Kết quả điều trị và tác dụng phụ

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại bệnh viện sản nhi bắc ninh năm 2017 (Trang 44 - 47)

Trong tổng số 150 bệnh nhân có chẩn đoán vàng da tăng bilirubin GT bệnh lý được điều trị bằng phương pháp chiếu đèn có 94% trường hợp cho kết quả tốt (khỏi, ra viện), đây là tỉ lệ khá cao. Tỉ lệ này cũng tương xứng với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Tỷ lệ thành công trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hoài (2007) tại BVĐKTƯTN là 91% [9], của Đào Minh Tuyết (2009) là 87,8% [5].

Hiện tại bệnh viện chưa áp dụng kỹ thuật thay máu. Những trường hợp tử vong, diễn biến nặng phải chuyển tuyến trên điều trị (9 trẻ) đều do nguyên nhân khác mà không phải do biến chứng vàng da.

Tần suất xuất hiện tác dụng phụ ở trẻ trong khi chiếu đèn chiếm tỉ lệ là 10%. Con số này thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Thuỳ Dương là 15% [4] và nghiên cứu của Đào Minh Tuyết (2009) là 13,6% [5]. Trong đó, trẻ mất nước chiếm 3,33%, mẩn đỏ da và tiêu chảy tương đương nhau 2,67%

và sốt 1,33%. Tác dụng phụ mất nước có thể do trẻ chăm sóc trong lồng ấp

hơi nước trong khi chiếu đèn. Mẩn đỏ da là dấu hiệu nhẹ và thường khỏi khi được chăm sóc da và sau ngừng chiếu đèn, nhưng đó cũng là vấn đề cần được quan tâm khi chiếu đèn. Cũng có một tỉ lệ nhỏ trẻ bị tiêu chảy, có lẽ do trẻ có bệnh nhiễm trùng kèm theo dùng kháng sinh.

Một số tác giả cũng cho thấy tác dụng phụ của chiếu đèn thường thấp và thoáng qua [3,13,18]. Nghiên cứu kết quả không phát hiện trường hợp nào tổn thương giác mạc trong chiếu đèn. Do trẻ trước khi chiếu đèn luôn được lưu ý bịt băng mắt đen. Theo một số tác giả nước ngoài cho thấy da màu đồng là tác dụng phụ hay gặp trong chiếu đèn ở trẻ non tháng, vàng da nặng kéo dài, tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp trường hợp nào.

4.3. Một số yếu tố liên quan đến thời gian chiếu đèn trung bình

Bất đồng nhóm máu mẹ - con

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm có bất đồng nhóm máu TGCĐTB cao hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hoài (2007) TGCĐTB ở nhóm bất đồng cao hơn nhóm không bất đồng (3,6  1,7 ngày so với 3,3  1,5 ngày) [9]. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác trên Thế giới và trong nước khác[6,33,37].

Tuổi thai

Trẻ đẻ thiếu tháng có TGCĐTB dài hơn trẻ đẻ đủ tháng, nguyên nhân do trẻ đẻ non có nhiều nguy cơ dẫn đến việc gia tăng nồng độ bilirubin máu như tình trạng suy hô hấp, toan máu, nhiễm khuẩn,...nên thời gian chiếu đèn thường được kéo dài hơn. Đôi khi TGCĐTB ở trẻ đẻ non thường kéo dài hơn trẻ đẻ đủ tháng do chiếu đèn mang tính dự phòng.

Một số tác giả cho rằng thời gian chiếu đèn vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh non tháng thường kéo dài hơn so với trẻ đủ tháng, bởi lẽ chức năng chuyển hoá bilirubin tại gan kém hơn trẻ đủ tháng, khả năng đào thải phân su chậm hơn, hấp thu sữa và chức năng tiêu hoá kém hơn do đó quá trình tái hấp thụ bilirubin tại ruột tăng hơn so với trẻ đủ tháng [8,10].

Nhóm trẻ vàng da đơn thuần và nhóm trẻ có bệnh kèm theo

Kết quả của chúng tôi cho thấy, TGCĐTB ở trẻ vàng da các bệnh lý kèm theo là 5,392,94 ngày, dài hơn những trẻ không có bệnh kèm theo

nhiễm khuẩn kèm theo thường gặp ở trẻ non tháng. Điều này cũng lý giải được vì sao TGCĐTB ở nhóm trẻ có bệnh kèm theo lại kéo dài hơn nhóm còn lại. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Nghiên cứu của một số tác giả như Khu Thị Khánh Dung, Trần Liên Anh, Nguyễn Thị Thu Hoài, Đào Minh Tuyết cho thấy nhiễm khuẩn làm kéo dài thời gian điều trị [1,3,5,9]. Có lẽ tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân làm tăng quá trình giáng hóa hồng cầu giải phóng bilirubin GT và làm chậm quá trình chuyển hóa bilirubin nên thời gian điều trị kéo dài hơn.

Cân nặng

Cân nặng sau sinh của trẻ có ảnh hưởng tới TGCĐTB. Thời gian cao nhất ở nhóm trẻ có cân nặng < 1500 gram (10,75 ± 7,14) đến nhóm trẻ cân nặng 1500 – 2500 gram (5,492,55) rồi đến nhóm trẻ ≥ 2500 (4,201,97).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như công bố của một số tác giả, với trẻ cân nặng thấp, đặc biệt kèm đẻ non thì thời gian chiếu đèn kéo dài hơn. Trẻ đẻ non, cân nặng thấp không chỉ điều trị vàng da kéo dài hơn mà điều trị các bệnh kèm theo cũng khó khăn hơn [5,19,24,33].

Nồng độ bilirubin ban đầu của trẻ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ bilirubin máu càng cao thì TGCĐTB càng dài. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của Khu Thị Khánh Dung (2005) và của Đào Minh Tuyết (2009) [5].

Nghiên cứu của một số số tác giả khác cũng cho kết quả tương tự [31]. Việc phát hiện sớm vàng da tăng bilirubin GT trẻ sơ sinh khi nồng độ bilirubin máu còn ở mức thấp hơn thì kết quả điều trị chiếu đèn càng hiệu quả hơn [3,5].

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại bệnh viện sản nhi bắc ninh năm 2017 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)