Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tại một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 49 - 55)

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.3. Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tại một số địa phương trong nước

1.2.3.1. Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tại huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái

Theo như kinh nghiệm của huyện Mù Căng Chải Yên Bái muốn bà con thoát nghèo thì phải trao cho họ “cần câu”, hạn chế “cho không” và khuyến khích “cho vay” để bà con nhận thức được rằng chính bản thân họ phải tự thay đổi cuộc sống của mình, bà con phải là chủ thể trong thực hiện chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Đó là phương châm mà lãnh đạo tỉnh Yên Bái quán triệt trong thực hiện các chương trình giảm nghèo đối với bà con các dân tộc trên địa bàn.

Yên Bái là tỉnh miền núi có 81 xã và 177 thôn, bản đặc biệt khó khăn ở các xã thuộc khu vực II được hưởng chính sách đầu tư từ Chương trình 135 của Nhà nước. Toàn tỉnh hiện có 30 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 55,5%, đời sống người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm tới công tác xóa đói, giảm nghèo đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt với những mô hình hay và đã đem lại hiệu quả rõ nét.

Đặc biệt tại một huyện vùng cao của Yên Bái là Mù Căng Chải đã có các cách làm rất hay để nâng cao thu nhập cho người dân như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Rủ nhau đi học nghề để thoát nghèo, đi học để quyết thay đổi cuộc sống.

Hiện nay huyện có nhiều lớp đào tạo nghề xây dựng cho lao động nông do Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện Mù Cang Chải tổ chức.

Những học viên này 100% là nam giới người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo ở địa phương, trẻ có, già có, với tinh thần học để biết, trước mắt phục vụ gia đình, khi tay nghề vững thì tham gia đội xây dựng thi công các công trình nhà ở, chuồng trại cho những người có nhu cầu. Nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo từ nghề được đào tạo như nuôi ong rừng lấy mật. Cách đây 6 - 7 năm, ong nuôi của bàn con ở huyện chết hàng loạt do rét, do bà con không biết ủ ấm cho ong. Sau khi học lớp nuôi ong, người dân đã biết cách chăm sóc, ong không bị chết và bỏ đi. Nghề nuôi ong ở xã này cực kỳ hiệu quả, đầu ra rất đắt hàng, nhiều hộ nuôi thành thương hiệu và sản phẩm được thu mua ngay trong rừng. Trước đây chỉ có thanh niên đi học nghề nuôi ong, giờ các lớp mở ra đã thu hút cả những người 50, 60 tuổi.

Thầy giáo “xuống bản” giúp dân thoát nghèo, hiện nay bà con địa phương vốn còn nhiều tự ti, trình độ dân trí thấp nên hạn chế trong tiếp cận khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, họ cũng rất khéo tay, chăm chỉ, khỏe mạnh, quan trọng là phải thay đổi nhận thức của bà con để họ vươn lên thoát nghèo. Do đó, vấn đề quan trọng là bằng cách này hay cách khác “lôi kéo” bà con đi học để về áp dụng vào sản xuất, không thể phát triển kiểu tự phát mãi được. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được Mù Cang Chải xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp bà con các dân tộc nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Là huyện có địa bàn rộng, điều kiện đi lại hết sức khó khăn, xã xa nhất trung tâm huyện (xã Chế Tạo) tới 50km, nên nếu tổ chức lớp học tại trung tâm huyện thì sẽ không thuận lợi cho bà con, dù họ rất thích đi học. Nhận thức được điều này, từ năm 2018, Trung tâm đã có hướng chuyển đổi trong phương thức, mô hình đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Theo đó, thay vì “trò tìm đến thầy” để học thì thầy phải bố trí về bản để phối hợp cùng chính quyền địa phương kêu gọi, tổ chức các lớp học nghề cho bà con. Có thể tùy theo địa hình bố trí 2 đến 3 bản một lớp. Với mô hình 100%

đào tạo tại chỗ, bà con vừa tận dụng được thời gian làm việc nhà, việc đồng áng, lại vừa theo học được đầy đủ. Giáo viên “xuống bản” có trách nhiệm “cầm tay chỉ việc” cho bà con, dạy trực quan dễ hiểu, dễ vận dụng, bởi nếu học lý thuyết bà sẽ rất khó tiếp thu do nhiều người không thạo tiếng Kinh.

