Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu độngt ại UDIC (Trang 41 - 47)

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp Hiệu quả được coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định. Như vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu hành động trong quan hệ với chi phí bỏ ra và hiệu quả được xem xét trong bối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng được xem xét dưới quan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu.

Hiệu quả sử dụng TSLĐ là một phạm trù kinh tế phản ánh tình hình sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả TSLĐ được biểu hiện tập trung ở các mặt sau:

Khả năng sử dụng tiết kiệm, hợp lý TSLĐ của doanh nghiệp càng cao và càng tăng so với mức sử dụng chung của ngành và so với kỳ trước đó.

Việc sử dụng tiết kiệm TSLĐ chỉ là một chỉ tiêu cần được xem xét khi tính hiệu quả sử dụng TSLĐ. Bởi nó giúp doanh nghiệp giảm chi phí, không phải

tài trợ thêm cho TSLĐ khi mở rộng quy mô, từ đó tăng lợi nhuận và đáp ứng đầy đủ, thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Tốc độ luân chuyển cao của TSLĐ trong quá trình sản xuất. Đây cũng là biểu hiện của hiệu quả sử dụng TSLĐ vì khi TSLĐ có tốc độ luân chuyển cao thì khả năng thu hồi vốn cao và nhanh, tiếp tục tái đầu tư cho kỳ sản xuất tiếp theo, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh mới và tăng khả năng cạnh tranh.

Mặt biểu hiện nữa là khả năng sinh lời và khả năng sản xuất của TSLĐ phải cao, không ngừng tăng so với ngành và giữa các thời kỳ. Điều này có nghĩa là một đồng giá trị TSLĐ phải đem lại một khoản doanh thu cao (thể hiện khả năng sản xuất) và một khoản lợi nhuận cao (thể hiện khả năng sinh lời).

Ngoài ra hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp còn là việc doanh nghiệp có một kết cấu tài sản hợp lý cùng với một kết cấu tối ưu của TSLĐ.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động không thể được đánh giá đúng nếu chỉ dựa vào một vài chỉ tiêu đơn lẻ, nó là quá trình xem xét, đánh giá, phân tích một cách tổng hợp và toàn diện trên nhiều góc độ, khía cạnh của riêng doanh nghiệp, và của doanh nghiệp trong mối tương quan với chỉ tiêu chung của toàn ngành.

1.2.2.1. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chung của TSLĐ - Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động

Hệ số đảm nhiệm TSLĐ =

Hệ số này cho biết: để thu được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu đơn vị tài sản lưu động. Hệ số này càng thấp thì hiệu

TSLĐBQkỳ Doanh thu thuần

TSLĐBQky`

TSLĐBQky`

TSLĐBQkỳ x Thời gian của kỳ phân tích quả sử dụng tài sản lưu động càng cao. Thông qua chỉ tiêu này, các nhà quản trị tài chính xây dựng kế hoạch về đầu tư tài sản lưu động một cách hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Vòng quay tài sản lưu động trong kỳ

Vòng quay TSLĐ=

Trong đó:

- : Tài sản lưu động bình quân trong kỳ, được tính như sau:

=

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số tài sản lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số vòng tài sản lưu động trong kỳ càng cao thì càng tốt.

- Thời gian luân chuyển tài sản lưu động Kỳ luân chuyển TSLĐ =

Hay

Kỳ luân chuyển TSLĐ = Trong đó:

Doanh thu thuần TSLĐBQkỳ

TSLĐđầu kỳ + TSLĐcuối kỳ 2

Tổng mức luân chuyển TSLĐ trong kỳ

Thời gian của kỳ phân tích Vòng quay TSLĐ trong kỳ

Tài sản lưu động bình quân trong kỳ Thời gian của kỳ phân tích được ước tính một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày và một tháng là 30 ngày.

Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của tài sản lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để tài sản lưu động thực hiện một vòng quay trong kỳ. Ngược với chỉ tiêu số vòng quay tài sản lưu động trong kỳ, thời gian luân chuyển tài sản lưu động càng ngắn càng chứng tỏ tài sản lưu động được sử dụng có hiệu quả

- Khả năng sinh lợi của TSLĐ Khả năng sinh lợi của TSLĐ =

Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản lưu động. Dựa vào tỷ số này ta biết được một đồng lợi nhuận sau thuế có sự đóng góp bao nhiêu đồng từ việc đầu tư tài sản lưu động.

Khi phân tích người ta so sánh các tỷ số này giữa các năm với nhau để thấy được xu hướng và tình hình sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu có thể còn so sánh với chỉ số chung của ngành để thấy được vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Từ đó đưa ra các chính sách sử dụng và quản lý tài sản lưu động phù hợp với doanh nghiệp, đảm bảo cho tài sản lưu động được sử dụng hiệu quả nhất.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng hàng tồn kho - Số vòng quay của hàng tồn kho

Số vòng quay HTK =

Lợi nhuận sau thuế

Giá vốn hàng bán HTK bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, mối quan hệ giữa giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn đầu tư hàng tồn kho vận động không ngừng đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Số ngày tồn kho bình quân

Số ngày tồn kho bình quân =

Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày, hay chính là số ngày tồn kho bình quân để từ hàng tồn kho chuyển thành doanh thu. Chỉ tiêu này cang thấp, chứng tỏ hàng tồn kho vận động càng nhanh.

- Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho Hệ số đảm nhiệm HTK =

Chỉ tiêu này cho biết, doanh nghiệp muốn có được một đồng doanh thu thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng đầu tư vào hàng tồn kho. Chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ hiệu quả vốn đầu tư sử dụng cho hàng tồn kho càng cao.

1.2.2.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng các khoản phải thu

- Vòng quay các khoản phải thu = Trong đó:

Các khoản phải thu bình quân =

Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của hàng tồn kho

HTK bình quân Tổng doanh thu thuần

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân Các khoản phải thuđầu kỳ + Các khoản phải thucuối kỳ

2

Chỉ tiêu này để xem xét tốc độ thanh toán các khoản nợ của khách hàng cho doanh nghiệp. Nó càng cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý các khoản phải thu tốt và ngược lại.

- Kỳ thu tiền bình quân =

Kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước. Chỉ tiêu này càng thấp, cho thấy, doanh nghiệp quản lý khoản phải thu tốt, nhanh chóng thu được tiền Tuy nhiên nếu tỷ số này cao thì không tốt cho doanh nghiệp. Nó chứng tỏ vốn của doanh nghiệp có nhiều khoản nợ khó đòi, và sẽ gặp rủi ro cao trong thanh toán.

1.2.2.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng ngân quỹ - Vòng quay tiền:

Vòng quay tiền =

Doanh thu

Tiền + chứng khoán dễ chuyển nhượng

Tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm cho tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân (chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng). Tỷ số này cho biết số vòng quay của tiền trong một năm.

Nếu tỷ số này càng lớn chứng tỏ trong một năm TSLĐ của doanh nghiệp quay được nhiều vòng hơn và doanh nghiệp sử dụng TSLĐ có hiệu quả hơn.

- Thời gian vòng quay tiền:

Thời gian vòng quay tiền =

Số ngày trong kỳ Số vòng quay tiền

Tổng số ngày trong kỳ(360 ngày) Vòng quay các khoản phải thu trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để tiền chu chuyển được một vòng. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu độngt ại UDIC (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w