I.Phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao:
I.1 Thế nào là học sinh năng khiếu:
Chúng ta so sánh sự khác biệt giữa: Học sinh giỏi – học sinh năng khiếu, vận động viên có thành tích ban đầu – vận động viên năng khiếu; vận động viên đạt thành tích cao.
Như vậy năng khiếu có liên quan tới một số yếu tố bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh – di truyền thể hiện ở các tố chất tâm sinh lý đặc trưng. Học sinh có năng khiếu có cơ sở để trở thành học sinh giỏi. Vận động viên có năng khiếu là cơ sở đạt thành tích cao và duy trì lâu, có khả năng đột biến dưới sự tác động của các yếu tố khác …
Học sinh năng khiếu được đào tạo theo trình tự hệ thống khoa học theo thứ bậc sẽ là điều kiện để trở thành người tài năng, vì giữa năng khiếu và tài năng còn có
khoảng cách rất xa về khả năng linh hoạt, sáng tạo, ứng xử …
Như đã nói ở trên, cấu trúc của năng khiếu chung gồm 3 yếu tố chính:
- Thông tuệ - Sáng tạo
- Có một số phẩm chất nổi bật
I.2 Học sinh năng khiếu TDTT đòi hỏi 4 yếu tố:
- Tố chất thể lực - Kỹ thuật
- Chiến thuật
- Phẩm chất, ý chí, tâm lý
Muốn trở thành tài năng cần có sự tác động khác nhau. Qua các tài liệu nghiên cứu ở các nước phát triển cho thấy: có 2 – 3% số người có năng lực thấp và có đến 95 – 97% có năng lực bình thường; có 2 – 3% chỉ số năng lực đặc biệt (chỉ số IQ).
Riêng trong thể thao, qua trắc nghiệm nhiều lần, bằng nhiều trắc nghiệm (test) cho thấy: trong 100 em có 5 – 10 có năng lực kém, 90 – 95 em có năng lực trung bình và 5 em năng lực tốt.
I.3. Con đường dẫn đến tài năng thể thao:
Con đường tham gia hoạt động TDTT thành tích cao: có 2 mục đích
• Mục đích rõ ràng:
Truyền thống, cá nhân, gia đình, địa phương, đơn vị...
Đạt thành tích cao, có tiếng tăm và vị trí trong xã hội, xin việc làm.
Có cuộc sống tốt (lợi ích về kinh tế)
Rèn luyện con người có nhân cách tốt...
Vì lợi ích dân tộc quốc gia...
Xu hướng có lợi ích cho ngành thể thao, xu thế tích cực, có thể đạt thành tích cao. Song đòi hỏi lãnh đạo và HLV phải hiểu được mục đích và động cơ của các em và gia đình để giúp họ xác định đúng ý nghĩa giá trị và tầm quan trọng của việc tham gia tập luyện TDTT nhằm đạt thành tích cao: định hướng đào tạo để trở thành những cán bộ TDTT nòng cốt sau này.
• Mục đích không rõ ràng:
Do sự đam mê tự nhiên của con em
Tập cho khỏe
Do sự lôi cuốn của bạn bè
Do sự tác động của các phụ huynh
Do phong trào
Do đơn vị đầu tư
Do phòng tránh các tệ nạn ngoài xã hội...
Thời gian duy trì thành tích thể thao cho VĐV lại rất ngắn (5 – 7 năm), độ rủi ro cao..
Có xu hướng dễ bị dao động lệch lạc, không quyết tâm, có thể bỏ cuộc giữa chừng (lớp 9, lớp 12 ). Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt các em quá xuất sắc mới cho theo sự nghiệp của ngành, số còn lại có khuynh hướng chọn lựa các ngành nghề khác.
II. Phương pháp đào tạo tài năng thể thao.
II.1 Phương pháp truyền thống:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm (test).
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp nhân trắc.
- Phương pháp y sinh.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp tâm lý.
