Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật lấy thai
Bảng 3.11. Thân nhiệt của sản phụ sau phẫu thuật Nhiệt độ (°C) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Không sốt 183 98,9
37,5 - 38,5 2 1,1
Tổng số 184 100
Nhận xét:
- Có 2 trường hợp bệnh nhân sốt sau phẫu thuật, nhiệt độ từ 37,5 - 38,5°C chiếm tỉ lệ 1,1 %.
Bảng 3.12. Thời gian xuất hiện sốt sau mổ
Thời gian Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Sau 24 giờ 0 0
Sau 48 giờ 1 50
Sau 72 giờ 1 50
Tổng 2 100
Nhận xét:
- Có 2 bệnh nhân xuất hiện sốt, trong đó 1 bệnh nhân xuất hiện sốt sau mổ 48 giờ và 1 bệnh nhân sốt sau mổ 72 giờ.
Bảng 3.13. Tình trạng co hồi tử cung
Co hồi tử cung Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Co hồi tốt 183 99,5
Co hồi kém 1 0,5
Tổng 184 100
Nhận xét:
- Có 99,5% trường hợp có tình trạng co hồi tử cung tốt, chỉ có 1 trường hợp co hồi kém, chiếm 0,5%.
Bảng 3.14. Tình trạng sản dịch sau mổ
Tình trạng sản dịch Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Bình thường 184 100
Bất thường 0 0
Tổng số 184 100
Nhận xét:
- Tất cả các sản phụ trong nghiên cứu có tình trạng sản dịch sau phẫu thuật bình thường.
Bảng 3.15. Tình trạng vết mổ trong thời gian nằm viện Tình trạng vết mổ Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Khô 181 98,4
Dịch thấm băng 2 1,1
Sưng đau vết mổ 1 0,5
Tổng số 184 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ vết mổ khô là 98,4%, sưng đau vết mổ là 0,5% và vết mổ có dịch thấm băng là 1,1%
Bảng 3.16. Tổng thời gian nằm viện
Thời gian (ngày) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
<7 ngày 180 97,3
≥7 ngày 5 2,7
Tổng số 184 100
Nhận xét:
- Trong nghiên cứu, có 5 trường hợp nằm viện từ 7 ngày trở lên, chiếm 2,7%.
Bảng 3.17. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ
Tình trạng NKVM Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Không NKVM 181 98,4
NKVM nông 3 1,6
Tổng số 184 100
Nhận xét:
- Trong nghiên cứu có 3 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ nông chiếm tỉ lệ 1,6% và có 98,4% trường hợp không có nhiễm khuẩn vết mổ.
Trường hợp 1:
Sản phụ (SP) 37 tuổi, PARA: 1001(một lần sinh mổ), quá trình mang thai khỏe mạnh, khám thai đầy đủ, sản phụ nhập viện vì thai đủ tháng + đau bụng dưới và. Sau nhập viện 14 giờ, sản phụ được chỉ đinh mổ lấy thai với chẩn đoán: con lần 2 ngôi đầu 39 tuần chuyển dạ/ vết mổ cũ. Sản phụ được dùng kháng sinh dự phòng trước mổ. Quá trình mổ diễn tiến bình thường, thời gian mổ 45 phút, máu mất 300 ml. Sau mổ SP được theo dõi tại hậu phẫu 2 giờ và được chuyển về khoa theo dõi tiếp. Ngày 1 và ngày 2 hậu phẫu không sốt, sản dịch bình thường, tử cung co hồi tốt, vết mổ khô. Ngày 3 hậu phẫu, bệnh nhân sốt 38°C, bác sỹ khám ghi nhận mép vết mổ ửng đỏ góc trái, nề nhẹ, đau, được xử trí chăm sóc vết mổ tại chỗ, làm thêm xét nghiệm, kháng sinh theo kinh nghiệm. Kết quả xét nghiệm định lượng CRP hs: 127 mg/L.
Ngày 7 hậu phẫu xét nghiệm lại bình thường, lâm sàng có đáp ứng với điều trị
hiện tại, vết mổ khô được xuất viện ngày thứ 8. Tuần 2,3, 4 điện thoại thăm hỏi sản phụ ổn.
