Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu
Đối với các khoản phải thu khách hàng bên ngoài: Trước hết cần có biện pháp phòng tránh trường hợp khách hàng không có đủ khả năng thanh toán, Tổng công ty cần nhanh chóng hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán để rút ngắn thời gian và chủ động trong việc yêu cầu chủ đầu tư thanh toán. Phân loại các khoản nợ để kiểm soát tốt các khoản chậm thanh toán, quá hạn thanh toán từ đó có biện pháp xử lý phù hợp như yêu cầu thanh toán đúng hạn hoặc có biện pháp cứng rắn hơn như tính lãi phạt, tạm dừng thi công hoặc đưa ra toà án xét xử nếu cần thiết.
Với các khoản phải thu nội bộ: Tổng công ty không nên cấp phối luồng tiền theo tỷ lệ như hiện nay mà cần tương ứng theo sản lượng thực hiện công trình có đủ các bên xác nhận như chủ đầu tư, tư vấn giám sát, ban quản lý…
Các khoản nhận nợ của các đơn vị phụ thuộc như thuế thu nhập cá nhân, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn … các khoản nợ này cũng có thể coi là khoản chiếm dụng vốn của công ty mẹ vì thế cần sát xao trong việc đốc thúc thanh toán các khoản nợ nội bộ này.
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng dự trữ tồn kho tại Tổng công ty Hàng tồn kho của Tổng công ty chủ yếu dưới dạng giá trị sản xuất kinh doanh dở dang chưa được nghiệm thu quyết toán nguyên nhân chính là do thủ tục hoàn tất hồ sơ chứng từ còn chậm trễ, chưa chuyên nghiệp. Do đó Tổng công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách gồm những người có kinh nghiệm hỗ trợ giúp đỡ và tham gia trực tiếp vào quá trình hoàn thiện hồ sơ quyết toán
Đối với hàng tồn kho là nguyên liệu vật liệu, có thể điều chuyển, phối cấp từ công trình này sang công trình khác, đơn vị phụ thuộc này sang đơn vị phụ thuộc khác giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho bị ứ đọng, giảm thiểu được hao hụt trong quá trình lưu trữ
Với hàng tồn kho là sản phẩm đã hoàn thành, đặc biệt là các căn hộ để bán,
cho thuê, nhà ở thấp tầng khi thị trường bất động sản đóng băng như hiện nay, lượng hàng tồn kho rất lớn, làm thế nào để tiêu thụ được sản phẩm trong khi cầu khan hiếm là một bài toán hóc búa làm đau đầu rất nhiều nhà quản lý.
Nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý
Trước hết Tổng công ty cần có biện pháp tinh giảm bộ máy quản lý, tránh việc bộ máy quá cồng kềnh, gây tốn kém chi phí mà hiệu quả công việc lại không cao.
Có hình thức khuyến khích đối với các cá nhân lao động nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng sang tạo làm lợi cho Tổng công ty.
Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận, phòng ban và phải có sự phối kết hợp giữa các phòng ban, cung cấp thông tin kịp thời cho nhau để đưa ra quyết định chính xác.
Bên cạnh đó cần xây dựng lại chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý, chi trả theo năng lực, trách nhiệm và công việc chứ không chủ yếu dựa trên thâm niên công tác như hiện nay
Một số giải pháp khác - Tiết kiệm chi phí:
- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường
- Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân quỹ của Tổng công ty - Giải pháp tài chính
Kiến nghị
Đối với Bộ xây dựng và Bộ Kế hoạch đầu tư:
- Có biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay như hỗ trợ về lãi suất, hỗ trợ về thuế…
- Riêng đối với ngành xây dựng cần hoàn thiện các định mức, đơn giá xây dựng phù hợp với thị trường và các vùng miền khác nhau.
- Với các công trình do vốn ngân sách cấp, nhà nước cần chủ động xây dựng chính sách thanh toán nhanh
Đối với chính phủ.
- Cần phải có những giải pháp tài chính để kịp thời tháo gỡ, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, chống suy giảm kinh tế, gắn với thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát.