Các nguồn thu nhập của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 74)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.4. Các nguồn thu nhập của nhóm hộ điều tra

* Thu nhập từ hoạt động trồng trọt

Bảng 3.8. Chỉ tiêu về kinh tế của ngành sản xuất trồng trọt Phân loại

hộ kinh tế

Chi phí sản xuất (1000đ/hộ /năm)

Giá trị sản xuất (1000đ/hộ /năm)

Tỷ lệ chi phí SX so với giá trị SX (%)

Thu nhập/hộ (1000đ/nă

m)

Thu nhập/

laođộng (1000đ/nă

m)

Thu nhập/

nhân khẩu (1000đ/nă

m)

Khá 14.434,57 50.282,11 28,7 35.847,54 14.339,02 7.169,51

Trung bình 12.086,32 39.821,36 30,4 27.735,04 11.094,02 5.547,01

Cận nghèo 7.548,45 20.844,20 36,2 13.295,75 5.318,30 2.659,15

Nghèo 6.988,66 19.826,35 35,2 12.837,69 5.135,08 2.567,54

TB 11.169,85 36.643,27 31,4 25.473,42 10.189,37 5.094,68

(Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Qua bảng 3.8 cho thấy đối với các nhóm hộ có điều kiện kinh tế khác nhau thì khả năng đầu tư khác nhau dẫn đến kết quả sản xuất thu được cũng khác nhau.

Đối với nhóm hộ khá: Chi phí đầu tư cho ngành trồng trọt của hộ bình quân là 14,43 triệu đồng/năm. Điều tra cho thấy hoạt động đầu tư cho trồng trọt hiện nay nhiều nhất vẫn là giống, thuê lao động và phân bón. Giá trị sản xuất bình quân mỗi hộ đạt khoảng 50,28 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân của ngành trồng trọt đạt khoảng 35,85 triệu đồng/hộ/năm, thu nhập/lao động đạt 14,34 triệu đồng/lao động/năm. Lớn hơn nhiều so với các nhóm hộ nghèo, cận nghèo và trung bình. Điều này cho thấy hiệu quả lao động của nhóm hộ khá cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại.

Đối với nhóm hộ trung bình: Đây là nhóm hộ điều kiện kinh tế tương đối đầy đủ, nhiều lao động, có điều kiện để chăm sóc cây trồng, vì vậy mà diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng trong nhóm hộ này cũng đạt mức xấp xỉ nhóm hộ khá. Việc có nhiều lao động đã giúp cho hộ giảm được chi phí thuê lao động hàng năm nên chi phí sản xuất của nhóm hộ này thấp hơn so với nhóm hộ khá, bình quân mỗi năm chi phí sản xuất của nhóm hộ trung bình là 12,09 triệu đồng/hộ/năm. Do việc ít sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất mà chủ yếu sử dụng sức người đã làm cho năng suất lao động của nhóm hộ này thấp hơn so với nhóm hộ khá, thu nhập/lao động của hộ chỉ đạt 11,09 triệu đồng/lao động/năm so với 14,34 triệu đồng/lao động/năm của nhóm hộ khá.

Đối với nhóm hộ cận nghèo: Mức thu nhập chỉ cao hơn hộ nghèo nhưng lại thấp hơn rất nhiều so với nhóm hộ nghèo. Thu nhập của lao động trung bình đạt 5,3 triệu/ người, thu nhập/nhân khẩu còn thấp hơn rất nhiều chỉ đạt 2,659 triệu/nhân khẩu.

Đối với nhóm hộ nghèo: Do còn nhiều khó khăn về kinh tế như: thiếu vốn, thiếu lao động, song các nông hộ thuộc nhóm hộ này cũng rất cố gắng để cây trồng các loại cây theo định hướng của xã cũng như huyện. Tuy nhiên, năng suất đạt được đều thấp hơn so với các nhóm hộ có điều kiện kinh tế khá và trung bình từ đó dẫn đến thu nhập của hộ thấp hơn nhiều so với các nhóm hộ còn lại. Việc thiếu vốn sản xuất đòi hỏi hộ tự sử dụng lao động gia đình, chi

phí đầu tư lớn nhất của hộ là giống, còn lại phân bón thì chủ yếu sử dụng phân hữu cơ nên năng suất cây trồng không cao. Bên cạnh đó, việc thiếu vốn cũng gây khó khăn cho hộ trong việc mở rộng quy mô sản xuất dẫn đến giá trị sản xuất bình quân của hộ chỉ đạt 19,83 triệu đồng/hộ/năm.

