Công tác kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại cục dự trữ khu vực bắc thái (Trang 100 - 111)

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BẮC THÁI

3.1. Giới thiệu Cục Dữ trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái

3.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát

Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính là công cụ quan trọng nhằm đảm bảo cho công tác tài chính được đi vào nề nếp, ngăn ngừa những sai phạm, gian lận trong quản lý tài chính, qua đó thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước.

Trong những năm qua, Cục DTNN khu vực Bắc Thái đã thực hiện tốt công tác tự kiểm tra nội bộ. Đại diện Lãnh đạo Cục, Phòng Kế toán tài chính Cục, Ban Thanh tra nhân dân Cục đã thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính của các đơn vị trực thuộc theo đúng dự toán, đúng chế độ, định mức, đúng mục đích được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của Cục.

Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục được thực hiện thường xuyên và đột xuất cụ thể như sau:

- Kiểm tra, kiểm soát thường xuyên:

+ Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ thanh tra kiểm tra tất cả các hoạt động của Cục trong đó có thanh tra, kiểm tra nội bộ về tài chính khi có yêu cầu.

Hàng năm, trong báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trước Hội nghị cán bộ viên chức Cục đều có phần báo cáo công tác sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn NSNN, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của đơn vị được thực hiện tốt và theo đúng quy định hiện hành.

+ Hàng ngày, Kho bạc Nhà nước là nơi kiểm soát tất cả các hoạt động thu chi tài chính của Cục thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ của Cục.

+ Định kỳ hàng năm Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp kiểm tra và thẩm định phê duyệt quyết toán tài chính cho Cục.

- Kiểm tra, thanh tra đột xuất: Ngoài các hoạt động kiểm tra, thanh tra thường xuyên được thực hiện như trên, còn có các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất công tác quản lý tài chính trường như: Kiểm toán Nhà nước, thanh tra Bộ Tài chính và thanh tra thuế...

Bên cạnh đó hàng năm, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái thành lập Đoàn kiểm tra để thẩm tra, xét duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị cấp 3 thuộc Cục. Thành phần gồm Lãnh đạo phòng Kế toán tài chính, kế toán theo dõi vốn phí, kế toán theo dõi kinh phí hoạt động, chuyên viên kỹ thuật bảo quản theo dõi kinh phí báo quản, chuyên viên Thanh tra – kiểm tra theo dõi quy trình lựa chọn nhà thầu.

Các thành viên trong đoàn được phân công nhiệm vụ cụ thể theo các nội dung công việc:

- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu phục vụ công tác mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ;

- Kiểm tra quy trình mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia;

- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ và việc sử dụng, quyết toán phí mua, bán, nhập, xuất tại các chi cục theo định mức được phê duyệt;

- Kiểm tra hồ sơ công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia;

- Kiểm tra chứng từ và việc sử dụng, quyết toán phí bảo quản tại các chi cục theo định mức được phê duyệt;

Sau khi kết thúc công việc, Đoàn kiểm tra sẽ thông báo kết luận và yêu cầu các đơn vị lập báo cáo khắc phục kiểm tra. Do đó công tác quản lý tài chính từng bước được chấn chỉnh và đạt được những kết quả nhất định, đồng thời cũng hướng dẫn kịp thời các chế độ chính sách, cách hạch toán quyết toán nhằm khắc phục những sai sót trong quản lý tài chính cho các đơn vị thuộc Cục.

Trong những năm qua, công tác kế toán - tài chính của Cục cơ bản đã thực hiện tốt công tác kế toán của đơn vị ngân sách cấp II, triển khai công tác xây dựng dự toán và lập báo cáo tài chính hàng năm nộp Tổng Cục dự trữ Nhà nước đảm bảo thời gian theo quy định, đúng mẫu biểu báo cáo, công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách kịp thời, có sổ sách theo dõi chi tiết, đầy đủ đối với từng nguồn kinh phí. Công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước tại đơn vị hiệu quả, kinh tế, tuân thủ Pháp luật và các quy định trong quản lý tài chính.

Bảng 3.14. Tình hình thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại đơn vị theo kế hoạch hàng năm giai đoạn 2019-2022

Nội dung ĐVT Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

2020/2019 2021/2020 2022/2021 +/- % +/- % +/- % Cục kiểm

tra các đơn vị trực thuộc

Lượt 8 5 9 9 -3 -37,5 4 80 0 0

Các đơn vị

tự kiểm tra Lượt 8 8 9 9 0 0 1 12,5 0 0,00

Số sai phạm được phát hiện

Vụ 2 1 1 2 -1 -50 0 0 1 100,00

(Nguồn: Cục Dự trữ NN khu vực Bắc Thái)

Qua bảng 3.14 ta thấy, số lượt kiểm tra của Cục năm 2020 là 5 lượt giảm 3 lượt so với năm 2019 là do ành hưởng của dịch bệnh phải giãn cách xã hội do vậy các cuộc kiểm tra chỉ thực hiện lúc cuối năm, thời điểm dịch bệnh đã được kiểm soát phần nào. Số lượt tự kiểm tra của các đơn vị là 8 không tăng so với năm 20219, số sai phạm được phát hiện là 01 giảm 01 vụ so với năm 2019.

Số lượt kiểm tra năm 2021 là 9 lượt tăng 2 cuộc so với năm 2020 do dịch bệnh đã được kiểm soát Cục đẩy mạnh kiểm tra kiểm soát để chỉnh đốn lại công tác quản lý tài chính; Số lượt tự kiểm tra của đơn vị là 9 lượt, tăng 01 lượt so với năm 2020 do yêu cầu của Cục đơn vị có sai phạm trong năm 2020 tăng cường tự kiểm tra; Số sai phạm được phát hiện 01 (sai phạm trong việc thực hiện mua hàng nhập kho, thiếu một số chứng từ liên quan).

Năm 2022 số lượt kiểm tra của Cục là 9 không tăng so với năm 2021, số lượt tự kiểm tra của các đơn vị là 9 không tăng so với năm 2021, số vụ sai phạm là 01.

Hầu hết các sai phạm được phát hiện qua kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong giai đoạn này hầu hết đều là những sai phạm hành chính: như thiếu chứng từ, một số chứng từ không hợp lệ,.. Những sai phạm trên đã được đoàn kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Cục yêu cầu các cán bộ phụ trách khắc phục, báo cáo bằng văn bản giải trình về nguyên nhân và kết quả khắc phục các sai phạm.

* Kết quả điều tra về công tác quyết toán và báo cáo tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái.

Bảng 3.15 Tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quyết toán và báo cáo tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái

Tiêu chí đánh giá Điểm

đánh giá

Mức đánh giá 1. Công tác hạch toán, quyết toán hàng năm được thực hiện

nghiêm túc theo đúng chế độ, thời gian và quy định 3,90 Khá 2. Việc lập báo cáo, phân tích báo cáo tài chính của đơn vị

đáp ứng được yêu cầu quản lý 3,95 Khá

3. Đơn vị đã thực hiện tốt công tác tự kiểm tra tài chính 3,28 Trung bình 4. Công tác thẩm tra quyết toán đã chấn chỉnh kịp thời

những sai sót, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính 3,07 Trung bình (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Trong công quyết toán và báo cáo tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái, các tiêu chí Công tác hạch toán, quyết toán hàng năm được thực hiện nghiêm túc theo đúng chế độ, thời gian và quy định và tiêu chí Việc lập báo cáo, phân tích báo cáo tài chính của đơn vị đáp ứng được yêu cầu quản lý được đối tượng điều tra đánh giá “khá” cho thấy đối tượng điều tra đánh giá cao công tác hạch toán, quyết toán hàng năm và công tác lập báo cáo, phân tích báo cáo tài chính của đơn vị

Đối với tiêu chí Đơn vị đã thực hiện tốt công tác tự kiểm tra tài chính và tiêu chí Công tác thẩm tra quyết toán đã chấn chỉnh kịp thời những sai sót, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính đối tượng điều tra đánh giá ở mức trung bình. Đối tượng được điều tra cho rằng việc kiểm tra tài chính của Cục đôi khi còn mang tính hình thức, những sai sót trong được phát hiện trong quá trình thẩm tra quyết toán mặt dù đã được khắc phục nhưng chưa triệt để, một số sai sót mặc dù đã được chỉ ra nhưng vẫn còn tồn tại.

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái giai đoạn năm 2019 - 2022

3.3.1. Nhân tố khách quan

- Quan điểm của Đảng, và nhà nước: Dự trữ quốc gia là lĩnh vực kinh tế đặc thù được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm. Chiến lược phát triển Dự trữ quốc gia giai đoạn 2021 – 2030 đã được triển khai nghiêm túc trong toàn ngành Dự trữ Nhà nước, đúng pháp luật, bám sát các mục tiêu, định hướng của Nhà nước, Chính phủ, của ngành Tài chính. Kết quả thực hiện Chiến lược DTQG những năm qua đã cho thấy, lực lượng DTQG vừa là công cụ, vừa là tiềm lực tài chính của Nhà nước nhằm sẵn sàng, chủ động đáp ứng mục tiêu của DTQG quy định tại Luật DTQG về các nhiệm vụ đột xuất cấp bách được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Hệ thống chính sách, pháp luật về DTQG được hoàn thiện ở khung pháp lý cao nhất là Luật DTQG đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về DTQG.

- Hệ thống các văn bản pháp luật: ngày 25/12/2019 Chính phủ ban hành Quyết định 36/2019/QĐ-TTg quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2020.

Cục DTNN có nhiệm vụ trình Tổng cục DTNN để xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về: định hướng nguồn lực, chiến lược dự trữ của Cục; quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ của Cục; kế hoạch dự trữ của Cục 05 năm và hàng năm; chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý dự trữ quốc gia; Điều chỉnh danh mục hàng dự trữ, mức dự trữ từng loại hàng, tổng mức dự trữ của Cục trong từng thời kỳ và hàng năm; Bổ sung dự toán ngân sách chi dự trữ quốc gia trong năm, bổ sung kinh phí mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp không thu tiền, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật; Việc nhập, xuất, tiêu hủy, giảm vốn hàng dự trữ của Cục theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

Đồng thời, Cục DTNN có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về lĩnh vực dự trữ quốc gia sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia; Trực tiếp quản lý các mặt hàng dự trữ quốc gia thuộc danh mục được giao quản lý, thực hiện quản lý, bảo quản, nhập xuất, mua, bán luân phiên đổi hàng, bảo đảm an toàn, xử lý hao hụt, dôi thừa hàng DTQG được giao quản lý theo quy định.

Thực hiện xuất hàng DTQG để cứu trợ, cứu nạn, hỗ trợ, viện trợ quốc tế hoặc đáp ứng các yêu cầu đột xuất, cấp bách khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính…

Ngoài ra, Cục DTNN còn có nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hoạt động dự trữ quốc gia của các Chi cục quản lý, đơn vị bảo quản hàng dự trữ quốc gia; kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật dự trữ quốc gia; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng hệ thống kho, trụ sở, trang thiết bị kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiện bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ bảo quản, quản lý DTQG…

3.3.2. Nhân tố chủ quan

- Lĩnh vực hoạt động và chức năng nhiệm vụ được giao của cơ quan dự trữ nhà nước.

Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái được thành lập nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, phục vụ quốc phòng an ninh tại. Do vậy ngân sách nhà nước chi cho hoạt động dự trữ của Cục thực hiện theo các quy định của luật ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao. Do đó, quyền

tự chủ tài chính đối với các nguồn tài chính của Cục bị chi phối bởi Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, Nghị định 117/2013/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ chủ, tự chịu trách nhiệm, tô chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp, Thông tư 145/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013 của Bộ trường Bộ Tài chính hướng dẫn về kế hoạch dự trừ dự trữ quốc gia và ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia, Thông tư 1059/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013, Thông tư 1060/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013 của Bộ trường Bộ Tài chính quy định về định mức chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí bào quản hàng dự trữ quốc gia do Tông cục Dự trữ nhà nước trực tiếp quàn lý.

