CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.2. Điều kiện về đất đai của nhóm hộ
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và không thể thay thế. Kết quả thống kê cho thấy đất của hộ bao hàm đất ruộng (chủ yếu trồng lúa), đất trồng cây hàng năm, đất ao vườn, đất trồng cây lâu năm và đất ở. Trong đó, ngoài đất ở thì các diện tích đất dùng cho canh tác nông nghiệp bình quân của hộ đạt từ 0,5 ha đến 1ha, đây là điều kiện tốt cho hộ dân phát triển kinh tế gia đình. Điều tra về tình hình đất đai của các nhóm hộ cho thấy, hiện nay ở huyện Phú Bình hộ có diện tích đất canh tác lớn hơn thì có điều kiện kinh tế tốt hơn các hộ còn lại, điều này cho thấy vai trò rất lớn của nông nghiệp trong kinh tế hộ gia đình ở huyện Phú Bình.
Qua bảng 3.3. cho thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt ở 3 xã nghiên cứu, xã Đào Xá (732,1 ha), xã Nga My (920,8 ha), xã Kha Sơn (767 ha), sau đất nông nghiệp là các loại đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất chuyên dùng và đất ở. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân, nhất là các hộ nghèo tại địa phương có thể phát triển kinh tế theo nhiều hướng khác nhau.
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất phân theo các loại đất tại các xã/thị trấn Đơn vị tính: ha
TT Xã/Thị trấn
Đất sản xuất nông
nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất chuyên
dùng
Đất ở Tổng
1 Thị trấn Hương Sơn 695,4 111,7 44,0 88,5 66,2 1.030,2
2 Xã Bàn Đạt 820,4 688,4 19,5 123,4 38,8 1.740,2
3 Xã Tân Khánh 1.123,2 627,4 41,6 148,0 60,9 2.094,5
4 Xã Tân Kim 1.155,8 756,8 30,7 103,2 63,9 2.189,0
5 Xã Tân Thành 862,1 1.738,1 16,2 94,9 42,3 2.856,1
6 Xã Đào Xá 732,1 29,4 10,9 72,9 39,9 958,6
7 Xã Bảo Lý 836,9 301,2 17,6 134,1 47,8 1.411,7
8 Xã Thượng Đình 860,8 57,6 10,2 114,8 56,3 1.193,8
9 Xã Tân Hòa 1.032,5 711,1 37,6 88,5 74,6 2.039,9
10 Xã Nhã Lộng 402,7 0,0 10,6 33,8 64,8 599,7
11 Xã Điềm Thụy 797,3 168,7 9,7 195,8 86,0 1.290,4
12 Xã Xuân Phương 535,8 33,9 21,8 64,9 62,9 775,3
13 Xã Tân Đức 750,2 79,7 41,5 68,6 78,7 1.066,7
14 Xã Úc Kỳ 445,1 24,8 2,3 32,4 34,1 582,9
15 Xã Lương Phú 350,1 12,3 10,2 47,5 33,9 462,5
16 Xã Nga My 920,8 67,4 7,3 105,4 76,0 1.242,4
17 Xã Kha Sơn 767,0 63,1 30,8 86,1 57,3 1.021,7
18 Xã Thanh Ninh 380,0 5,3 13,0 44,8 38,3 493,7
19 Xã Dương Thành 588,4 48,8 11,8 55,2 47,9 58,0
20 Xã Hà Châu 385,9 0,0 10,7 45,8 36,7 529,8
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình 2019)
Bảng 3.4. Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra (Tính bình quân/hộ)
Phân loại hộ kinh tế
Đất ruộng Đất trồng cây hàng năm
Đất vườn, ao, chuồng
Đất trồng cây
lâu năm Đất ở Số
hộ DT (m2) Số
hộ DT (m2) Số
hộ DT (m2) Số hộ
DT (m2)
Số
hộ DT (m2) Khá 35 30.826,25 50 19.461,5 40 2.600 50 47.525 50 16.650 Trung bình 64 34.201,6 70 14.966 60 3.030 70 49.105 70 17.710
Cận nghèo 8 7.256 8 5.504 6 660 8 7.600 8 1.856
Nghèo 22 19.969,4 12 8.257,56 18 1.890 20 21.000 22 5.104
(Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Qua bảng 3.4 cho thấy, nhóm hộ khá đều có đất ở, đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm (chiếm 100% số hộ điều tra), đất ruộng thì chỉ có 35/50 hộ khá có (chiếm 70%), đất vườn ao chuồng có 40/50 hộ có (chiếm 80%).
