Quy trình thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho nội dung dạy học số tự nhiên lớp 2

Một phần của tài liệu Thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho nội dung dạy học số tự nhiên ở lớp 2 (Trang 26 - 29)

Chương 2: THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

2.2. Quy trình thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho nội dung dạy học số tự nhiên lớp 2

Để có được một đề thi trắc nghiệm khách quan đảm bảo đo lường tốt các mục tiêu đã xác định, quá trình xây dựng đề trắc nghiệm khách quan cần tiến hành những bước như sau:

- Bước 1: Nghiên cứu lí luận và kĩ thuật xây dựng đề trắc nghiệm.

Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến xây dựng đề thi trắc nghiệm khách quan và các kĩ thuật xây dựng đề trắc nghiệm.

- Bước 2: Nghiên cứu các mục tiêu, nội dung môn dạy. Phân tích nội dung môn dạy thành những đơn vị tri thức cơ bản, nhỏ nhất.

Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt đƣợc sau khi học một nội dung nào đó thông qua một đề kiểm tra để đánh giá.

Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm bao gồm nội dung kiểm tra, đánh giá, mục tiêu kiểm tra đánh giá, kĩ thuật kiểm tra đánh giá và số lƣợng câu hỏi trong một đề trắc nghiệm khách quan.

Sau khi xây dựng bảng kế hoạch trắc nghiệm người đánh giá bắt đầu soạn câu trắc nghiệm. Câu trắc nghiệm có thể do tự soạn thảo hay tham khảo những câu trắc nghiệm do người khác viết.

- Bước 3: Dự kiến các hình thức câu hỏi sẽ được soạn thảo. Lập ma trận hệ thống câu hỏi các loại.

Dựa vào mục tiêu và nội dung của bài học mà chúng ta có thể đƣa ra các dạng trắc nghiệm phù hợp với từng mục tiêu của bài và số lƣợng các bài tập để đảm bảo mục tiêu cần đánh giá, phù hợp với trình độ của học sinh.

21

Các câu trắc nghiệm khi viết cần căn cứ vào bảng kế hoạch đảm bảo các câu trắc nghiệm bám sát mục tiêu đã xác định, tránh trường hợp thừa hoặc thiếu câu trắc nghiệm cần đo lường với mỗi mục tiêu.

Để lập được hệ thống câu hỏi và đảm bảo đầy đủ nội dung tương ứng với từng mục tiêu ta có thể dựa vào thang năng lực nhận thức của bloom.

Theo Benjamin S. Bloom (1956), thang nhận thức gồm có 6 cấp độ (Bloom’s Taxonomy)

1. Biết (Knowledge):

• Định nghĩa: Biết là năng lực nhớ lại các thông tin, sự kiện mà không nhất thiết phải hiểu chúng.

2. Hiểu (Comprehention):

• Định nghĩa: Hiểu là năng lực hiểu ý nghĩa của thông tin và giải thích các thông tin đƣợc học.

3. Ứng dụng (Application):

• Định nghĩa: Ứng dụng là năng lực vận dụng các thông tin hiểu biết đƣợc vào những hoàn cảnh mới, tình huống mới, điều kiện mới, giải quyết các vấn đề đặt ra.

4. Phân tích (Analysis):

• Định nghĩa: Phân tích là năng lực chia thông tin thành nhiều thành tố để biết đƣợc các mối quan hệ nội tại và cấu trúc của chúng.

5. Tổng hợp (Synthesis):

• Định nghĩa: Tổng hợp là năng lực liên kết các thông tin lại với nhau tạo ra ý tưởng mới, khái quát hóa các thông tin suy ra các hệ quả.

6. Đánh giá (Evaluation):

• Định nghĩa: Đánh giá là năng lực đƣa ra nhận định, phán quyết về giá trị thông tin, vấn đề, sự vật, hiện tƣợng theo một mục đích cụ thể.

22

Thiết kế theo thang năng lực nhận thức của bloom bảng ma trận đƣợc mô tả nhƣ sau:

Bảng 2.2: Bảng ma trận đề kiểm tra được thiết kế theo th ng năng ực nhận thức của bloom

Mức độ Nội dung

Nhận biết

Hiểu Vận dụng

Phân tích

Tổng hợp

Đánh giá Phép cộng có

nhớ trong phạm vi 100

Dạng trắc nghiệm

Đúng sai

Nhiều lựa chọn

Số câu 1 1

Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

Dạng trắc nghiệm

Nhiều lựa chọn

Số câu 1

Các số trong phạm vi 1000

Dạng trắc nghiệm

Ghép đôi

Điền khuyết

Số câu 1 1

Phép cộng trong phạm vi 1000 (không nhớ)

Dạng trắc nghiệm

Nhiều lựa chọn

Số câu 1

Phép trừ trong phạm vi 1000 (không nhớ)

Dạng trắc nghiệm

Nối ghép

Nhiều lựa chọn

Số câu 1 1

Phép nhân Dạng trắc nghiệm

Nhiều lựa chọn

Số câu 2

Phép chia Dạng trắc nghiệm

Đúng Sai

Nhiều lựa chọn

Số câu 1 1

Tính giá trị biểu thức có chứa 2 dấu phép tính

Dạng trắc nghiệm

Nhiều lựa chọn

Số câu 2

(Tiếp theo)

23

- Bước 4: Soạn câu hỏi các loại dựa trên cơ sở nội dung đã được phân tích và bảng phân phối các loại câu hỏi.

- Bước 5: Thử nghiệm các loại câu hỏi để xác định tham số kĩ thuật của chúng.

Khi đã soạn thảo hệ thống đề trắc nghiệm xong phải tiến hành xây dựng đáp án của từng câu để tiện chấm bài và đánh giá kết quả.

Tự kiểm tra lại các câu hỏi trong đề trắc nghiệm bằng cách đối chiếu nội dung câu hỏi trắc nghiệm với mục tiêu tương ứng, kiểm tra lại ngôn ngữ diễn đạt của câu trắc nghiệm. Sau khi soạn xong đề kiểm tra, người soạn đặt mình vào vị trí người kiểm tra xem có thể hiểu ngôn ngữ trong đề kiểm tra hay không, cố gắng vận dụng những hiểu biết về kết quả học tập để phán đoán xem nội dung câu trắc nghiệm có thể đo lường được nhưng kiến thức hoặc kĩ năng mà mình đã định không.

Sau khi đã có đáp án ta đối chiếu lại các câu hỏi và đáp án xem đã đúng và phù hợp chƣa.

- Bước 6: Hình thành bài thi trắc nghiệm từ những câu hỏi đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho nội dung dạy học số tự nhiên ở lớp 2 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)