Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và chữ viết tắt, bố cục luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về tài sản lưu động của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh, tức là thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Trong nền kinh tế thị trờng, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh sau: kinh doanh cá thể, kinh doanh góp vốn, công ty. Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nớc, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanh nghiệp t nhân.
Điều quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là hoạt động quản lý tài chính. Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, với thị trường tài chính và các thị trường khác, quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. Một trong những nội dung quan trọng của quản lý tài chính là các doanh nghiệp phải biết xác định một cơ cấu vốn và tài sản một cách phù hợp, từ đó có thể tiếp tục hoạt động để sử dụng tài sản của mình nhằm bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất trên cơ sở phân tích về doanh thu và chi phí. Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên
thị trường và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế.
Các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều hớng tới mục tiêu là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Tuy nhiên để đạt đợc mục đích này thì không phải là dễ, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trờng hiện nay. Mỗi doanh nghiệp đều phải chịu sự tác động của hàng loạt các yếu tố nh:
sự phát triển của công nghệ tạo ra các phơng thức sản xuất, phơng thức quản lý mới; chịu sự ràng buộc của hệ thống pháp luật bao gồm luật, các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý tài chính để đảm bảo sự quản lý của Nhà nớc đối với các doanh nghiệp; chịu sức ép của thị trờng cạnh tranh. Quá trình hoạt động cũng nh phơng thức quản lý của mỗi doanh nghiệp khác nhau là khác nhau. Vì vậy mỗi doanh nghiệp phải tự điều chỉnh hớng đi của riêng mình, đặc biệt muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán trớc đợc sự thay đổi của môi trờng để sẵn sàng thích nghi với nó. Có nh vậy thì mới có thể ra đợc những quyết định quản lý đúng đắn, kịp thời và
đạt đợc mục tiêu của doanh nghiệp mình.
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải trả lời ba câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào. Trong nền kinh tế thị trường, dưới áp lực của sự cạnh tranh gay gắt, cùng với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đều nhằm tìm ra lời giải đáp trên với mục đích thu được lợi ích tối đa. Để làm được điều này trước hết doanh nghiệp phải có vốn. Nó là yếu tố không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất kinh doanh.
Vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Tài sản và vốn là hai mặt hiện vật và giá trị của một bộ phận nguồn lực sản xuất mà doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Do vậy quản lý vốn và tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý vốn và tài sản là
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.1.2 Khái niệm tài sản lưu động của doanh nghiệp
Tài sản trong doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động, trong đó giá trị các tài sản lưu động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng.
Đối với tài sản lưu động (TSLĐ) chúng ta có thể hiểu đó là những tài sản sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động liên tục vận động, chu chuyển trong chu kỳ kinh doanh nên nó tồn tại ở tất cả các khâu, các lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất của một doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động (TSLĐ) có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp đó.
Các doanh nghiệp cần phải quản lý tốt và có hiệu quả TSLĐ vì:
- TSLĐ có thời gian luân chuyển ngắn, thường xuyên biến đổi, nhạy cảm với những biến đổi của thị trường, của doanh nghiệp.
- Hiệu quả sử dụng TSLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý tốt TSLĐ sẽ góp phần giảm chi phí giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Xác định nhu cầu tài sản lưu động hợp lý trong mối tương quan với nhu cầu tài sản cố định, từ đó tránh được tình trạng dư thừa hay thiếu hụt TSLĐ;
sử dụng TSLĐ một cách hợp lý, tiết kiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bình thường và liên tục.
- Việc quản lý TSLĐ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình về việc sử dụng TSLĐ tại doanh nghiệp, từ đó dự báo và đề ra các kế hoạch về TSLĐ cũng như việc xác định nguồn tài trợ hợp lý cho TSLĐ của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh.
1.1.3 Vai trò của tài sản lưu động đối với các doanh nghiệp
TSLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Trong cùng một lúc, TSLĐ của doanh nghiệp được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục doanh nghiệp cần phải đảm bảo đủ về nhu cầu TSLĐ. Nếu không quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn, gặp nhiều trở ngại, tăng chi phí hoạt động và dẫn tới kết quả kinh doanh không tối ưu.
Trong quá trình theo dõi sự vận động của TSLĐ, doanh nghiệp quản lý gần như được toàn bộ các hoạt động diễn ra trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Vì vậy mà TSLĐ có ảnh hưởng lớn đến việc thiết lập chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quy mô TSLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất. Với một quy mô TSLĐ hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí, tăng hiệu quả hoạt động, từ đó tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Ngoài ra cơ cấu TSLĐ còn thể hiện phần nào tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Cụ thể: khả năng sinh lời của các khoản đầu tư ngắn hạn, tính an toàn cao hay thấp của các khoản phải thu, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với sự biến động của thị trường (nguyên, nhiên vật liệu, hàng hoá,…).