* Thu từ hoạt động chăn nuôi

Chăn nuôi là ngành mang lại thu nhập cao của người dân trong huyện, hiện nay ở huyện các loại vật nuôi chính là gia cầm, lợn, trâu, bò, dê được thể hiện qua bảng 3.9

Bảng 3.9. Số hộ nuôi và đầu vật nuôi của nhóm hộ điều tra

Phân loại hộ kinh tế

Gia cầm Lợn Trâu

Số hộ nuôi

Số con nuôi /hộ

Số hộ nuôi

Số con nuôi/

hộ

Số hộ nuôi

Số con nuôi/

hộ

Số hộ nuôi

Số con nuôi/

hộ

Số hộ nuôi

Số con nuôi/

hộ

Khá 38 35,4 39 4,3 21 1,5 25 2,3 8 11,2

Trung bình 53 29,3 58 3,2 38 1,2 29 1,5 4 7,3

Cận nghèo 8 22,5 7 1,7 0 0 1 1 0 0

Nghèo 22 23,1 20 1,8 0 0 0 0 1 5

Mean 29,3 3,1 0,9 1,3 7,8

(Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Qua bảng 3.9 cho thấy ở các hộ khá, số lượng vật nuôi các loại đều nhiều hơn so với các hộ trung bình, cận nghèo và hộ nghèo, đặc biệt các loại gia súc lớn như trâu, bò chỉ tập trung ở các hộ khá và trung bình, các hộ nghèo và cận nghèo không đủ vốn để đầu tư chăn nuôi các gia súc này.

Qua điều tra các nhóm hộ về thu nhập từ hoạt động chăn nuôi, các số liệu được điều tra và tổng hợp trên bảng 3.10:

Bảng 3.10. Chỉ tiêu về kinh tế của ngành sản xuất chăn nuôi

Phân loại hộ kinh tế

Chi phí sản xuất (1000đ/hộ/

năm)

Giá trị sản xuất (1000đ/hộ/

năm)

Tỷ lệ chi phí SX so với giá trị SX (%)

Thu nhập/hộ (1000đ/năm)

Thu nhập/

laođộng (1000đ/năm)

Thu nhập/

nhân khẩu (1000đ/nă

m)

Khá 18.425,38 47.231,22 39,0 28.805,84 11.522,34 6.401,30

Trung bình 12.115,35 32.833,45 36,9 20.718,10 8.287,24 4.604,02

Cận nghèo 8.733,55 11.566,37 75,5 2.832,82 1.133,13 708,21

Nghèo 7.525,06 8.805,18 85,5 1.280,12 512,05 284,47

TB 12.688,60 29.623,28 53,8 16.934,69 6.773,87 3.763,26

(Tổng hợp từ kết quả điều tra) Qua bảng 3.10 cho thấy:

Đối với nhóm hộ khá: Chi phí đầu tư cho ngành chăn nuôi của hộ bình quân là 18,425 triệu đồng/năm. Phần lớn chi phí cho chăn nuôi vẫn là giống và thức ăn. Giá trị sản xuất bình quân mỗi hộ đạt khoảng 47,231 triệu đồng/năm.

Lợi nhuận bình quân của ngành chăn nuôi đạt khoảng 28,805 triệu đồng/hộ/năm, lợi nhuận/lao động đạt 11,522 triệu đồng/lao động/năm.

Đối với nhóm hộ trung bình: Hoạt động chăn nuôi còn nhỏ lẻ nên việc đầu tư cho chăn nuôi của các hộ gia đình chưa cao, bình quân mỗi năm hộ đầu tư khoảng 12,115 triệu đồng/hộ. Chi phí chủ yếu là con giống và một phần cho thức ăn. Thu nhập bình quân hàng năm của nhóm hộ trung bình từ chăn nuôi đạt 32,833 triệu đồng/hộ/ năm, đây là nguồn thu chủ yếu từ bán lợn, dê và một phần gia cầm. Lợi nhuận thu được hàng năm của hộ đạt 20,718 triệu đồng/hộ/năm.

Đối với nhóm hộ cận nghèo: Thu nhập từ chăn nuôi của hộ cận nghèo cao hơn nhóm hộ nghèo nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với nhóm hộ khá và

trung bình. Bình quân mỗi năm hộ đầu tư khoảng 8,733 triệu đồng. Chi phí chủ yếu là con giống. Thu nhập bình quân hàng năm của nhóm hộ trung bình từ chăn nuôi đạt 11,566 triệu đồng/hộ, lợi nhuận thu được hàng năm của hộ đạt 2,832 triệu đồng.