- Phương pháp toán học thống kê…
II.2 Phương pháp hiện đại:
Ngoài việc kết hợp các phương pháp truyền thống nêu trên. Chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp hiện đại sau:
- Phương pháp di truyền (giải mã Gien).
- Phương pháp ứng dụng máy tính (phần mềm Excel, hoặc SPSS).
- Phương pháp hệ thống – mô hình hóa – cận hệ thống…
- Phương pháp phân tích dự báo (phương pháp chuyên gia, phương pháp tấn công não, phương pháp Delphi.
- Phương pháp ngoại suy.
- Phương pháp phân tích SWOT - Phương pháp về trắc nghiệm tâm lý.
- Phương pháp y sinh học…
Mọi phương pháp và quy trình chọn lọc học sinh cho trường chuyên, năng khiếu TDTT là lọc ra được các nhóm học sinh năng khiếu TDTT để tổ chức đào tạo các em trở thành tài năng, VĐV cấp cao sau này. Vấn đề phát hiện và tuyển chọn học sinh năng khiếu và tài năng cần phải đảm bảo hài hòa đồng bộ khi sử dụng các phương pháp, thủ thuật theo một trình tự tối ưu hay thành một quy trình hợp lý, tối ưu.
III. Đặc điểm của quá trình phát triển tâm sinh ly lứa tuổi III.1. Định hướng giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao.
F Việc phát triển tâm sinh lý lứa tuổi là căn cứ quan trọng để tiến hành Giáo dục thể chất – Định hướng đào tạo tài năng thể thao.
III.2. Diễn biến tâm sinh ly lứa tuổi qua từng thời kỳ.
F Diễn biến tâm sinh lý lứa tuổi theo từng giai đoạn lứa tuổi không bình thường.
Hệ thần kinh: phát triển mạnh, trọng lượng não bộ có thể đạt 90 – 95% của người lớn, song hệ thống thần kinh mới hình thành còn non trẻ. Trạng thái tâm sinh lý diễn biến phức tạp và rất dễ vỡ, sự ổn định không vững chắc, mau quên, hưng phấn cao, khả năng kiềm chế kém, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế, ức chế đang phát triển dần.
Hệ cơ: Phát triển mạnh (đặc biệt nhóm cơ lớn, cơ tứ chi) năng lực vận động cao.
Hiếu động, thích hoạt động chân tay hơn hoạt động trí tuệ, rất linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú, thích những công việc nhanh mạnh, không thích các công việc khó và tỉ mỉ.
Hệ xương: Phát triển mạnh, thích nghi tốt lượng vận động, đặc biệt là cường độ vận động hơn là khối lượng, chú ý khi tác động lượng vận động phải hợp lý để giúp xương phát triển đồng bộ vì xương yếu dễ bị biến dạng.
Quả tim: Tăng trưởng mạnh, to dần theo lứa tuổi. Khi 9 tuổi quả tim tăng gấp 6 lần khi mới sinh, qua tuổi thiếu niên tăng gấp 12 -14 lần. Ở giai đoạn cuối tuổi thiếu niên khả năng thích nghi lượng vận động lớn.
Chiều cao – cân nặng: Từ lúc sinh đến lúc trưởng thành quá trình phát triển chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn tăng đột ngột – giai đoạn tăng từ từ.
Ở mỗi giai đoạn lại chia thành 2 thời kỳ.
Giai đoạn tăng đột ngột
Thời kỳ thứ nhất: Thời kỳ bào thai
Thời kỳ thứ hai: thời kỳ tuổi dậy thì.
Giai đoạn tăng từ từ.
Thời kỳ thứ nhất: từ khi sinh ra đến 7 tuổi.
Thời kỳ thứ 2: thời kỳ sau tuổi dậy thì.
Qua các kết quả trên cho thấy:
Sự phát triển chiều cao, cân nặng tăng theo lứa tuổi.
Tuổi phát dục hay còn gọi là tuổi dậy thì của nữ là 11 – 12 và nam là 12 – 13.