- Kiểm soát nội bộ trong Cục dự trữ Bắc Thái là một hệ thống bao gồm tất cả các quy định và các thủ tục kiểm soát khi thực hiện một nhiệm vụ kế toán tài chính, hệ thống này được Cục dự trữ hình thành và xây dựng áp dụng vào quản lý tài chính, bắt đầu từ việc quản lý nguồn thu và thực hiện các nhiệm vụ chi tài chính, với mục đích nhằm đảm bảo công tác quản lý tài chính của đơn vị, tuân thủ pháp luật và các quy định về quản lý, giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát việc thu chi tài chính. Hệ thống này có tác động phát hiện ngăn ngừa và xử lý những vi phạm về tài chính của Cục, đảm bảo công bằng, công khai minh bạch trong quản lý tài chính. Hệ thống kiểm soát của Cục hình thành và ngày càng hoàn thiện trong quá trình quản lý của đơn vị.

Hệ thống kiểm soát nội bộ của Cục bao gồm các nhân tố như: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm tra, kiểm soát của đơn vị. Trong đó môi trường kiểm soát được hình thành từ những nhận thức, ý thức, quan điểm, sự quan tâm của lãnh đạo Cục, của bộ phận làm công tác quản lý tài chính đối với hệ thống kiểm soát trong đơn vị. Trong đó sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị, của bộ phận làm công tác tài chính thể hiện ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong từng giai đoạn, từng khâu của quản lý tài chính.

Hệ thống quản lý là các quy định về công tác kế toán tài chính và các thủ tục kế toán, hệ thống các biểu mẫu mà đơn vị áp dụng để thực hiện các nghiệp vụ ghi chép kế toán và việc lập các báo cáo tài chính. Hệ thống kế toán mà trong đó việc thiết lập bộ máy làm công tác kế toán là yếu tố vô cùng quan trọng.

Thủ tục kiểm soát mà trong đó gồm các quy chể, quy trình và thủ tục do đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị. Việc áp dụng và duy trì thực hiện đúng các qui trình, thủ tục kế toán tài chính làm nên tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của một đơn vị.

Trong Cục Dự trữ nhà nước Bắc Thái đã xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hữu hiệu qua đó giúp cho công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả, chặt chẽ và bền vững. Nó đảm bảo cho công tác tài chính được đặt đúng vị trí, được quan tâm đúng mức, hệ thống kế toán được vận hành có hiệu quả, đúng chế độ quy định, các thủ tục kiểm tra, kiểm soát được thiết lập đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, giúp đơn vị phát hiện kịp thời mọi sai sót, ngăn chặn hữu hiệu hànhvi gian lận trong công tác tài chính.

+ Tổ chức bộ máy quản lý tài chính: Quản lý tài chính không thể tách rời các hoạt động của kế toán tài chính. Hạch toán kế toán là một công cụ đặc biệt, đắc lực phục vụ cho việc quản lý thông qua việc thu nhập và xử lý thông tin toàn diện và liên tục của nhà quản lý. Mặt khác việc nói đến quản lý là nói đến chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý tài chính của đơn vị. Một cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp, tinh gọn cùng với việc bố trí cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ tốt sẽ mang lại hiệu quả trong quản lý. Một bộ máy được tổ chức tốt thể hiện hoạt động nhịp nhàng, có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận liên quan trong hệ thống quản lý, trong hoạt động quản lý tài chính. Đó là các bộ phận có sự phối hợp trong việc thu thập, cung cấp và xử lý thông tin phục vụ cho việc quản lý.

Để thực hiện tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ quản lý tài chính, bộ máy quản lý tài chính phải được bố trí sắp xếp và thực hiện một cách khoa học và hợp lý.

+ Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ về công tác quản lý tài chính trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại cục dự trữ khu vực bắc thái (Trang 100 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)