Kinh nghiệm phát trển kinh tế nông hộ ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm phát trển kinh tế nông hộ ở một số nước trên thế giới

Thái Lan là nước có nền nông nghiệp rất phát triển và ổn định. Đồng thời cũng là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Kinh tế nông hộ của Thái Lan phát triển mạnh và hầu hết đã trở thành nông trại sản xuất hàng hóa. Để thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách như sau:

- Chính sách về thị trường: Do giá nông sản trên thị trường rất rẻ nên Chính phủ Thái Lan đã đưa ra chính sách bình ổn giá bằng cách đặt mức giá mua lúa gạo tối thiểu để nông dân không phải bán thóc rẻ hơn chi phí sản xuất tạo nhu cầu dự trữ và điều tiết hạn ngạch xuất khẩu gạo... Đặc biệt là hạn chế sự bóc lột của khâu trung gian, thương nhân. Hạ thấp giá bán vật tư nâng giá bán nông sản và tăng cường khả năng cạnh tranh của nông hộ. Chính phủ đã không ngừng nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt là thông tin liên lạc.

Phát triển hệ thống các đại lý tạo ra các kênh phân phối liên tục từ nông thôn đến các thành phố lớn, tăng cường thông tin thị trường, liên kết thị trường, quảng cáo và tổ chức các khoá đào tạo để không ngừng nâng cao kiến thức về thị trường cho người sản xuất giúp họ đưa ra những quyết định kinh doanh có hiệu quả hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Chính sách đầu tư cho nông nghiệp: đầu tư cho nông nghiệp chiếm một tỷ trọng đáng kể trong đầu tư của chính phủ. Bao gồm 3 loại đầu tư lớn nhất là:

Đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nối nông thôn với các trung tâm kinh tế lớn để mở rộng thị trường, nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm tươi sống.

Khoản đầu tư thứ hai là cho xây dựng hệ thống thuỷ lợi: Năm 1988 Thái Lan có 604 dự án thuỷ lợi quy mô vừa và lớn, 4988 dự án quy mô vừa và nhỏ, tạo điều kiện cung cấp đủ nước tưới cho các nông trại. Bên cạnh đó Chính phủ còn đầu tư vào việc cung cấp phân bón cho các nông trại. Trong thời kỳ “cách mạng xanh” Thái Lan đã cho phép nhập khẩu phân bón không tính thuế.

- Chính sách tín dụng nông nghiệp: Thái Lan là một trong những nước rất thành công trong việc cung cấp tín dụng nông nghiệp.Tín dụng nông nghiệp của Thái Lan thông qua Ngân hàng quốc gia, Ngân hàng thương mại, Ngân hàng nông nghiệp và các HTX nông nghiệp. Ngoài ra còn có các tổ chức phi chính phủ khác cũng cung cấp tín dụng cho nông dân. Các tổ chức này có rất nhiều cách cho vay như: tín chấp hoặc thế chấp bằng mọi tài sản cố định thậm chí cả bằng thóc. Song phần lớn các khoản cho vay của HTX là dành cho vốn lưu động ngắn hạn, các khoản cho vay cũng gắn liền với từng loại cây trồng và định hướng phát triển cây trồng theo ý đồ của Chính phủ. Các tổ chức này rất có uy tín đối với nông dân và đã lôi kéo thu hút được hơn một nửa số hộ nông dân tham gia.

1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ của Trung Quốc

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới (khoảng 1,2 tỷ) trong đó có hơn 800 triệu người là nông dân. Chính vì vậy mà vấn đề phát triển kinh tế nông hộ được chính phủ Trung Quốc quan tâm đặt lên hàng đầu. Và trong vòng 15 năm trở lại đây kinh tế nông nghiệp nông thôn đã đạt được thành tựu đáng kể. Và để đạt được những điều đó Trung Quốc đã đặc biệt coi trọng đến sự phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

triển kinh tế nông hộ với ba mũi nhọn là: Dựa vào chính sách, dựa vào đầu tư và dựa vào khoa học kĩ thuật.

Năm 1982 Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện chế độ khoán đến từng hộ. Năm 1984 họ giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân. Cùng với việc tiến hành chính sách khoán Trung Quốc đã tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đầu tư nhiều mặt cho sản xuất nông nghiệp phát triển đảm bảo cho nông nghiệp phát triển ổn định.