Do sự biến đổi về chức năng tâm sinh lý làm mất cân đối trong các hệ thống cơ quan chức phận của cơ thể; cá tính của các em dễ thay đổi.
Một số em xuất hiện hiện tượng huyết áp cao sinh lý, bộ phận sinh dục phát triển khác đi, bộ phận sinh dục hoạt động mạnh, xuất hiện chức năng tâm lý mới.
Các dạng tâm lý xuất hiện rõ nét như: cảm xúc, hứng thú, tình cảm (vui buồn đột ngột…) hành động đôi khi không kiềm chế, kém ý thức, một số em có biểu hiện mệt mỏi, tâm trạng thất thường, thiếu tự chủ từ đó dẫn đến các hoạt động lóng ngóng vụng về.
Tóm lại: Bậc học phổ thông (với học sinh ở độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi), là bậc học quan trọng nhất để học sinh có mầm mống năng khiếu có cơ hội để bộc lộ và phát triển.
Qua các phần trình bày kết hợp với 1 số công trình nghiên cứu cho thấy:
1. Lứa tuổi 12 -18 các chức năng tâm lý của nam và nữ có xu hướng hoàn thiện dần theo sự phát triển của lứa tuổi, song quá trình hoàn thiện diễn ra không đồng đều, nhiều chức năng diễn ra theo hình làn sóng, có chức năng phát triển mạnh, có chức năng phát triển chậm, thậm chí có chức năng giảm tạm thời.
2. Tuổi 12 – 13 nam có 3 chức năng phát triển nhanh: khả năng phối hợp vận động, trí nhớ thị giác, năng lực nhịp điệu. Trong khi đó nữ là: cảm giác lực cơ, trí nhớ thị giác, khả năng chú ý, riêng khả năng nhịp điệu có xu hướng giảm tạm thời.
3. Tuổi 14 -15 nam có 3 chức năng phát triển nhanh: nhịp vận động tối đa, cảm giác lực cơ, khả năng chú ý. Chức năng phát triển chậm của nam và nữ là khả năng phối hợp vận động.
4. Tuổi 16 – 18 các chức năng tâm lý hoàn thiện hơn, song vẫn phải chịu ảnh hưởng lớn của môi trường tác động. Trong huấn luyện có thể sử dụng lượng vận động lớn ở một số môn thể thao sẽ giúp đạt thành tích cao.
5. Nếu xét tổng thể về giới tính nam & nữ ở lứa tuổi thiếu niên thì nam vượt trội hơn nữ.
Nam có ưu thế về: tính linh hoạt, sức nhanh và thần kinh cơ.
Nữ có ưu thế về: khả năng nhịp điệu, có thể chọn những môn thể thao có
tính nhịp điệu cao.
6. Qua các kết quả cho thấy:các chức năng tâm lý phát triển không đồng đều.
Sự phát triển các chức năng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển tâm sinh lý lứa tuổi HLV có thể xem đây là cơ sở giúp cho công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV cho từng môn thể thao chuyên sâu thích hợp.
Việc phát triển tài năng thể thao gồm 3 thành tố:
Bẩm sinh di truyền (tư chất, khả năng, năng khiếu).
Môi trường tác động (hệ thống tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo…) Nỗ lực ý chí và sự đam mê (quá trình hình thành nhân cách…).
HEÄ THOÁNG THI ĐẤU HEÄ THOÁNG TUYỂN CHỌN
HEÄTHOÁNG HUAÁN LUYEÄN
Heọ thoỏng các điều kiện đảm
bảo
Các yếu tố môi tr ường Yếu tố tổ chức, quản lý tập luyện
Tài chính
Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật Đảm bảo về Y sinh học
Đảm bảo các phương pháp khoa học và thông tin
Đào tạo cán bộ, HLV Huấn luyện thể lực Huấn luyện kỹ thuật Huấn luyện chiến thuật
Huaỏn luyeọn taõm lyự Huaỏn luyeọn tr ớ tueọ Giáo dục đạo đức Giáo dục chính tr ị tư tưởng Heọthoỏng
đàotạo VẹV
IV. Quy trình chọn lọc học sinh năng khiếu bậc phổ thông:
Sơ đồ mô hình chọn lọc đào tạo vận động viên năng khiếu:
IV.1. Những yêu cầu cơ bản trong đào tạo vận động viên năng khiếu thể thao.
