Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 60 - 66)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Phú Thọ, có diện tích tự nhiên 62.110,40 ha; với 23 đơn vị hành chính (gồm 22 xã và 01 thị trấn), trong đó có 04 xã thuộc khu vực I, 12 xã thuộc khu vực II, 07 xã thuộc khu vực III; có 06 xã thuộc vùng CT 229; có 285 khu dân cư (trong đó có 77 thôn bản ĐBKK); dân số trên 13 vạn người (trên 59,93% là dân tộc thiểu số).

Phía đông giáp huyện Thanh Thủy Phía tây giáp huyện Tân Sơn Phía tây bắc giáp huyện Yên Lập Phía bắc giáp huyện Tam Nông

Phía nam và tây nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Phía đông nam giáp thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Thanh Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Phú Thọ.

Huyện Thanh Sơn có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của của tỉnh Phú Thọ, đồng thời là một trong những cửa ngõ giao lưu phát triển kinh tế văn hoá xã hội vùng phía nam của tỉnh Phú Thọ.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thanh Sơn là huyện miền núi, có nhiều đồi núi mọc san xát nhau tạo nên địa hình phức tạp đường đi quanh co gấp khúc rất hiểm trở như đường đi xã Đông cửu, Thượng cửu, Tân Lập … Đồi núi bát úp nối tiếp nhau kéo dài theo hướng Tây Bắc và Đông Nam. Phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện tạo thành những thung lũng hẹp, những cánh đồng ruộng bậc thang nên rất khó khăn trong việc xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Có một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đỉnh núi cao như núi dòng cao 374m, núi Cọ sơn cao 243m, núi Nghè cao 238m....độ cao trung bình của đồi gò từ 50 - 70m, độ dốc bình quân 150 - 200 nơi dốc nhất 450. Đồi có độ dốc dưới 100 chiếm một diện tích không đáng kể.

Thượng huyện là xã Đông Cửu, Khả Cửu, Thượng Cửu …với nhiều đồi núi trùng điệp, đường giao thông nhỏ hẹp gây khó khăn cho việc đi lại. Cuối huyện là các xã Thạch Khoán, Sơn Hùng… Đây là các xã có tiềm năng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đặc biệt là cây chè và chuối phấn vàng…chăn nuôi lợn rừng, gà đồi, gà nhiều cựa… có giá trị kinh tế cao góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo. Nói chung, địa hình huyện Thanh sơn mang lại nhiều thuận lợi nhưng gặp không ít những khó khăn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Khí hậu Thanh sơn là huyện thuộc vùng trung du Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện rõ khí hậu của vùng đồi núi trung du với hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Các yếu tố khác như sương muối, bão lụt, lũ ống cũng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên trong những năm gần đây thường xuất hiện mưa đá vào tháng 5, tháng 6 gây thiệt hại cục bộ cho một số xã, nhất là các xã ven sông.

2.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu của huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện dao động khoảng 23,1 - 24,4 ºC.

Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 - 28,9ºC) và tháng lạnh nhất (tháng 1 - 15,2ºC) là 13,7ºC.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2000 đến 2500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81 - 82%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Huyện Thanh Sơn còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió lục địa, hướng Tây hoặc Tây Nam; gió biển theo hướng Đông Nam. Vào các tháng 7, 8 ,9 thường có bão làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn.

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất:

Tài nguyên đất đai của Thanh Sơn có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Theo số liệu thống kê năm 2017 - 2019 sự biến động về diện tích đất đai của huyện Thanh Sơn được thể hiện ở bảng dưới đây:

Qua bảng số liệu cho ta thấy trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 62.110,4 ha thì tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm 91,17 - 91,22% tổng diện tích tự nhiên trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trên 76%

trong đó rừng sản xuất chiếm 73%, rừng phòng hộ chiếm 23%. Đứng thứ 2 là diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm trên 22% tổng diện tích đất nông nghiệp, được phân bổ đều cho đất trồng cây hàng năm và lâu năm; diện tích thủy sản chiếm tỷ trọng rất ít là trên 1% tổng diện tích đất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp tăng qua 3 năm chiếm trên 8% trong tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất chuyên dùng và đất sông suối, còn diện tích đất ở chiếm trên 22%. Đối với huyện Thanh Sơn có diện tích đất chưa sử dụng 329,05 ha chiếm 0,53% tổng diện tích đất tự nhiên, toàn bộ diện tích đất núi đá không có khả năng khai thác.

Diện tích đất được biến động qua 3 năm cụ thể như sau:

- Diện tích đất nông lâm ngư nghiệp năm 2018 so với năm 2017 giảm 17,2ha tương ứng giảm 0,03% so với năm 2017, năm 2019 diện tích giảm 14,96ha tương ứng giảm 0,03%; bình quân trong 3 năm giảm 16,04 ha/năm tương ứng giảm 0,03%/năm. Số diện tích giảm dịch chuyển sang đất phi nông nghiệp và chủ yếu là đất chuyên dùng.

- Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2018 so với năm 2017 tăng 17,12ha trong đó đất ở tăng 1,79 ha, đất chuyên dùng là 15,33ha; năm 2019 tăng 14,96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ha trong đó diện tích đất ở tăng 7,54 ha, đất chuyên dùng 7,49 ha. Đất ở huyện đã triển khai khu dân cư mới ở thị trấn và các xã, đất chuyên dùng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 TT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển (%) Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

2018/

2017

2019/

2018 BQC TỔNG CỘNG 62110,4 100,00 62110,4 100,00 62110,4 100,00 100,00 100,00 100,00 I Đất nông lâm ngư nghiệp 56657,1 91,22 56639,98 91,19 56625,02 91,17 99,97 99,97 99,97 1 Đất SX nông nghiệp 12929,14 22,82 12922,79 22,82 12912,82 22,80 99,95 99,92 99,94 - Đất trồng cây hàng năm 1864,77 14,42 6400,36 49,53 6389,02 49,48 343,23 99,82 185,10 - Đất cây lâu năm, cây CN 6525,48 50,47 6522,43 50,47 6523,8 50,52 99,95 100,02 99,99 2 Đất Lâm nghiệp 43122,28 76,11 43105,42 76,10 43095,94 76,11 99,96 99,98 99,97 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 595,79 1,05 594,75 1,05 594,53 1,05 99,83 99,96 99,89 4 Đất Nông nghiệp khác 9,89 0,02 17,02 0,03 21,73 0,04 172,09 127,67 148,23 II Đất phi nông nghiệp 5124,25 8,25 5141,37 8,28 5156,4 8,30 100,33 100,29 100,31 1 Đất ở 1054,57 20,58 1056,36 20,55 1063,9 20,63 100,17 100,71 100,44 - Đất ở nông thôn 930,44 88,23 931,29 88,16 937,41 88,11 100,09 100,66 100,37 - Đất ở thành thị 124,13 11,77 125,07 11,84 126,49 11,89 100,76 101,14 100,95 2 Đất chuyên dùng 4069,68 79,42 4085,01 79,45 4092,5 79,37 100,38 100,18 100,28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

III Đất chưa sử dụng 329,05 0,53 329,05 0,53 328,97 0,53 100,00 99,98 99,99 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn năm 2017- 2019)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nhìn chung huyện Thanh Sơn phát triển về nông nghiệp là chính, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít mà còn có xu hướng giảm qua các năm và còn bị bạc màu, diện tích chưa sử dụng đã được khai thác nhưng đưa vào sử dụng vẫn còn hạn chế, diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhưng việc tăng không đáng kể.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)