Trong thời gian này dựa trên ba mũi nhọn cơ bản đó Trung Quốc đã cụ thể hoá thành 8 quan điểm để phát triển kinh tế nông thôn nói chung và nông hộ nói riêng. Cụ thể 8 quan điểm đó như sau:

+ Cải cách nông thôn phải ổn định cơ chế khoán hộ, không ngừng hoàn thiện cơ chế kinh doanh hai tầng kết hợp giữa thống nhất và phân tán, tích cực phát triển hệ thống dịch vụ xã hội, hướng nông dân đi theo con đường giàu có chung xây dựng kinh tế phải thực sự đặt nông nghiệp lên vị trí hàng đầu.

+ Xây dựng và chấp hành chính sách nông thôn phải đảm bảo lợi ích vật chất và quyền lợi dân chủ về chính trị nông hộ.

+ Đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn phải kiên trì chiến lược khoa học kĩ thuật và giáo dục cũng như chấn hưng nông nghiệp...

+ Phát triển kinh tế nông hộ hàng hoá phải tôn trọng quy luật giá trị + Khống chế sự tăng cường nhân khẩu, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.

+ Chỉ đạo kinh tế nông hộ phải tuân thủ đường lối quân chủng và xuất phát từ sự chỉ đạo thực tế một cách hợp lý không dập khuôn máy móc.

+ Phải tăng cường tổ chức cơ sở Đảng làm hạt nhân lãnh đạo, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng kiên trì xây dựng đời sống văn minh về vật chất và tinh thần.

Chỉ trong vòng 10 năm đổi mới bộ mặt nông thôn Trung Quốc đã thay đổi nhanh chóng, bình quân hàng năm giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

4.6%, chăn nuôi tăng 9% thu nhập bình quân đầu người tăng 10,7%, quy mô xí nghiệp hưng chấn ngày càng mở rộng. Năm 1978 có 1.524 triệu xí nghiệp hưng chấn, năm 1991 có 19,08 triệu xí nghiệp với tổng giá trị sản phẩm là 846 tỷ nhân dân tệ, giải quyết việc làm cho hơn 20% lao động ở nông thôn và ngày nay Trung Quốc đã là một quốc gia mạnh về kinh tế, vững vàng trong chính trị và an ninh.

1.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở Đài Loan

Đài Loan cũng là nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh. Đặc biệt là sau cải cách ruộng đất nền nông nghiệp của Đài Loan thực sự đổi sắc. Để phát triển kinh tế nông hộ Đài Loan có rất nhiều chủ trương, chính sách. Song cách hợp lý và có hiệu quả hơn cả là cách lập ra các tổ chức có tên gọi là “Nông phục hội”.

Tổ chức này đứng ra lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất, cố vấn phát triển và quan trọng hơn cả là làm khâu trung gian chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nông dân... Kinh nghiệm của tổ chức này cho hay, để thành công trong việc phát triển kinh tế nông hộ, họ đã tiến hành một loạt các biện pháp cơ bản sau:

+ Tiến hành cải cách ruộng đất mà thực chất là giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Thực hiện “người làm có ruộng”. Sau cải cách ruộng đất, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đạt tới mức 5,3% một năm và liên tục trong suốt 15 năm.

+ Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”. Đây là cuộc cách mạng về giống và đã tạo được nhiều giống mới có năng suất cao trên mảnh đất của nông hộ.

“Cách mạng xanh” đã đem lại cho hộ những lợi ích thiết thực. Trong khi đó, Chính phủ lại cố định thuế nông nghiệp vì vậy mà nông dân có lợi ích cao hơn, họ rất phấn khởi và ngày càng hăng hái trong sản xuất.

+ Không ngừng phát triển kinh tế HTX và các hiệp hội ở nông thôn. Các tổ chức này có vai trò chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân, tương trợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

sản xuất ở nhiều mặt như: Tạo giống, nhân giống, thuỷ lợi, phân bón, thâm canh, tín dụng bao tiêu sản phẩm...

+ Tiến hành CNH nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập. Mặt khác tiến hành điện khí hoá và phát triển cơ sở hạ tầng ở các làng xã nông thôn, tạo điều kiện cho nông nghiệp được thiết lập từ đó thu hút lao động dư thừa và rẻ ở nông thôn, tạo ra khả năng mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá trong các nông trại. Đồng thời cũng làm giảm việc di cư ra đô thị của người dân nông thôn.

+ Tiến hành cơ khí hoá và chuyên môn hoá trong sản xuất. Dùng máy móc thiết bị thay thế sức người, thoạt đầu một số người chung nhau mua máy móc để canh tác cho hộ mình sau đó làm thuê cho các hộ khác.

Việc cung cấp nước, giống cũng được phát triển theo hình thức ấy, từ đó đã tạo nên chuyên môn hoá trong sản xuất. Việc cơ khí hoá và chuyên môn hoá đã góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất trong các hộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)