Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng vào công tác quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại cục dự trữ khu vực bắc thái (Trang 130 - 136)

Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BẮC THÁI

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái

4.2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng vào công tác quản lý tài chính

Hiện nay, thực trạng ứng dụng CNTT tại tất cả các đơn vị trong Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái còn rất nhiều hạn chế như: hệ thống đường truyền kém, cấc trang thiết bị CNTT như máy tính, máy in còn thiếu, chưa kết nối với hạ tầng truyền thông thống nhất của Bộ Tài chính như các Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước quận, huyện theo mô hình thiết kế hiện nay.

Do vậy, để thực hiện tốt công tác quản lý tài chính trong thời gian tới thì Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái cần phải:

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa trong QLTC là giải pháp nhằm hoàn thiện QLTC tại Cục. Khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là tin học phát triển mạnh mẽ đã có tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực và hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Do vậy việc quản lý nói chung và QLTC nói riêng cũng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi có sự đầu tư lớn hơn cả về trí tuệ của con người và sự hiện đại của máy móc thiết bị. Đi đôi với việc trang bị máy móc, thiết bị tin học phục vụ quản lý cần có kế hoạch đào tạo trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán tài chính và cán bộ QLTC.

Trong điều kiện hiện nay, rất thuận lợi cho việc tiếp xúc và ứng dựng các thành tựu của công nghệ thông tin và tin học hóa. Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ Cục về cơ bản biết sử dụng máy tính và các phần mềm có sẵn phục vụ cho công việc tác nghiệp thường xuyên. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa trong QLTC còn chưa tương xứng với tiềm lực hiện có cả về đội ngũ và cơ sở vật chất của Cục. Ứng dụng tin học hóa trong quản lý cũng là nội dưng quan trọng trong chương trình cải cách nền hành chính công và nền hành chính Nhà nước.

Mặt khác, Cục cần tập trung khai thác hiệu quả hơn hệ thống mạng Internet - Intranet có sẵn để phục vụ cho công tác quản lý. Tăng cường ứng dụng các phần mềm trong QLTC, đồng thời có chương trình tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ QLTC về công nghệ thông tin, ứng dụng tin học và các phần mềm ứng dụng trực tiếp cho QLTC: các phần mềm kế toán IMAS, phần mềm quản lý tài sản công, phần mềm tính lương,...

Hiện đại hóa quá trình chi: Công nghệ thông tin là công cụ, phương tiện để thực hiện hiện đại hóa quá trình chi. Hiện đại hóa quá trình chi bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kê khai, tính toán các nghiệp vụ kế

toán, các dịch vụ kinh tế, từ đó thực hiện chuyển tiền và chi trả qua mạng, đây cũng là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Hiện nay, Cục đã thực hiện một phần của công tác chi không dùng tiền mặt, chi trả lương qua thẻ ATM cho cán bộ cán bộ, công chức và người lao động. Để hiện đại hóa quá trình chi, Cục cần tăng cường thêm cơ sở vật chất, cần đầu tư mua sắm trang thiết bị, trong đó cần trang bị hệ thống máy tính có nối mạng.

Để thực hiện tốt việc hiện đại hóa quá trình thu, hiện đại hóa quá trình chi cần phải trang bị hệ thống máy tính và đồng thời thực hiện kết nối mạng giữa Cục với các đơn vị bên ngoài. Đặc biệt, cần tổ chức đào tạo, tập huấn trang bị kiến thức công nghệ thông tin cho toàn thể cán bộ, chủ yếu tập trung tấp huấn chuyên sâu cho đội ngũ làm công tác kế toán. Tập huấn và chuyển giao các phần mềm kế toán đối với đội ngũ kế toán viên của đơn vị.

- Khẩn trương xây dựng Đề án: “Hiện đại hóa hệ thống thông tin của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái đến năm 2025” để trình Tổng cục Dự trữ Nhà nước xem xét, phê duyệt làm căn cứ thực hiện đầu tư, hiện đại hóa ứng dụng CNTT trong toàn hệ thống mang tính tổng thể. Từ đó khắc phục được một số hạn chế nêu trên giúp cho công tác quản lý nói chung, công tác quản lý tài chính nói riêng được thuận lợi (việc trao đổi dữ liệu, báo cáo từ cấp cơ sở lên cấp trên được nhanh chóng, chính xác, kịp thời qua hạ tầng truyền thông).

