Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Thanh Sơn đến năm 2025

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 102 - 106)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thu nhập của hộ nông dân huyện Thanh Sơn qua điều tra khảo sát

3.3.2. Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Thanh Sơn đến năm 2025

3.3.2.1. Tạo nhiều việc làm, tạo nhiều sinh kế mới cho nông dân

Trong bối cảnh hiện nay, tạo nhiều việc làm mới, nhiều sinh kế mới là giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu trong nâng cao thu nhập cho nông dân huyện Thanh Sơn hiện nay. Muốn vậy, cần phát huy thế mạnh của huyện đẩy mạnh sự phát triển của các ngành chế biến nông lâm sản và phát triển thị trường lao động nhằm chuyển dịch mạnh mẽ hơn cơ cấu lao động nông thôn.

Xuất phát từ chỗ hiện nay, xu hướng chung trong việc làm và sinh kế của nông dân hiện nay là mang tính chất tổng hợp, đa dạng. Hộ nông dân không còn đơn thuần sản xuất trồng trọt và chăn nuôi mà phải kết hợp ngành nghề phi sản xuất nông nghiệp mới mang lại thu nhập cao hơn.

Trong khi đó, xu hướng phát triển kinh tế khu vực nông thôn và nhu cầu thu hút lao động có trình độ tại các HTX và DN cũng đang là cơ hội để lao động nông thôn chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm tốt, phát triển dịch vụ chế biến để tăng thu nhập.

3.3.2.2. Cơ cấu lại kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Xây dựng NTM đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong điều kiện phát triển mạnh các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố, việc cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

cấu lại kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới cần tập trung thu hút nhiều lao động vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và các hoạt động dịch vụ; sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh cao gắn với điều kiện sinh thái; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; hoà nhập, phù hợp với các khu công nghiệp và đô thị sẽ hình thành.

Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, những năm tới ngành nông nghiệp huyện Thanh Sơn tập trung thực hiện đề án tái cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Để cơ cấu lại kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM cần ưu tiên nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng về đường xá, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế...; gắn kinh tế nông thôn với kinh tế vùng thành thị, tạo thành các vành đai, vệ tinh cho phát triển của thành phố; hình thành lên các vành đai sản xuất rau, hoa, cây cảnh, sản xuất thực phẩm - lương thực, lương thực - chăn nuôi, sản xuất lương thực - cây ăn quả, sản xuất cây lâm nghiệp - cây ăn quả.

3.3.2.3. Phát triển mạnh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nông nghiệp phục vụ đô thị và các khu công nghiệp

Mặc dù ngành nông - lâm - thủy sản hiện chỉ chiếm 13% giá trị tổng sản phẩm của thành phố nhưng còn trên 70% dân số huyện Thanh Sơn sống ở nông thôn nên nông nghiệp nông thôn vẫn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc ổn định xã hội để phát triển. Việc phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới phải đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu về lương thực thực phẩm, nhất là sản phẩm chất lượng cao cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu;

tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng nông sản, cần xây dựng nông nghiệp huyện Thanh Sơn theo hướng sản xuất tập trung, công nghệ cao, chất lượng cao và an toàn thực phẩm. Hình thành các vùng sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

xuất tập trung về rau màu, thực phẩm, cây ăn quả chăn nuôi gia súc, gia cầm công nghiệp; tập trung đầu tư khuyến khích phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm với công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao giá trị nông sản, tăng giá trị gia tăng và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng: tăng mạnh tỷ trọng trồng trọt; phát triển các cây con có giá trị phù hợp điều kiện địa phương; sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất nông nghiệp vốn đang bị thu hẹp bằng thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm.

Kinh tế nông thôn sẽ phát triển theo hướng: tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng và lao động nông nghiệp, xây dựng nông thôn công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

Khuyến khích mạnh mẽ kinh tế hộ và kinh tế trang trại, coi hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Khu vực nông nghiệp nhà nước cần tập trung vào việc sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới kỹ thuật (hay rộng hơn là công nghệ) canh tác trong nông nghiệp. Khu vực tập thể được khuyến khích phát triển nhằm tăng cường vai trò của những nhóm hộ nông dân trong khuôn khổ của những thay đổi về tổ chức hợp tác xã nông nghiệp cho phù hợp với tình hình mới của nền kinh tế thị trường.

3.3.2.4. Tăng cường cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm làm giàu các yếu tố sản xuất của nông dân

Việc làm giàu các nguồn lực cho sản xuất của nông hộ hiện nay là rất quan trọng. Hiện nay nhất là trình độ văn hóa, trình độ đào tạo, giá trị tài sản phục vụ sản xuất, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các chủ hộ là rất thấp.

Vì thế trong khoảng 5 năm tới cần nâng số chủ hộ có trình độ tối thiểu là phổ thông trung học, số chủ hộ được tham gia đào tạo, số chủ hộ có giá trị TLSX,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

số chủ hộ tiếp cận được vốn vay của ngân hàng lên từ 60-70% số chủ hộ trong nông thôn. Muốn vậy, huyện Thanh Sơn cần có một loạt các biện pháp, mà sau đây là biện pháp chủ yếu như: Đảm bảo giáo dục tối thiếu cho hộ nông dân, đảm bảo y tế, đảm bảo nhà ở tối thiểu, đảm bảo nước sạch, đảm bảo thông tin,..

3.3.2.5.Tăng cường công tác giáo dục và đào tạo nghề cho nông dân

Bên cạnh quan tâm đến giáo dục cho con em nông dân, cần tăng cường công tác đào tạo nghề nghiêp cho lao động nông thôn. Đối với những người lớn tuổi nhưng khả năng đọc và viết là chưa có hoặc chưa thành thạo, thì cần đẩy mạnh sự phát triển của các trung tâm học tập cộng đồng. Tuy nhiên, chương trình học cho nhóm đối tượng này không chỉ dừng lại ở việc xóa mù mà khi triển khai những chương trình này, chính quyền địa phương có thể lồng ghép các phương thức giáo dục với các chính sách giảm nghèo và các phương thức tăng thêm thu nhập cho gia đình thông qua các hình thức làm việc.

Sự kết hợp giữa trung tâm học tập cộng đồng với đội ngũ cán bộ khuyến nông sẽ thu hút được nhiều người chưa biết chữ, hoặc ở trong tình trạng tái mũ chữ hứng thú đến theo học, và có khả năng áp dụng trực tiếp phương học vấn, công nghệ vào hoạt động sản xuất thường nhật của họ. Nó cầu nối giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất của nông dân. Nông dân không chỉ muốn được trang bị những kiến thức cơ bản phục vụ sản xuất nông nghiệp như sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu như thế nào cho đúng, mà còn mong muốn nắm bắt được những kỹ thuật canh tác mới và công nghệ tiên tiến để đưa vào quá trình sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)