Đối với nhóm hộ nghèo: Chăn nuôi trong hộ nghèo thực sự chưa phát triển, chăn nuôi chủ mang tính nhỏ lẻ, tận dụng thể hiện qua việc chăn nuôi đại gia súc của nhóm hộ nghèo không có. Giá trị thu bình quân đạt 8,805 triệu đồng/hộ/năm, trong khi chi phí là 7,525 triệu đồng. Điều nay cho thấy, hầu hết chi phí của hộ đều đến từ việc đầu tư con giống, ít có sự đầu tư thức ăn mà chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn sẵn có. Do đó năng suất đạt được đều thấp hơn so với các nhóm hộ có điều kiện kinh tế khá và trung bình từ đó dẫn đến thu nhập của hộ thấp hơn nhiều so với hai nhóm hộ còn lại.

Tóm lại, tình hình chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra của huyện đã có sự phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Vì vậy, trong những năm tới huyện nên hướng dẫn đầu tư cho các hộ phát triển mô hình gia trại, trang trại chăn nuôi vì mô hình này không tốn nhiều diện tích như trồng trọt. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy đã có một số hộ áp dụng và bước đầu đã có những kết quả khá tốt.

* Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp

Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp bao gồm các ngành nghề phụ không thường xuyên và thu nhập không ổn định như làm thuê, công nhân, nấu rượu, thợ phụ xây dựng, bốc vác thuê, dịch vụ đồ cưới, dịch vụ xay xát,... kết quả tổng hợp qua bảng 3.11.

Qua bảng 3.11 cho thấy, bình quân mỗi năm các ngành nghề này mang lại thu nhập cho hộ dân ở huyện Phú Bình từ 7,25 đến 50,6 triệu đồng tùy từng nhóm hộ, trong đó nhóm hộ khá cao nhất từ 20,34 – 50,6 triệu đồng, trong khi nhóm hộ cận nghèo chỉ từ 9,5 -11,1 triệu đồng, còn nhóm hộ nghèo thấp nhất chỉ hơn 7 triệu đồng. Làm thuê là ngành nghề được phần lớn hộ nghèo tham gia,

do đây là nghề không đòi hỏi sự đầu tư vốn ban đầu, cung như không đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Công việc làm thuê hàng năm mang lại cho hộ khoảng 7,5 triệu đồng/hộ, con số này thấp hơn rất nhiều so với hộ kinh doanh buôn bán là 26,93 triệu đồng/hộ hay làm công nhân lương ổn định 50,6 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn thu đáng kế đối với các hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Bảng 3.11. Các hoạt động phi nông nghiệp của nhóm hộ điều tra

Hoạt động phi nông nghiệp

Khá Trung bình Cận nghèo Nghèo

Số hộ

Thu nhập (triệu đồng/năm)

Số hộ

Thu nhập (triệu đồng/năm)

Số hộ

Thu nhập

Số hộ

Thu nhập

Buôn bán 32 26,93 9 13,01

Làm thuê 18 11,12 2 9.5 11 7,78

Nấu rượu 4 22,18 4 12,87

Thợ phụ

xây dựng 9 16,35 2 11,1

Bốc vác

thuê 7 13,24 4 10,5 9 7,25

Dịch vụ

thuê đồ cưới 3 24,14 1 14,22 Làm công

nhân 1 50,6 8 23,28

Nghề mộc 1 20,34 1 12,51

(Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Qua bảng 3.12 và điều tra thực tế cho thấy, nhiều ngành nghề dịch vụ như:

Buôn bán, nấu rượu, dịch vụ thuê đồ cưới đã được rất nhiều hộ tham gia, đặc biệt là các hộ khá có tiềm lực kinh tế. Chính sự phát triển của ngành nghề dịch vụ này đã giúp các loại hộ có thể tận dụng được lao động mùa vụ và tăng thu nhập cho hộ. Thu nhập bình quân từ hoạt động phi nông nghiệp giảm dần từ nhóm hộ khá xuống nhóm hộ trung bình, cận nghèo và nghèo tương ứng hộ khá

thu nhập bình quân hàng năm là 26,84 triệu đồng/hộ, hộ trung bình là 12,33 triệu đồng/hộ, hộ cận nghèo là 9,8 triệu đồng/hộ và hộ nghèo là 7,52 triệu đồng/hộ.