1.1.4 Phân loại tài sản lưu động
* Theo lĩnh vực tham gia luân chuyển:
- TSLĐ sản xuất: gồm tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất (nguyên, nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ,…đang dự trữ trong kho) và tài sản trong sản xuất (giá trị sản phẩm dở dang).
- TSLĐ lưu thông: gồm tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông (thành phẩm, hàng hóa dự trữ trong kho hay đang gửi bán) và tài sản trong quá trình lưu thông (tiền, các khoản phải thu).
- TSLĐ tài chính: là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với các mục đích kiếm lời (đầu tư liên doanh, đầu tư chứng khoán,…).
* Theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán:
- Ngân quỹ: bao gồm tiền mặt tại két, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
- Đầu tư ngắn hạn: đầu tư chứng khoán ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác.
- Các khoản phải thu: phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, tạm ứng, chi phí trả trước.
- Dự trữ, tồn kho: gồm nguyên, nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm.
- TSLĐ khác: bao gồm các khoản tạm ứng chưa thanh toán, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý và các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
1.1.5 Nguồn tài trợ tài sản lưu động của doanh nghiệp
Để tài trợ cho TSLĐ người ta có thể sử dụng nhiều nguồn khác nhau.
Điều quan trọng là xác định hợp lý từng nguồn để có thể kiểm soát và sử dụng một cách có hiệu quả. Sự hiệu quả được thể hiện ở việc giảm chi phí tài trợ, tạo sự phù hợp giữa chu kỳ của TSLĐ và kỳ hạn nguồn tài trợ. Có hai nguồn tài trợ chính cho TSLĐ của một doanh nghiệp là:
Nguồn tài trợ ngắn hạn: bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng, tạo vốn bằng cách bán nợ, chiết khấu thương phiếu và các khoản vốn chiếm dụng của các đối tượng khác như các khoản thuế phải nộp nhưng chưa nộp, các khoản phải trả cán bộ công nhân viên nhưng chưa đến hạn trả, các khoản đặt cọc của khách hàng, mua chịu hàng hoá.
Nguồn tài trợ dài hạn: bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu (vốn góp ban đầu, vốn huy động thêm bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại) và vay dài hạn.
Nguồn tài trợ dài hạn được dùng để đầu tư hình thành tài sản cố định của Doanh nghiệp, phần dư của nguồn tài trợ dài hài sẽ tài trợ hình thành tải sản lưu động. Mức độ an toàn của TSLĐ phụ thuộc vào độ lớn của vốn lưu động thường xuyên.
Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn tài trợ dài hạn – TSCĐ (VLĐ thường xuyên) = TSLĐ – Nguồn tài trợ ngắn hạn Khi đó, có 3 trường hợp như sau:
- VLĐ thường xuyên >0, khi đó nguồn tài trợ dài hạn ngoài việc được đầu tư hình thành lên TSCĐ, một phần được tài trợ để hình thành lên TSLĐ. Khi đó, khả năng thanh toán của Doanh nghiệp là khá tốt, tình hình tài chính của công ty lành mạnh. Đây là cơ cấu tài trợ lý tưởng mà các doanh nghiệp luôn cố gắng duy trì. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn tài trợ dài hạn, doanh nghiệp phải chịu phí tổn cao vì chi phí huy động của nguồn dài hạn thường cao hơn nguồn ngắn hạn.
- VLĐ thường xuyên =0, khi đó toàn bộ nguồn tài trợ dài hạn được đầu tư hình thành TSCĐ và TSLĐ được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn tài trợ ngắn hạn.
- VLĐ thường xuyên <0, khi đó nguồn tài trợ dài hạn không đủ để đầu tư hình thành lên TSCĐ trong doanh nghiệp, do đó, một phần TSCĐ đã được đầu tư
bằng nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Khi đó, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị giảm sút, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp bị mất cân đối. Bên cạnh đó, việc sử dụng cơ cấu nguồn vốn như ở trường hợp này, doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro về thnah khoản, rủi ro về biến động lãi suất.
Do vậy, các doanh nghiệp thường sử dụng kết hợp cả nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn (trường hợp VLĐ thường xuyên >0 ) để tài trợ cho nhu cầu tài sản lưu động. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng thông thường các doanh nghiệp không chọn duy nhất một mô hình nào mà tùy từng thời kỳ doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn phù hợp.