- Kiến nghị với Tổng cục Dự trữ Nhà nước đầu tư trang bị cho các bộ phận làm công tác quản lý tài chính tại tất cả các đơn vị hệ thống máy tính đồng bộ, có cài đặt phần mềm kế toán để thực hiện chế độ kế toán máy. Thông qua đó, có thể thực hiện đăng ký chữ ký điện tử và nộp báo cáo quyết toán qua mạng giống như hệ thống nộp báo báo quyết toán của Tổng cục Thuế đã triển khai để giảm các chi phí trung gian cũng như thời gian lập và nộp báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm. Đồng thời, khi được phân quyền quản lý cán bộ làm công

tác quản lý tài chính có thể kiểm tra báo cáo quyết toán tại bất kỳ thời điểm nào.

4.3. Một số kiến nghị

* Đối với Bộ Tài chính:

- Đề nghị Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội, hàng năm giao trực tiếp ngân sách chi cho dự trữ quốc gia từ đầu năm để Tổng cục cũng như các Cục DTNN khu vực chủ động hơn trong lập kế hoạch và thực hiện các mục tiêu dự trữ quốc gia hàng năm.

- Để đảm bảo quyền chủ động, đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong quản lý, sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Bộ Tài chính sớm nghiên cứu giao thêm quyền tự chủ cho Tổng cục DTNN nói chung và các Cục DTNN khu vực nói riêng.

+ Việc xây dựng, thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ: Đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh, bổ sung nội dung và định mức chi hoặc khoán chi cho Tổng cục, Cục. Ngoài các nội dung chi bắt buộc phải thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nước như tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi khác như chi các đoàn đi công tác nước ngoài; trang bị và sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động... Đối với các nội dung chi chưa có quy định của Nhà nước, Thủ trưởng đơn vị được phép quy định các mức chi phù hợp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và trên cơ sở kinh phí tự chủ được giao. Bên cạnh đó, để giảm khối lượng công việc, giảm thủ tục hành chính không cần thiết, có thể xây dựng phương án khoán và thực hiện khoán đối với các nội dung chi thường xuyên của đơn vị, kể cả khoán quỹ tiền lương cho từng bộ phận trong cơ quan. Đối với kinh phí tiêt kiệm được: Thủ trưởng đơn vị được quyết định các nội dung chi, trong đó không hạn chế mức chi bồ sung thu nhập cho CBCC. Đối với kinh phí tiết kiệm chưa sử dụng hết, được trích toàn bộ vào các quỹ của đơn vị.

+ Đối với phí cứu trợ: Là nhiệm vụ phát sinh đột xuất, đề nghị Bộ đặc biệt quan tâm, giao bổ sung dự toán kịp thời cho Tổng cục để Tổng cục giao về cho các Cục, tạo điều kiện cho các Cục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Giao quyền cho Tổng Cục dự trữ nhà nước thẩm định dự toán phí cứu trợ và quyết định mức chi phí tối đa xuất hàng cứu trợ nhằm giảm thời gian thẩm định, phê duyệt dự toán (giảm công đoạn phải trình qua nhiều cấp), từ đó, giao dự toán phí cứu trợ kịp thời giúp các Cục Dự trữ khu vực chủ động kinh phí, thực hiện nhiệm vụ được giao kịp thời, hạch toán kế toán và quyết toán chi phí thuận lợi, dễ dàng, nâng cao tỷ lệ quyết toán chi NSNN hàng năm.

* Đối với Tổng cục Dự trữ nhà nước

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng định biên tại các Cục, ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ kịp thời thuộc lĩnh vực dự trữ.

- Đẩy mạnh việc khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính cho các Chi Cục trực thuộc. Tạo quyền chủ động cho các Cục sử dụng ngân sách hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nhân sách, nhằm mục đích tiết kiệm và tăng thu nhập cho người lao động trong đơn vị.

- Để phương thức cấp phát NSNN theo dự toán đạt được hiệu quả thì kèm theo đó là chất lượng dự toán phải được nâng cao. Như việc nâng cao nhận thức của các đơn vị sử dụng ngân sách; các cơ quan thẩm tra dự toán; xây dựng tiêu chuẩn định mức chi, phân bổ dự toán; cần gắn dự toán NSNN với các chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, kế hoạch tài chính trung và dài hạn, chính sách phát triển xã hội.

- Phê duyệt Quy chế quản lý hành chính và chi tiêu nội bộ chi tiết kèm theo các quy định về chế độ họp, hội nghị, hội thảo; quy định về quản lý và sử dụng ôtô; quy định về thực hành tiết kiệm điện, quy định về bảo vệ cơ quan, định mức phân bổ và sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại đối với từng phòng, ban, quy chế đi công tác và thanh toán tiền công tác phí,..

Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngẳn hạn, dài hạn đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài chính tại Cục và các Chi Cục, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát công tác tài chính, kế toán...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại cục dự trữ khu vực bắc thái (Trang 130 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)