1.2.1. Nghiên cứu trên Thế giới
Ngay từ thế kỷ XIX, trong các Y văn Thế giới đã có những ghi chép mô tả về vàng da [24]. Kể từ đó đã có rất nhiều tài liệu chuyên sâu hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của y học các phương pháp điều trị vàng da cũng ngày một được cải tiến.
Theo Kenneth (1956), tỉ lệ vàng da tăng bilirubin máu là 2,5%. Tỉ lệ tổn thương não do tăng bilirubin tỉ lệ thuận với nồng độ bilirubin máu tăng.
Khuyến cáo nên chiếu đèn sớm hơn 6 giờ khi có dấu hiệu vàng da và có bất đồng nhóm máu ABO giữa mẹ và con [29,30].
Năm 1957, Bệnh viện Rochford General, Essex tại Anh, tác giả Cremer và Cs đã quan sát thấy những tác dụng có lợi của ánh sáng trên vàng da sơ sinh và bắt đầu sử dụng ánh sáng nhân tạo để điều trị vàng da sơ sinh [19].
Năm 1967, Obes Polleri bắt đầu áp dụng phương pháp chiếu đèn ở Nam Mỹ [24]. Từ năm 1968, tại Hoa Kỳ trong công trình nghiên cứu do Lucci lãnh đạo có các công trình nghiên cứu ở mức độ hàn lâm về toàn bộ vấn đề này. Kể từ
đèn điều trị trẻ vàng da tăng bilirubin GT ở trẻ sơ sinh. Nhiều hội thảo quốc tế về chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh được tổ chức khắp nơi trên thế giới. Năm 1990, tại Anh, William J Cashore đã nghiên cứu đánh giá về ngộ độc não của bilirrubin [22]. Việc sử dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị vàng da tăng bilirubin GT đã được triển khai rộng rãi và mang lại hiệu quả tốt, góp phần làm giảm tỉ lệ thay máu hoặc biến chứng nặng do vàng da tăng bilirubin GT.
Ngày nay, ngoài các phương pháp điều trị vàng da tăng bilirubin chính các tác giả còn nghiên cứu tìm cách quản lý, tiếp cận và phát hiện sớm vàng da để can thiệp như: A. Hobbs (2009), nghiên cứu xu hướng nhập viện và quản lý vàng da ở Mỹ [28], A Amirshaghi (2008) đã nghiên cứu hiểu biết, kiến thức thực hành vàng da sơ sinh ở Iran [18]. A. D. Chowdhury, D. B.
Shortland, M. Hussey (2008), nghiên cứu sự hiểu biết vàng da sơ sinh để quản lý, tiếp cận phát hiện sớm ở Anh [24].
Như vậy cho thấy điều trị vàng da tăng bilirubin GT cơ bản là chiếu đèn và đã được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Xu hướng điều trị ngày nay đi sâu vào quản lý, tiếp cận, nâng cao kiến thức cho bà mẹ và cộng đồng, tăng cường theo dõi trẻ sau sinh, chẩn đoán và điều trị sớm vàng da tăng bilirubin GT trẻ sơ sinh để hạn chế tối đa thay máu và biến chứng vàng nhân não, xu hướng cải tiến chất lượng đèn chiếu và điều trị hỗ trợ nhằm làm giảm nhanh nồng độ bilirubin máu.
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Năm 1969 – 1978, theo thống kê về tình hình bệnh tật tại Hà Nội trong 10 năm của Khoa Sơ sinh Viện Bảo vệ Sức khỏe Trẻ em, tác giả Tô Thanh Hương cho thấy vàng da tăng bilirubin GT ở trẻ sơ sinh là khá phổ biến, chiếm 18,1% trường hợp trẻ nhập viện [8]. Phương pháp điều trị vàng da sơ sinh phổ biến lúc bấy giờ là chiếu đèn kết hợp uống Gardenan, truyền plasma, ít khi phải thay máu [11].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị vàng da tăng bilirubin GT bệnh lý cho trẻ sơ sinh được tiến hành như: Năm 1976, Tạ Thị Ánh Hoa và Cs nghiên cứu về áp dụng điều trị vàng da tăng bilirubin GT ở trẻ sơ sinh bằng chiếu đèn và thay máu [6]. Cùng năm
vàng da tăng bilirubin GT ở trẻ đẻ non cho thấy kết quả tốt làm giảm hẳn tỉ lệ thay máu [7]. Năm 1980, Nguyễn Thị Kiểm và Phạm Thanh Mai đã sử dụng phối hợp Phenolbarbital với chiếu đèn để điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh và mang lại hiệu quả rõ rệt [10].
Năm 2001, Ngô Minh Xuân đã nghiên cứu hiệu quả của hệ thống đèn tự tạo tại Bệnh viện Từ Dũ cho kết quả rất khả quan. Nghiên cứu khác của Ngô Minh Xuân về phân cấp chẩn đoán và điều trị vàng da sơ sinh do tăng bilirubin GT cho thấy sử dụng ánh sáng xanh là có hiệu quả nhất trong chiếu đèn để điều trị [15].
Năm 2002, Trần Liên Anh nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và bước đầu đánh giá kết quả thay máu cho trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin GT trong máu [1]. Năm 2003, Phạm Đỗ Ngọc Diệp nghiên cứu hiệu quả điều trị vàng da tăng bilirubin GT ở trẻ sơ sinh bằng đèn Halogen tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Saint-Paul Hà Nội cho thấy hiệu quả của đèn này là 88.7% [2].
Đặng Thị Hải Vân (2003) cũng đã nghiên cứu nhận xét tình hình vàng da sinh tại Bệnh viện Saint – Paul [14].
Năm 2007, theo nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung tại bệnh viện Nhi Trung ương vàng da tăng bilirubin GT chiếm 21,26% tổng số sơ sinh nhập viện điều trị [3]. Năm 2008, Bùi Thị Thùy Dương nghiên cứu về hiệu quả điều trị vàng da tăng bilirubin GT bằng đèn Rạng đông ánh sáng xanh ở trẻ sơ sinh đủ tháng tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy tỉ lệ chiếu đèn thành công là 100% [4]. Năm 2009, Đào Minh Tuyết so sánh hiệu quả điều trị vàng da tăng bilirubin GT bằng đèn LED và đèn Rạng đông cho thấy đèn LED có hiệu quả điều trị tốt hơn [5].
Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy hiệu quả cao của liệu pháp ánh sáng trong điều trị vàng da tăng bilirubin GT, góp phần giảm đáng kể tỉ lệ thay máu ở trẻ sơ sinh và tỉ lệ tử vong cũng như biến chứng của vàng da nhân. Hiện nay, tại Đơn nguyên Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đang áp dụng phương pháp chiếu đèn điều trị trẻ sơ sinh vàng da. Tuy nhiên, chưa có một đánh giá toàn diện nào về kết quả của phương pháp này cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị tại đây.