Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện đạt 25,8% thu nhập bình quân đầu người ước đạt 46 triệu/người/năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14.078,3 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 125 tỷ đồng, đạt 181,2% dự toán tỉnh giao, bằng 174,5% dự toán HĐND huyện giao, tăng 48,4%

so với cùng kỳ năm 2016; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản ước đạt gần 2.042,5 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho gần 3.300 lao động; 03 xã đặt chuẩn NTM đúng theo kế hoạch và hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển quân.... đó là chuyển biến tích cực, năm sau tăng cao hơn năm trước, đáp ứng được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch thành phố giao [10].

Sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những chuyển biến tích cực. Những năm qua huyện đã thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, cụ thể như: Mô hình trồng rừng, trồng chè và mô hình chăn nuôi... thu nhập từ 30 triệu đến 50 triệu đồng/ha/năm đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dù có tăng nhưng quy mô nhỏ, trình độ công nghệ chưa cao nên khả năng cạnh tranh hạn chế. Hoạt động thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp. Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thụ động, chưa có định hướng cụ thể.

* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

- Dân số: Năm 2019 dân số của huyện Phú Bình là 146.086 người, mật độ dân số là 586 người/Km2.

- Lao động: Năm 2019, số lao động có việc làm mới ước đạt 3.300 lao động, đạt 220% kế hoạch tỉnh giao, 104,9% kế hoạch HĐND huyện giao (Trong đó đưa người đi lao động ở nước ngoài có thời hạn là 132 người, đạt 110,9% kế hoạch huyện giao, tăng 1,5% so với cùng kỳ).

- Thu Nhập: Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 46 triệu/người/ năm.

* Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục:

a) Giao thông

Trên địa bàn huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang). Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (5 km ĐT261; 9,9 km ĐT266; 5,5 km ĐT261C; 14,7 km ĐT269B). Hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.

b) Thuỷ lợi

Số liệu thống kê đất đai năm 2019, Đất thuỷ lợi huyện Phú Bình có diện tích là 320,62 ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên của huyện và đất sông suối mặt nước có diện tích 911,7 ha, chiếm 3,7% diện tích tự nhiên của huyện.

Địa phận Phú Bình có 29 km sông Cầu chảy qua, là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho Phú Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sông Cầu còn là đường giao thông thủy quan trọng. Nhưng những năm gần đây do tình trạng khai thác cát sỏi không được qui hoạch và quản lý tốt nên nhiều đoạn bị đào bới nham nhở, gây cản trở cho giao thông đường thủy.

Phú Bình còn có một hệ thống kênh đào có chiều dài 33 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Kênh đào chảy quan địa phận huyện từ xã Đồng Liên, qua xã Bảo Lý, Hương Sơn, Tân Đức rồi chảy về địa phận tỉnh Bắc Giang. Hệ thống kênh đào cung cấp nước tưới cho các xã nó đi qua. Ngoài ra Phú Bình còn có hệ

thống suối và hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

c) Thông tin liên lạc

Những năm qua ngành bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đến nay 100%

các cơ quan, công sở, trường học, đã lắp điện, huyện có một điểm bưu điện văn hoá tại trung tâm huyện và hệ thống các máy điện thoại đảm bảo tốt cho công tác thông tin liên lạc. Việc thông tin liên lạc đảm bảo nhanh, kịp thời, chính xác đã góp phần tích cực trong điều hành sản xuất, kinh doanh của nhân dân.

d) Hệ thống điện

Toàn huyện có tổng số trạm biến áp phân phối đang vận hành: 222 trạm với công suất: 123.980 KVA và 02 TBA Trung Gian Phú Bình 3MBA = 10.500 kVA đảm bảo an toàn cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất cho các hộ trong huyện.

e) Về giáo dục và đào tạo

Diện tích đất cơ sở Giáo dục - đào tạo huyện Phú Bình là 49,93 ha chiếm 0,21% đất tự nhiên của huyện.

Về cơ sở vật chất của nhà trường trong năm học vừa qua được quan tâm, củng cố cơ sở vật chất từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 21 trường mầm non, 21 trường tiểu học, 20 trường Trung học cơ sở và 04 trường Trung học phổ thông.

f) Về y tế

- Thực hiện tốt công tác Bảo vệ CSSK Bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình.

- Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành thường xuyên.

Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

Tiếp tục thực hiện các chính sách về dân số, KHHGĐ phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm sinh và ngăn ngừa mất cân bằng giới tính. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dân số gắn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

Thực hiện tốt chương trình y tế Quốc gia, hoàn thành tốt các chỉ tiêu về công tác khám chữa bệnh ban đầu. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đảm bảo có cán bộ y tế trực 24/24giờ, công khai đơn giá thuốc, làm tốt công tác tiêm chủng mở rộng.

g) Cơ sở vật chất văn hóa

Đất dành cho hoạt động văn hoá 52,8ha, đến hết năm 2019 tổng số nhà văn hoá trên toàn huyện là 331 nhà văn hoá. Các nhà văn hoá xã đã đạt chuẩn, có khu thể thao huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)