Trường hợp 2:
Sản phụ 38 tuổi, nghề nghiệp: giáo viên, PARA 2002 (một lần sinh thường và một lần sinh mổ đủ tháng), quá trình mang thai khỏe mạnh, khám thai đầy đủ. Sản phụ nhập viện vì thai đủ tháng và đau trằn dưới, được theo dõi tại phòng chờ đẻ 2 giờ và chỉ định mổ với lí do: Con lần 3 thai 38 tuần 3 ngày chuyển dạ/ vết mổ cũ đau, SP sau khi được sử dụng KSDP trước mổ.
Quá trình mổ diễn tiến bình thường, thời gian mổ 40 phút, máu mất 300 ml.
Ngày 1, ngày 2 hậu phẫu không sốt, sản dịch bình thường, tử cung co hồi tốt, vết mổ khô. Ngày 3 hậu phậu SP phát hiện đau, góc trái vết mổ sưng đỏ, cahry dịch, được xử trí chăm sóc vết mổ tại chỗ, làm thêm xét nghiệm, kháng sinh theo kinh nghiệm. Kết quả xét nghiệm định lượng CRP hs: 29,8 mg/L.
Ngày 8 hậu phẫu xét nghiệm lại bình thường, lâm sàng có đáp ứng với điều trị hiện tại, vết mổ khô được xuất viện ngày thứ 9. Tuần 2,3, 4 điện thoại thăm hỏi sản phụ ổn.
Trường hợp 3:
Sản phụ (SP) 29 tuổi, PARA: 2002 (một lần sinh thường và một lần sinh mổ đủ tháng), quá trình mang thai khỏe mạnh, khám thai đầy đủ, sản phụ nhập viện vì thai đủ tháng + đau bụng dưới và. Sau nhập viện 4 giờ, sản phụ được chỉ đinh mổ lấy thai với chẩn đoán: con lần 3 thai 39 tuần chuyển dạ/
vết mổ cũ. Sản phụ được dùng kháng sinh dự phòng trước mổ. Quá trình mổ diễn tiến bình thường, thời gian mổ 45 phút, máu mất 350 ml. Sau mổ SP được theo dõi tại hậu phẫu 2 giờ và được chuyển về khoa theo dõi tiếp. Ngày 1 hậu phẫu không sốt, sản dịch bình thường, tử cung co hồi tốt, vết mổ khô.
Ngày 2 hậu phẫu sốt 37,7 °C, sản dịch bình thường, tử cung co hồi tốt, vết mổ khô.Ngày 3 hậu phẫu, bệnh nhân không sốt, bác sỹ khám ghi nhận mép vết mổ ửng đỏ góc phải, nề nhẹ, đau, được xử trí chăm sóc vết mổ tại chỗ, làm thêm xét nghiệm, kháng sinh theo kinh nghiệm. Kết quả xét nghiệm định lượng CRP hs:89 mg/L. Ngày 6 hậu phẫu xét nghiệm lại bình thường, lâm
sàng có đáp ứng với điều trị hiện tại, vết mổ khô được xuất viện ngày thứ 7.
Tuần 2,3, 4 điện thoại thăm hỏi sản phụ ổn.
Bảng 3.18. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ
Đặc điểm sản khoa
Nhiễm khuẩn vết mổ p
Có Không
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Nhóm tuổi ≤35 1 0,6 162 99,4 0,002
> 35 2 9,5 19 90,5
BMI ≤25 0 0,0 31 16,8 0,432
> 25 3 1,6 150 81,5
Số lần sinh Lần 1 0 0,0 19 10,3 0,025
Lần 2 1 0,5 139 75,5
Trên 3 lần 2 1,1 23 12,5
Tiền sử mổ lấy thai
Lần đầu 0 0,0 29 15,8 0,450
Lần 2 trở lên 3 1,9 152 82,6
Tuổi thai <37 0 0,0 2 1,1 0,958
37 – 40 3 1,6 176 95,7
> 40 0 0,0 3 1,6
Thang điểm ASA
1 3 1,6 175 95,1 0,748
2 0 0,0 6 3,3
Thời gian vỡ ối
Còn 3 1,6 166 90,2 0,603
Vỡ <6 giờ 0 0,0 15 8,2
Thời gian mổ
≤30 0 0,0 2 1,1 0,933
31– 60 3 1,6 173 94,0
> 60 0 0,0 6 3,3
Nhận xét: Các yếu tố có liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ bao gồm nhóm tuổi và số lần sinh (p <0,05)