màu làm cho năng suất cây trồng giảm.

Để nâng cao hiệu quả việc quản lý bảo vệ rừng đơn vị chủ rừng hàng năm

phối hơp UBND Xã và hạt Kiểm lâm ( Theo qui chế phối hợp ) xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng trình cơ quan chức năng phê duyệt. Đồng thời tiến hành ký kết hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng theo nhóm, hộ cho các thôn, mỗi nhóm có từ 25 – 30 hộ gia đình. Các nhóm, hộ tiến hành họp bầu ra một tổ trưởng, tổ phó có trách nhiệm theo dõi và phân công cắt cử từ 4-5 thành viên trong nhóm thường xuyên tuần tra trên diên tích đã được giao và chấm công ngay sau khi đi kiểm tra rừng có xác nhận của thôn trưởng, đồng chí phụ trách tiểu khu thuộc đơn vị giao khoán thì mới được công nhận kết quả.

Trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng nếu phát hiện các hành vi vi phạm đến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp các hộ phối hợp đơn vị chủ rừng, ban lâm nghiệp xã và kiểm lâm địa bàn phục bắt đối tượng chuyển giao cơ quan chức năng sử lý.

Hàng tháng, hàng quí đơn vị chủ rừng phối kết hợp với ban lâm nghiệp xã , hạt kiểm lâm địa bàn tiến hành họp tất cả các thôn, các tổ nhận khoán tuyên truyền về luật quản lý bảo vệ rừng và đánh giá những mặt đã làm được , những mặt còn hạn chế. Phương hướng nhiệm cho thời gian tới.

Để giúp việc quản lý, bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao trên cơ sở định hướng xây dựng quy ước thôn văn hóa lâm nghiệp của huyện, Mỗi thôn đã xây cho mình một mô hình thôn văn hóa lâm nghiệp để quản lý bảo vệ rừng cho mọi người dân trong thôn thực hiện. Tuy nhiên mỗi dân tộc có nét văn hoá khác nhau nên trong thôn văn hóa lâm nghiệp của mỗi thôn xây dựng quy định quản lý bảo vệ rừng cũng có những quy định khác nhau.

3.2.4. Ảnh hưởng của thị trường đến sử dụng đất

Hiện nay đối với các chủ sử dụng đất đều nhìn nhận vấn đề quản lý sử dụng đất trên quan điểm kinh tế, đó là cách nhìn nhận lợi ích trước mắt. Bởi vì bản thân các hộ gia đình chỉ được giao 1 ít diện tích đất để tổ chức sản xuất, để sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống của con người, vì vậy mong muốn của các chủ sử dụng đất là tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trên 1 đơn vị diện tích.

Để có thu nhập cao từ quá trình sử dụng đất thì các sản phẩm tạo ra phải được thị trường chấp nhận, thị trường thu mua với giá tương đối ổn định và có lợi

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ ĐẠ K''NÀNG HUYỆN ĐAM RÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ. (Trang 45 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)