Bảng 3.12. Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp của nhóm hộ điều tra Phân loại

hộ kinh tế

Số hộ có thu nhập

phi NN

Thu nhập phi NN (triệu đồng/năm)

Thu nhập phi NN/nhân khẩu (triệu đồng/năm)

Thu nhập phi NN/LĐ (triệu

đồng/năm)

Khá 41 26.84 5.96 10.74

Trung

bình 58 12.33 2.74 4.93

Cận

nghèo 8 9.8 2.18 3.92

Nghèo 20 7.52 1.67 3.01

TB 15.56 3.46 6.23

(Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Hoạt động phi nông nghiệp ngoài mục tiêu mang lại thu nhập thêm cho hộ dân, còn giúp tận dụng được nguồn lao động dư thừa nông thôn và mặt khác nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, phát triển thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp thì phụ thuộc và chịu ảnh hưởng lớn của cơ sở hạ tầng. Chính việc đầu tư trong cơ sở hạ tầng như đường, chợ,... sẽ đóng vai trò lớn trong việc các hoạt động phi nông nghiệp. Khi cơ sở hạ tầng đảm bảo sẽ góp phần lớn tăng thêm thu nhập cho hộ nông dân, giúp đời sống nông dân được tăng lên.

* Tổng thu nhập của hộ dân

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.13 cho thấy: Nhóm hộ khá phát triển tương đối ổn định cả về quy mô và cơ cấu ngành nghề, nên giá trị thu, chi, đặc biệt là thu nhập thực tế từ ngành sản xuất này khá tốt, trong đó ngành nghề và các dịch vụ có xu hướng phát triển nhanh hơn. Cụ thể, tổng thu nhập thực tế bình quân 91,49 triệu đồng/hộ/năm, gấp 4,2 lần hộ nghèo, gấp 3,5 lần hộ cận nghèo và 1,5

lần hộ trung bình. Trong tổng thu nhập thực tế của hộ khá thì ngành nông nghiệp là 64,65 triệu đồng, chiếm 70,66%, ngành nghề dịch vụ là 26,84 triệu đồng, chiếm 29,3% tổng thu nhập thực tế của hộ.

Bảng 3.13. Tổng thu nhập của nhóm hộ điều tra tại huyện Phú Bình

Phân loại hộ kinh tế

Tổng thu nhập từ hoạt động

NN (Tr.đ/hộ/năm)

Tổng thu nhập từ hoạt động

phi NN (Tr.đ/hộ/năm)

Tổng thu nhập/hộ (Tr.đ/năm)

Tổng thu nhập/

nhân khẩu (Tr.đ/năm)

Thu nhập/

lao động (Tr.đ/năm)

Khá 64,65 26,84 91,49 18,30 36,60

Trung bình 48,45 12,33 60,78 12,16 24,31

Cận nghèo 16,13 9,8 25,93 5,99 10,97

Nghèo 14,12 7,52 21,64 4,33 8,65

(Tổng hợp từ kết quả điều tra)

So với các hộ khá, các hộ có điều kiện kinh tế kém (hộ nghèo) do phát triển sản xuất kinh doanh không cân đối nên thu nhập thực tế trong năm thấp, chỉ đạt 21,64 triệu đồng, trong đó chủ yếu sản xuất ngành nông nghiệp là 14,12 triệu đồng chiếm 65,24%, và từ thu khác là 7,52 triệu đồng, chiếm 34,76% tổng thu nhập thực tế của hộ nghèo.

Đối với các hộ khác nhau thì thu nhập bình quân/khẩu cũng khác nhau, ở nhóm hộ khá bình quân/khẩu/năm là 18,30 triệu đồng, nhóm hộ trung bình cũng đạt mức 12,16 triệu đồng/khẩu/năm, hộ cận nghèo là 5,99 triệu đồng/năm và riêng nhóm hộ nghèo của huyện thì còn thật sự khó khăn bởi bình quân khẩu/năm mới đạt 4,33 triệu đồng/năm tức đạt 360 nghìn đồng/tháng trong khi chuẩn nghèo là 450 nghìn đồng/tháng.

Như vậy cơ cấu thu nhập thực tế nó cũng gần giống như cơ cấu giá trị tổng thu của các ngành, ngành nào có giá trị tổng thu cao thì ngành đó có thu

nhập thực tế cao. Vậy, muốn thay đổi cơ cấu này thì các nông hộ phải thay đổi cơ cấu ngành sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)