Các chỉ số, biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng thực thể lành tính bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 40 - 45)

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Các chỉ số, biến số nghiên cứu

* Các chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi.

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp.

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư.

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc.

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số con hiện tại.

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử nạo, hút, sảy thai.

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm kinh nguyệt.

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử phẫu thuật ổ bụng.

* Các chỉ số về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng UBT thực thể lành tính:

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo lý do vào viện.

Từ hồ sơ bệnh án người bệnh u buồng trứng tại BVTWTN

Từ hồ sơ bệnh án người bệnh được PTNS

Lựa chọn người bệnh có kết quả GPB là u thực thể lành tính

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Kết quả xử trí

Mục tiêu 1 Mục tiêu 2

- Phân bố vị trí u buồng trứng trên lâm sàng, siêu âm, phẫu thuật.

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo triệu chứng toàn thân, thực thể.

- Phân bố kích thước u buồng trứng trên siêu âm.

- Phân bố đặc điểm hình ảnh siêu âm u buồng trứng.

- Tỷ lệ người bệnh được chụp CT - Scanner và/hoặc MRI.

- Phân bố đặc điểm dấu ấn sinh học u buồng trứng.

- Phân bố đặc điểm chỉ số ROMA.

- Phân loại u buồng trứng theo kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật.

* Các chỉ số về kết quả phẫu thuật nội soi u buồng trứng thực thể lành tính:

- Tỷ lệ phẫu thuật nội soi thành công.

- Tỷ lệ biến chứng trước mổ của u buồng trứng.

- Tỷ lệ phương pháp xử trí u buồng trứng.

- Phân bố phương pháp xử trí u buồng trứng theo biến chứng trước mổ.

- Phân bố phương pháp xử trí u buồng trứng theo nhóm tuổi.

- Phân bố phương pháp xử trí u buồng trứng theo số con.

- Phân bố phương pháp xử trí u buồng trứng theo kích thước u trong mổ.

- Phân bố thời gian phẫu thuật nội soi.

- Phân bố thời gian phẫu thuật theo kích thước u.

- Tỷ lệ tai biến, biến chứng của phẫu thuật nội soi.

- Tỷ lệ phương pháp sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật.

- Phân bố thời gian nằm viện sau phẫu thuật.

- Tỷ lệ dùng giảm đau sau phẫu thuật.

- Phân bố thời gian trung tiện sau phẫu thuật.

- Tỷ lệ kết quả điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi.

2.5.2. Các biến số nghiên cứu

2.5.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

- Tuổi (tính theo năm dương lịch): Người bệnh được phân chia thành 5 nhóm tuổi: < 20 tuổi, 20 - 29 tuổi, 30 - 39 tuổi, 40 - 49 tuổi, ≥ 50 tuổi.

- Nghề nghiệp (là công việc mang lại thu nhập chính) chia làm công nhân, nông dân, cán bộ viên chức, học sinh sinh viên, nghề khác (lao động tự do, kinh doanh, dịch vụ…).

- Địa dư (nơi ở hiện tại của đối tượng nghiên cứu): Chia thành 2 khu vực là thành thị (gồm các xã, phường thuộc thành phố, thị xã và các trung tâm huyện) hay nông thôn (gồm các người bệnh sống ở các thôn xã).

- Dân tộc: Kinh và thiểu số.

- Tiền sử sản, phụ khoa:

+ Số con hiện tại chia làm 3 nhóm: Chưa có con, có 1 con, có ≥ 2 con.

+ Số lần nạo hút sảy thai: Không có, có.

+ Đặc điểm kinh nguyệt chia làm 4 nhóm: Chưa có kinh, kinh nguyệt đều, kinh nguyệt không đều và mãn kinh.

- Tiền sử phẫu thuật u nang buồng trứng được chia làm 3 nhóm: Không có, 1 lần và ≥ 2 lần.

- Tiền sử phẫu thuật ổ bụng: Người bệnh có tiền sử phẫu thuật ổ bụng là người bệnh đã từng mổ ổ bụng như: mổ lấy thai, mổ chửa ngoài tử cung, mổ cắt tử cung, mổ ruột thừa...được chia làm 3 nhóm: Không có, 1 lần, ≥ 2 lần.

2.5.2.2. Biến số theo mục tiêu 1

* Triệu chứng lâm sàng:

- Lý do vào viện: đi khám phát hiện u, đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, siêu âm phát hiện u, tự sờ thấy khối u, hay lý do khác.

- Vị trí u buồng trứng: bên phải, bên trái, hai bên theo khám lâm sàng, trên siêu âm, phẫu thuật.

- Triệu chứng toàn thân, thực thể: rối loạn huyết áp, mạch, phản ứng thành bụng, túi cùng Douglas đầy đau.

- Tính chất u qua khám lâm sàng:

 Mật độ u: mềm, chắc.

 Ranh giới: rõ, không rõ.