Tại huyện Mù Cang Chải, đến nay đã có trên 3.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề với nghề nông nghiệp (10 ngành nghề), phi nông nghiệp (11 ngành nghề). Hầu hết trong số này là lao động thuộc nhóm dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Theo đánh giá của UBND huyện, tỷ lệ lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng với năng suất, thu nhập cao hơn trước là hơn 2.400 người, đạt 85,8%. Số hộ gia đình có người tham gia học nghề được thoát nghèo sau 1 năm học nghề là 40 người; hộ gia đình sau học nghề trở thành hộ khá là 110 hộ; lao động nông thôn chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề là 2 người.

Có 4 lớp mô hình điển hình với 119 học viên, sau khi học nghề xong biết cách áp dụng các kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cây trồng, vật nuôi, ý thức được các sản phẩm làm ra không chỉ phục vụ cho gia đình tự cung, tự cấp mà còn hướng ra thị trường để giải quyết việc làm có thu nhập cao. Có 10 cá nhân điển hình đã tự mở xưởng, hiệu sửa chữa làm dịch vụ cũng như tạo ra các sản phẩm hàng hóa bán trên thị trường…

Có thể khẳng định, nhận thức về tự vươn lên thoát nghèo của bà con tại Mù Cang Chải nói riêng, Yên Bái nói chung đã có sự thay đổi rõ rệt sau khi được tiếp cận khoa học mới. Chương trình đào tạo nghề cho bà con đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tuy nhiên, sau học nghề, bà con hầu hết tự tạo việc làm tại bản, xã và một số dịch vụ nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ gia đình, dân bản mà chưa có điều kiện tham gia vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nên cho thu nhập thấp. Do đó, cần có tầm nhìn chiến lược để bà con không những thoát nghèo, mà còn vươn lên làm chủ, hội nhập sâu rộng vào thị trường lao động (http://quyhotronongdan.vn/sitepages/news/1355/80934/hnd-mu-cang- chai-yen-bai-nang-cao-thu-nhap-ho-nong-dan).

Đây là các cách làm bước đầu nhưng đã đêm lại hiệu quá khá rõ rệt cho các hộ nông dân nghèo nâng cao thu nhập dựa trên các tiềm năng sẵn có của huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái

1.2.3.2. Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tại huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ

Yên Lập là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ đây là một huyện có nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế hộ nông dân đặc biệt là nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Những năm gần đây huyện đã có rất nhiều cách làm hay để nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân như:

Chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành,đoàn thể huyện Yên Lập quan tâm. Từ đó từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn. Trong thời gian thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện, cái được lớn nhất là người nông dân đã thay đổi được nhận thức. Từ thói quen lao động nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, giờ đây phần lớn trong số họ đã mạnh dạn làm ăn nhờ những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo nghề... để đưa lại hiệu quả hơn trong sản xuất, kinh doanh. Trước đây, các hô chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ vài con lợn, hơn chục con gà nên thu nhập không đáng là bao. Sau khi học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

xong lớp phòng và trị bệnh cho lợn, có thêm kiến thức nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi trong tay, chị các hộ đầu tư mở rộng thêm quy mô chăn nuôi tại gia đình.

Hiện nay bình quân một số hộ nông dân nuôi hơn 80 con lợn rừng lai, kết hợp chăn nuôi gà thả vườn. Trừ chi phí hộ nông dân thu lợi nhuận đạt từ 70 đến 100 triệu đồng mỗi năm. Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp giảm nghèo bền vững. Các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về việc học nghề, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, luôn chú trọng việc tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm dưới nhiều hình thức nhằm giúp người lao động lựa chọn được ngành nghề phù hợp. Chỉ tính riêng trong năm 2018, Trung tâm GDNN- GDTX huyện Yên Lập đã mở được 10 lớp đào tạo nghề cho gần 400 lao động nông thôn từ đó nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt trên 85%. Người lao động sau khi học các lớp đào tạo nghề đã phát huy được kiến thức về lĩnh vực mình được đào tạo, biết cách làm ăn, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự tìm kiếm việc làm để nâng cao thu nhập cho gia đình. Nhờ vậy, từng bước thay đổi phương thức sản xuất trong Nhân dân, chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo hướng dịch vụ có giá trị kinh tế cao.

