Nội dung phần dạy học số tự nhiên lớp 2

Một phần của tài liệu Thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho nội dung dạy học số tự nhiên ở lớp 2 (Trang 21 - 25)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHO NỘI DUNG DẠY HỌC SỐ TỰ NHIÊN LỚP 2

1.3. Nội dung phần dạy học số tự nhiên lớp 2

Dạy học Toán 2 nhằm giúp học sinh:

1. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về: phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; phép nhân và phép chia, bảng nhân 2, 3, 4, 5 và bảng chia 2, 3, 4, 5; tên gọi và mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của từng phép tính; mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, phép cộng và phép nhân,…; các số đến 1000, phép cộng và phép trừ các số có 3 chữ số (không nhớ); các phần bằng nhau của đơn vị dạng1 1 1 1, , , .

2 3 4 5

2. Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành về: cộng và trừ có nhớ trong phạm vi 100; nhân và chia trong phạm vi các bảng tính; giải một số phương trình dưới dạng bài “tìm x”; tính giá trị biểu thức số (dạng đơn giản);

16

giải một số bài toán đơn về cộng, trừ, nhân , chia; bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và thực hành; tập dƣợt, so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hóa, khái quát hóa, phát triển trí tưởng tượng trong quá trình áp dụng kiến thức và kĩ năng Toán 2 trong học tập và trong đời sống.

3. Tập phát hiện, tìm tòi và tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo mức độ của lớp 2, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán.

1.3.1. Đặc điểm dạy học phần số tự nhiên

- Các nội dung của chương trình trong dạy học Toán ở Tiểu học phối hợp một cách chặt chẽ, hữu cơ với nhau, quán triệt tính thống nhất của Toán học, đảm bảo sự liên tục giữa tiểu học và trung học.

- Các nội dung sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm hợp lí, mở rộng và phát triển dần theo các vòng số trong phạm vi 10, trong phạm vi 100, 1000, 100.000, đến các số có nhiều chữ số, phân số, số thập phân, đảm bảo tính hệ thống và thực hiện ôn tập, củng cố thường xuyên.

- Gắn bó chặt chẽ với hoạt động tính (tính nhẩm, tính viết, tính bằng máy tính bỏ túi), đo lường, giải quyết các tình huống có vấn đề của đời sống hiện tại ở cộng đồng, đảm bảo học đi đôi với hành, dạy học toán gắn với thực tiễn và phục vụ thực tiễn.

* Các tri thức và kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học đƣợc hình thành chủ yếu bằng hoạt động thực hành, luyện tập, giải một số bài toán, trong đó có:

- Các bài toán dẫn đến việc hình thành bước đầu những khái niệm toán học và những quy tắc tính toán.

- Các bài toán đòi hỏi học sinh tự mình vận dụng những điều đã học để củng cố tri thức và kĩ năng, tập giải quyết các tình huống có thể có trong cuộc sống.

- Các bài Toán phát triển trí thông minh nhằm bồi dƣỡng học sinh giỏi toán, đòi hỏi học sinh phải vận dụng độc lập, linh hoạt, sáng tạo vốn hiểu biết của bản thân.

17

* Môn Toán ở Tiểu học là một môn thống nhất, không chia thành phân môn.

- Hạt nhân của nội dung môn Toán là số học (bao gồm số học các số tự nhiên, số thập phân). Những nội dung về đại lƣợng cơ bản, yếu tố đại số, yếu tố hình học, giải bài toán có lời văn đƣợc gắn bó chặt chẽ với hạt nhân số học, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nội dung của môn Toán.

- Sự sắp xếp các nội dung trong mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ nhau với hạt nhân số học không làm mất đi hoặc mờ nhạt đi đặc trƣng của từng nội dung.

1.3.2. Nội dung dạy học chủ yếu phần số tự nhiên lớp 2

* Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.

- Giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng (số hạng, tổng) và phép trừ (số bị trừ, số trừ, hiệu).

- Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 20.

- Phép cộng hoặc phép trừ không nhớ hoặc có nhớ 1 lần trong phạm vi 100.

Tính nhẩm và tính viết.

- Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ.

- Giải bài tập dạng: tìm x biết: a + x = b, x + a = b, x – a = b, a – x = b (với a, b là các số bé đã học) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.

* Các số đến 1000. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000.

- Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. Giới thiệu hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.

- Phép cộng các số có đến 3 chữ số. Tổng không quá 1000, không nhớ hoặc có nhớ 1 lần. Tính nhẩm và tính viết.

- Phép trừ các số có đến 3 chữ số, không nhớ hoặc có nhớ 1 lần.

- Tính giá trị các biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ có hoặc không có dấu ngoặc.

* Phép nhân và phép chia.

18

- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép nhân: lập phép nhân từ tổng các số hạng bằng nhau. Giới thiệu thừa số và tích.

- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép chia: lập phép chia từ phép nhân có một thừa số chƣa biết khi biết tích và thừa số kia. Giới thiệu số bị chia, số chia, thương.

- Lập bảng nhân với 2, 3, 4, 5 có tích không quá 50.

- Lập bảng chia 2, 3, 4, 5 có số bị chia không quá 50.

- Nhân với 1 và chia cho 1.

- Nhân với 0. Số bị chia là 0. Không thể chia cho 0.

- Số chẵn, số lẻ.

- Giới thiệu về tính chất giao hoán của phép nhân và vai trò của 1 số trong phép nhân.

- Thực hành tính: Nhân, chia nhẩm trong các phạm vi các bảng tính. Nhân các số có đến 2 chữ số với số có 1 chữ số không nhớ hoặc có nhớ 1 lần. Chia số đó có đến 2 chữ số cho số có 1 chữ số, các bước chia trong phạm vi các bảng tính.

- Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.

Tìm số còn thiếu trong phép nhân và phép chia dạng:

* Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị.

19

Một phần của tài liệu Thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho nội dung dạy học số tự nhiên ở lớp 2 (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)