 Độ di động: di động dễ, di động hạn chế, không di động.

 Đau khi khám: có, không.

* Cận lâm sàng:

- Kích thước u (mm): Chia làm 3 nhóm: < 50mm, 50 – 100mm, > 100mm.

- Đặc điểm hình ảnh siêu âm: vách, âm vang (trống âm, giảm âm, tăng âm, âm vang hỗn hợp), dịch ổ bụng.

- Chụp CT - Scanner hoặc MRI: có, không.

- Xét nghiệm các chất chỉ điểm: CA 125, HE4. Chỉ số ROMA.

- Kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật: U nang thanh dịch, u nang nhầy, u nang bì, u dạng lạc nội mạc tử cung, u khác.

2.5.2.3. Biến số theo mục tiêu 2

- Kết quả phẫu thuật nội soi thành công hay thất bại.

- Các biến chứng trước mổ của u buồng trứng: Chia làm có biến chứng (xoắn u, vỡ u, u buồng trứng chèn ép, khác) và không biến chứng.

- Phương pháp xử trí u buồng trứng: Bóc u để lại phần buồng trứng lành, cắt buồng trứng, cắt phần phụ 1 bên có u, cắt phần phụ 2 bên.

- Thời gian xử trí u buồng trứng: < 60 phút, 60 – 90 phút, > 90 phút.

- Tai biến trong phẫu thuật nội soi: Không có, chảy máu, tổn thương tạng lân cận, tổn thương đường tiêu hóa, tổn thương hệ tiết niệu, khác,…

- Biến chứng sau mổ: Không có, nhiễm trùng sau mổ, tràn khí dưới da, tổn thương hệ tiết niệu, tụ máu tiểu khung, khác, …

- Phương pháp sử dụng kháng sinh: dự phòng, điều trị kháng sinh 01 loại, điều trị kháng sinh kết hợp.

- Thời gian nằm viện: <5 ngày, 5-7 ngày, >7 ngày - Giảm đau sau mổ: có dùng, không dùng

- Thời gian trung tiện sau mổ: trước 12 giờ, 12 – 24 giờ, sau 24 giờ - Kết quả điều trị u buồng trứng bằng PTNS: tốt, chưa tốt

2.5.3. Các tiêu chuẩn xác định một số biến số nghiên cứu

* Đặc điểm kinh nguyệt:

- Kinh nguyệt đều: Vòng kinh từ 22 - 35 ngày, trung bình từ 28 - 30 ngày.

- Rối loạn kinh nguyệt gồm: Kinh thưa, kinh ngắn, cường kinh.

 Kinh thưa: Kinh nguyệt không đều và chu kỳ kinh nguyệt ≥ 35 ngày.

 Kinh ngắn: Kinh nguyệt đều và chu kỳ kinh nguyệt < 22 ngày.

 Cường kinh: Kinh nguyệt kéo dài > 7 ngày, lượng máu mất khi hành kinh > 80ml.

- Mãn kinh: Là thời kỳ sau lần hành kinh cuối cùng 12 tháng.

* Tính chất khối u trên siêu âm:

- Trống âm và giảm âm: Dịch lòng u không có âm vang hoặc có ít âm vang.

- Đậm (tăng) âm: Dịch lòng u có nhiều âm vang.

- Âm hỗn hợp: Là âm vang không đồng nhất trong lòng u.

* Nồng độ CA 125: bình thường khi < 35 UI/ml, tăng khi ≥ 35 UI/ml.

* Nồng độ HE4: bình thường khi < 70 pmol/L với người bệnh tiền mãn kinh,

< 140 pmol/L với người bệnh mãn kinh.

* Chỉ số ROMA đối với Architect CA 125 + Architect HE4: Tuổi tiền mãn kinh có nguy cơ thấp (< 7,4%) và nguy cơ cao (≥ 7,4%), tuổi mãn kinh có nguy cơ thấp (< 25,3%) và có nguy cơ cao (≥ 25,3%).

* Các phương pháp xử trí u buồng trứng:

- Bóc u: là bóc u bảo tồn phần buồng trứng lành tính.

- Cắt buồng trứng: cắt toàn bộ buồng trứng

- Cắt phần phụ: cắt toàn bộ buồng trứng và vòi tử cung.

* Thời gian phẫu thuật: tính theo thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc mổ thể hiện ở phiếu gây mê.

* Phẫu thuật nội soi được cho là thành công khi can thiệp hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi, không có tai biến trong mổ. Thất bại là phải chuyển mổ mở và có tai biến trong mổ.

* Đáng giá kết quả điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi:

- Kết quả tốt: phẫu thuật nội soi thành công không phải chuyển mở bụng, phẫu thuật loại bỏ được khối u buồng trứng, không có tai biến trong mổ, không có biến chứng sau mổ, thời gian trung tiện sau mổ trước 24 giờ.

- Kết quả chưa tốt khi không đáp ứng được 1 trong các yếu tố trên.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng thực thể lành tính bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)