- Test tâm lý.
- Các dạng khí chất.
- Thử phản xạ.
- Nhận thức, ý chí, niềm tin, say mê…
- Di truyền.
- Sự quan tâm của gia đình.
- Kinh tế gia đình.
- Chuyên gia…
- Test nhân trắc (đơn giản) nên dùng imbody.
- Test thể lực chung.
- Test thể lực chuyên môn.
- Kỹ thuật năng lực đặc biệt (trội).
- Đánh giá, phân loại, phỏng vấn, sắp xếp, xác định, điều chỉnh, tuyển chọn.
IV.2. Giới thiệu quy trình phương pháp phát hiện theo 5 bước tuần tự như sau:
- Bước 1: Trắc nghiệm trí tuệ chung và một số chỉ số về y sinh học.
- Bước 2: Trắc nghiệm năng lực chuyên môn (thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ thuật, chiến thuật).
- Bước 3: Đo động cơ học tập của trẻ năng khiếu (chuyên môn, các môn văn hóa).
- Bước 4: Nghiên cứu gia đình, phả hệ trẻ năng khiếu.
Bước 5: Lấy ý kiến tiến cử của giáo viên dạy trực tiếp, đối chiếu quá trình học tập của học sinh năng khiếu và kết luận.
Giới thiệu bản danh sách dự tuyển (dự bị tập trung):
TT Họ và tên
Ý kiến cha mẹ
Ý kiến giáo viên
Kết quả tham gia hoạt động TDTT
Môn TDTT ưa thích
Môn thể thao có
thành tích
Kết quả học tập
IV.3. Giới thiệu: Trắc nghiệm động cơ học tập:
Mục đích:
Xác định một số phẩm chất nổi bật của học sinh.
- Thực hiện trắc nghiệm động cơ.
- Trắc nghiệm lòng tự tin.
- Trắc nghiệm hứng thú (xem xét định hướng).
- Trắc nghiệm ước mơ.
IV.4. Giới thiệu lập danh sách đào tạo năng khiếu (năng khiếu tập trung):
Danh sách học sinh xét tuyển:
TT Họ và Tên
Giới tính
Lứa
tuổi Lớp TL chung
TL chuyên môn
Kỹ
thuật
Chiến thuật
Thông minh, sáng tạo
Phẩm chất trội
Tổng điểm
Xếp hạng
Cần xem xét phả hệ, di truyền, hoàn cảnh gia đình và đo một vài chỉ số sinh lý, nhân trắc (inbody):
Quy trình đào tạo
Bước 1 Bước 2 Bước 3
* Dự tuyển
Lập danh sách, học sinh tự nộp đơn (tự tiến cử) Sự tiến cử của cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp
Xem xét kết quả học tập, kết quả hoạt động, năng khiếu chuyên biệt, môn ưa thích…
Tổ chức thi tuyển truyền thống
Lựa chọn xây dựng và ứng dụng các test kiểm tra (phù hợp với môn thể thao).
Trắc nghiệm thông minh, sáng tạo, động cơ, sự
hứng thú, lòng tự tin.
Kiểm tra các năng lực chuyên biệt…
Lập phả hệ từ 1 – 3 đời.
Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ … Sự quan tâm của gia đình đối với việc học tập văn hóa và chuyên môn, điều kiện vật chất, tâm lý của học sinh.
Kiểm tra một số chỉ số về nhân trắc, sinh lý các yếu tố di truyền có liên quan.