Nhóm hộ trung bình cũng tương tự nhóm hộ khá, đều có đất ở, đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm (chiếm 100%), trong khi đó đất ruộng và đất vườn ao chuồng thì một số hộ trung bình không có (chiếm khoảng 8 -15%).
Ngược lại, nhóm hộ nghèo và cận nghèo thì 100% có đất ở và đất ruộng.
Những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo cũng đã giảm và tỷ lệ hộ khá tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống và tạo thu nhập tốt hơn cho gia đình, thì trong thời gian tới ngành nông nghiệp huyện cần có hoạt động tốt hơn trong việc tìm giải pháp lựa chọn giống mới, tuyên truyền cho người dân đầu tư phân bón theo kỹ thuật chăm bón mới nhằm tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cần được tạo điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Ngoài diện tích trồng lúa thì các hộ chủ yếu tập trung vào trồng ngô, khoai lang, rau cải và các loại cây đậu cô ve, sắn, rau bắp cải, cà chua, mía, lạc, đậu
tương. Nhờ sự đa dạng hóa cây trồng đã giúp cho hệ số sử dụng đất của hộ tương đối cao. Tuy nhiên xu hướng trồng sắn của các hộ lại giảm do cây sắn không đem lại giá trị kinh tế cao hơn các các cây màu khác, đối với cây rau cải chỉ cần 25-30 ngày là thu được một lứa rau, mặc dù chi phí và kỹ thuật trồng sắn thấp hơn các cây trồng khác. Điều này được chứng minh qua số liệu thống kê cho thấy các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn thường có diện tích trồng sắn cao hơn so với các hộ có điều kiện kinh tế khá. Trong khi các hộ khá diện tích trồng lúa, ngô, lạc, đậu tương cao hơn so với các hộ nghèo và cận nghèo. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.5 và bảng 3.6.
Bảng 3.5. Số hộ trồng và diện tích cây trồng của nhóm hộ điều tra Phân loại
hộ kinh tế
Lúa nước Ngô Khoai lang Sắn
Số hộ DT
(m2) Số hộ DT (m2)
Số hộ
DT
(m2) Số hộ DT (m2)
Khá 35 25.200 30 10.800 21 7.560 15 10.800
Trung bình 49 45.325 52 27.040 51 18.360 45 32.400
Cận nghèo 8 7.760 7 3.640 8 2.880 8 5.760
Nghèo 20 19.400 20 10.400 20 7.200 18 12.960
TB 24.421 12.970 9.000 15.480
(Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Qua bảng 3.5 cho thấy, Số hộ khá và số hộ trung bình tập trung trồng nhiều lúa và ngô hơn khoai lang và sắn, số hộ khá trồng khoai lang chỉ chiếm 21/50 hộ điều tra và 15/50 hộ khá trồng sắn, trong khi đó hầu hết các hộ nghèo và cận nghèo trồng cả ngô, khoai lang, sắn và lúa (chiếm gần 100%). Cây sắn mặc dù không mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng do đầu tư chi phí thấp do đó các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn nghiên cứu vẫn lựa chọn để trồng loại cây này.
Bảng 3.6. Số hộ trồng và diện tích cây trồng của nhóm hộ điều tra Phân loại
hộ kinh tế
Mía Rau các loại Lạc Đậu tương
Số hộ DT (m2)
Số hộ
DT (m2)
Số hộ
DT
(m2) Số hộ DT (m2)
Khá 19 13.680 43 15.480 36 12.960 31 7.750
Trung bình 35 25.200 64 23.040 59 21.240 55 13.750
Cận nghèo 4 2.880 8 2.880 8 2.880 8 2.000
Nghèo 5 3.600 21 7.560 17 6.120 15 3.750
TB 11.340 12.240 10.800 6.813
(Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Qua bảng 3.6 cho thấy, nhóm hộ trung bình trồng các loại mía, rau, lạc và đậu tương nhiều hơn số hộ khá, 8/8 hộ cận nghèo (chiếm 100%) trồng rau các loại, lạc và đậu tương, số hộ nghèo và cận nghèo trồng mía chiếm tỷ lệ ít hơn so với nhóm hộ khá và trung bình. Phần lớn hộ khá và trung bình cũng lựa chọn để các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế hơn như lạc, đậu tương cụ thể:
36/50 hộ khá lựa chọn trồng lạc và 31/50 hộ khá trồng đậu tương, trong khi 59/70 hộ trung bình đầu tư trồng lạc và 55 hộ trong số này lựa chọn trồng đậu tương để phát triển kinh tế.