Phát huy các lợi thế vùng miền. Tận dụng lợi thế diện tích đất vườn tạp, đất đồi rừng lớn, sau khi có kế hoạch của UBND tỉnh, huyện Yên Lập đã tích cực chỉ đạo các xã, thị trấn trong toàn huyện tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng bưởi, trong đó tập trung chính là cây bưởi Diễn. Quyết liệt triển khai các chính sách hỗ trợ của tỉnh, của huyện đối với phát triển cây bưởi, đến nay, tổng diện tích bưởi trên toàn huyện đạt 298,9 ha, tăng 59,4ha so với năm 2017, tăng 114,3% so với kế hoạch, trong đó diện tích cây bưởi Diễn là 245,3ha, tăng 55,8 ha so với năm 2017. Một số địa phương có diện tích trồng bưởi Diễn lớn như: Xuân Thủy 29,3ha, Đồng Thịnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

52,5ha…. Toàn huyện đã có 83,0ha cho thu hoạch với năng suất trung bình đạt 120 tạ/ha. Thực tế qua kiểm chứng những năm trở lại đây cho thấy, bưởi Diễn từ năm thứ 5 trở đi cho chất lượng tốt, độ ngọt, mát, mùi vị thơm ngon không thua kém bưởi ở các vùng khác giá cả ổn định, trung bình từ 10.000 đến 20.000 đồng/quả. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện đã có thu nhập ổn định từ 50 - 200 triệu đồng/năm, góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số như huyện miền núi Yên Lập (http://quyhotronongdan.vn/sitepages/news/1125/

50713/hnd-yen-lap-phu-tho-nang-cao-thu-nhap-ho-nong-dan).

Hỗ trợ vay vốn cho các hộ nông dân Với mục đích hỗ trợ tích cực, hiệu quả giúp hội viên xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, ngay từ đầu năm, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã được Hội Nông dân huyện Yên Lập phát động tới 100%

cán bộ, hội viên. Kết quả, có 7.449 hộ hội viên, nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, chiếm 60,2% tổng số hội viên. Nhờ đó, số hộ gia đình sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản quy mô lớn ngày càng nhiều, các mô hình điển hình cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm như: Hộ ông Đỗ Ngọc Quý ở xã Ngọc Đồng, huyện Yên Lập với mô hình sản xuất chè đen, sản xuất gỗ cho lợi nhuận 1,8 tỷ đồng/năm, hỗ trợ việc làm thường xuyên cho 12 lao động, với thu nhập 5 triệu đồng/tháng; hộ ông Nguyễn Thế Công ở xã Lương Sơn, huyện Yên Lập với mô hình chế biến gỗ nguyên liệu, sản xuất ván bóc cho thu nhập 1,1 tỷ đồng/năm, hỗ trợ việc làm thường xuyên cho 40 lao động với mức lương từ 3,5- 7 triệu đồng/tháng… (http://quyhotronongdan.vn/sitepages/news/1125/50713/

hnd-yen-lap-phu-tho-nang-cao-thu-nhap-ho-nong-dan).

Bên cạnh đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp không ngừng phát triển, năm 2016, Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện tăng thêm 300 triệu đồng; trong đó: Nguồn ngân sách nhà nước chuyển sang 200 triệu đồng, nguồn vận động 100 triệu đồng. Ngoài ra, Hội còn hướng dẫn Hội Nông dân các xã và thị trấn xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

dự án tiếp nhận vốn từ nguồn của tỉnh Hội và Trung ương Hội. Đến nay, tổng dư nợ vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân từ Trung ương, tỉnh, huyện đạt 2.270 triệu đồng với gần 200 hộ vay. Hội cũng đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp đỡ cho trên 3.000 hội viên, nông dân vay hơn 95 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong năm, Hội Nông dân huyện cũng đã phối hợp với các ngành để đầu tư 23 con bò cái lai Sind, 136 con lợn nái sinh sản giống Đan Mạch cho các hộ nghèo vay luân chuyển, phát triển sản xuất. Đến nay, mô hình cho hiệu quả tốt, đã sinh được 20 bê con, trên 100 con lợn nái đang chửa. Giai đoạn 2016 - 2018Hội Nông dân các cấp huyện Yên Lập đã trực tiếp giúp đỡ cho 109 hộ thoát nghèo.

Nhờ được vay vốn và trang bị kiến thức, thăm quan mô hình hay mà nhiều nông dân ở Yên Lập đã mạnh dạn tìm tòi, học hỏi cách thức làm ăn mới, đưa nhiều cây trồng, con giống có năng suất, chất lượng vào gieo trồng, chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập, giải quyết việc làm, ổn định đời sống. Song song với việc đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân như vay vốn, dạy nghề…, Hội còn chú trọng công tác xây dựng tổ chức, đa dạng hóa hình thức tổ chức 3 phong trào thi đua của Hội. Kết quả xếp loại công tác Hội và phong trào nông dân của huyện trong những năm vừa qua đều đạt đơn vị xuất sắc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)