IV.5. “Bồi dưỡng tài năng”:
Học sinh năng khiếu là những trẻ em làm bài tập hoặc hoàn thành công việc nhanh hơn, tốt hơn, nhẹ nhàng hơn và khác lạ hơn so với trẻ em khác. Chính vì
vậy loại học sinh này cần được tổ chức dạy đặc biệt sao cho nhịp độ giảng dạy được nhanh hơn, nội dung giảng dạy cao hơn, phương pháp giảng dạy đặc biệt hơn để các em được học tập, làm việc, phát triển hết khả năng, theo nhịp độ riêng của mình. Ngoài những nội dung, phương pháp dùng cho học sinh bình thường, cần có những nội dung, phương pháp cao hơn cho học sinh năng khiếu.
Giai đoạn 1: 6 – 15 tuổi với hoạt động chủ đạo là học tập, giao lưu bạn bè.
Giai đoạn 2: 16 – 18 tuổi với hoạt động chủ đạo là học tập – hướng nghiệp.
IV.5.1. Bồi dưỡng tài năng học sinh năng khiếu phổ thông bằng con đường giáo dục gia đình:
Cha mẹ cần nêu gương về mặt đạo đức cho con cái, cần giúp đỡ của nhà trường để bảo đảm cho con cái có đủ cơ hội và điều kiện học tập tốt ở nhà.
IV.5.2. Bồi dưỡng tài năng học sinh năng khiếu phổ thông bằng con đường tập hợp khả năng giáo dục của cộng đồng:
Cộng đồng có thể giúp đỡ ở mức vi mô cũng như vĩ mô.
Ở mức vi mô: sự hỗ trợ của các hiệp hội nhằm giúp đỡ tài năng (quận, huyện, phường, xã)
Ở mức vĩ mô: sự giúp đỡ về chính sách pháp luật và các điều kiện phát triển khoa học công nghệ khác.
IV.5.3. Bồi dưỡng tài năng học sinh năng khiếu phổ thông bằng con đường giảng dạy và huấn luyện:
FGiảng dạy là truyền đạt những kỹ năng tri thức ban đầu có liên quan.
FHuấn luyện là nhằm nâng cao để đạt thành tích (giảng dạy là nền tảng, huấn luyện là nâng cao). Giảng dạy và huấn luyện là quá trình thống nhất. Trong giai đoạn giảng dạy có nội dung huấn luyện như lặp lại kỹ thuật động tác, phối hợp các
động tác từ đơn giản đến phức tạp… Trong huấn luyện cũng có nhân tố giảng dạy như: trang bị tri thức mới, sửa chữa một số chi tiết, động tác chưa phù hợp.
- Khích lệ học sinh đặt câu hỏi.
- Lắng nghe và đáp lại các câu hỏi và câu trả lời của học sinh.
- Tổ chức các cuộc thảo luận.
- Tạo nên những tấm gương tốt.
- Động viên học sinh luôn hoàn thành xuất sắc các công việc hàng ngày.
- Từ lớp 6 trở xuống thì yêu cầu cơ bản là quan tâm, yêu quý học sinh và cần hiểu biết về nhu cầu của trẻ, sự phát triển tâm lý và sinh lý của trẻ. Phải giỏi và thành thạo trong việc truyền đạt kiến thức. Giáo viên cần phân biệt được đâu là nhu cầu, đâu là nguyện vọng của học sinh.
Người giảng dạy và huấn luyện cần có những nhân tố sau:
IV.5.4 Nguyên tắc giảng dạy và huấn luyện năng khiếu phổ thông:
Mục tiêu chính của giáo dục là giúp cho học sinh tài năng trở thành người tạo ra kiến thức, thay vì là những người sử dụng kiến thức.
Giáo viên, huấn luyện viên nên sử dụng các nguyên tắc và phương pháp sau:
- Nguyên tắc tự giác tích cực.
- Nguyên tắc trực quan.
- Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa.
- Nguyên tắc hệ thống (đảm bảo tính tuần tự và tính thường xuyên liên tục).
Luân chuyển hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi.
- Nguyên tắc tăng dần yêu cầu, tăng dần độ khó.
- Nguyên tắc thích nghi và thích ứng lượng vận động cao.
- Nguyên tắc tác động tâm lý…