Một số vấn đề về liên kết giữa trang trại với thương lái, doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.4. Một số vấn đề về liên kết giữa trang trại với thương lái, doanh nghiệp

Liên kết (còn gọi là quan hệ) là sự kết hợp giữa hai hay nhiều thực thể phản ánh sự ràng buộc trong quản lý.

Đặc biệt: Một thực thể có thể liên kết với chính nó ta thường gọi là tự liên kết. Giữa hai thực thể có thể có nhiều hơn một liên kết.

1.1.4.2 Lý luận về liên kết, thương lái, doanh nghiệp

Trong giới nghiên cứu kinh tế học phương tây đương đại với học thuyết

“Kinh tế thể chế mới” ra đời ở Mỹ với các đại diện như Coase (1960) Demsetz (1964), William (1985) và Klein et al (1978), cho rằng liên kết kinh tế là hiện tượng tất yếu khách quan và là một hình thức của quản trị thị trường dưới chủ nghĩa tư bản và tối thiểu hóa “chi phí giao dịch” (Transaction Cost Economics- TCE) mới là động lực của sự biến đổi của thể chế kinh tế, khi thị trường trở nên bất cập, thất bại hoặc không hoàn hảo làm gia tăng chi phí giao dịch.

Những cải tiến về thể chế sẽ hướng tới cắt giảm chi phí giao dịch.

Williamson, (1985), trong “The Economic Institutions of Capitalism”

(Thể chế kinh tế của Chủ nghĩa tư bản), mô tả 3 loại cơ chế quản lý nhằm thay đổi mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các đối tác mậu dịch: thị trường giao ngay, hợp đồng dài hạn (Tức liên kết kinh tế) và quan hệ thứ bậc (Tức kế hoạch tập trung). Liên kết kinh tế có các đặc điểm chủ yếu là tính độc lập về sở hữu, quan hệ lâu dài, tin cậy lẫn nhau, chia sẻ lợi ích, gánh nặng và thực hiện công bằng.

Hồ Quế Hâu, (2012): Liên kết trong chuỗi giá trị là quan hệ liên kết kinh tế.

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước”.

Đặng Kim Sơn, (2001): Cho rằng, liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến bằng hợp đồng hai chiều qui định các điều kiện sản xuất và tiếp thị nông sản hàng hoá. Mô hình tổ chức sản xuất chuyển đổi từ liên kết

ngang (người sản xuất/ người thu gom/ Người chế biến/ người kinh doanh lớn xuất khẩu) sang hình thức liên kết dọc theo ngành hàng (sản xuất-chế biến-kinh doanh), hệ thống hợp đồng đã đem lại tác dụng to lớn: Người nông dân nhận được một phần lợi nhuận mà trước kia thuộc về các khâu trung gian, phần lợi nhuận này được sử dụng làm vốn đầu tư, phát triển; Rủi ro được phân bổ một phần sang khâu tiếp thị và tiêu thụ trong quá trình sản xuất, rủi ro về chế biến là trách nhiệm của công ty chế biến, người nông dân chỉ còn chịu rủi ro trong khâu sản xuất; Có mối liên kết qua lại hai chiều giữa người sản xuất và thị trường, điểu này góp phần vào việc sản phẩm sản xuất sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong từng giai đoạn, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về vệ sinh, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm mà thị trường yêu cầu; Tập trung nhiều hộ tiểu nông nhỏ lẻ thành các vùng sản xuất hàng hóa với chất lượng đông đều và khối lượng tập trung; Góp phần đẩy mạnh chuyển đối cơ cấu kinh tê nông thôn theo hướng đa dạng hóa, công nghiệp hóa theo hương nông- công nghiệp Đặng Kim Sơn, (2001)

1.1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa hộ trang trại với thương lái, doanh nghiệp:

+ Yếu tố nội sinh:

Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành nông nghiệp, người sản xuất hiện nay chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán chưa tuân thủ quy trình sản xuất, chưa tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Các hộ sản xuất chưa chú ý tới liên kết nhóm hộ mà vẫn sản xuất tự phát mạnh ai người đó làm nên chưa tạo được vùng sản xuất tập trung, dòng sản phẩm đủ lớn và ổn định.

Trong khi đó các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm thường ký các hợp đồng với các trang trại lớn, các vùng có lượng sản phẩm lớn và ổn định. Đặc biệt tình trạng người sản xuất phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm gia tăng đột biến, tự ý bán phá giá cho các thương lái khác khi giá bán cao hơn thường xuyên xảy ra…

Điều này dẫn đến hậu quả tình trạng “Được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa”, hiệu quả kinh tế không cao, chưa tạo được tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân là do nhận thức của người dân nhiều nơi còn thấp, thiếu thông tin thị trường, một số bộ phận còn chạy theo lợi ích trước mắt.

Doanh nghiệp làm trung gian phân phối song đầu tư sản xuất nông nghiệp hiệu quả không cao, tính rủi ro lớn, bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa cụ thể nên phần lớn các doanh nghiệp lớn còn chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Việc liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa bền vững do chưa có cơ chế chia sẻ lợi nhuận, rủi ro, chủ yếu vẫn liên kết theo hình thức thương thảo thuận mua vừa bán. Tình trạng tiêu thụ sản phẩm vẫn còn qua nhiều khâu trung gian phân phối nên giá bán thực tế cao hơn nhiều so với giá thu mua tại cơ sở sản xuất, sức cạnh tranh chưa cao, chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Công tác tuyên truyền quảng bá Marketting giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn yếu.

Đặc biệt, cơ bản người tiêu dùng hiện nay thiếu thông tin về sản phẩm, chưa biết cách nhận diện sản phẩm an toàn chất lượng cao, chưa nắm được địa chỉ cơ sở sản xuất uy tín, bên cạnh đó, một bộ phận người tiêu dùng thích các sản phẩm giá rẻ. Nguyên nhân là do công tác thông tin truyền thông định hướng sản phẩm theo khách hàng của doanh nghiệp còn hạn chế. Hậu quả là, người tiêu dùng phải sử dụng hàng hóa kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe và mất lòng tin với người sản xuất.

Do công nghệ sản xuất lạc hậu, lại còn tình trạng “rau hai luống, lợn hai chuồng” là nguyên nhân dẫn đến chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đảm bảo. Vì vậy, chất lượng nhiều nông sản do người Việt sản xuất không chỉ người tiêu dùng các nước phát triển (rất khó tính) mà ngay cả với người tiêu dùng trong nước vẫn rất quan ngại. Mặt khác, do công nghệ lạc hậu nên chi phí sản xuất trong nông nghiệp của nước ta còn rất cao. Vì vậy, sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam thường yếu thế so với nông sản các nước

khác không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường trong nước.

Thực trạng đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao công nghệ sản xuất nông nghiệp.

+ Yếu tố ngoại sinh: Chính sách, thị trường, KHCN …

Nhận thức được vai trò của hoạt động liên kết, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm định hướng, hỗ trợ và thúc đẩy như: Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…

Được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều mô hình liên kết đã được hình thành hoặc củng cố phát triển, tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy hoạt động liên kết giữa DN và nông hộ. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế, một số nội dung của chính sách khó áp dụng vào điều kiện thực tế cho nên hoạt động này vẫn chưa thật sự phổ biến và mang lại hiệu quả cao.

Trên cơ sở kinh nghiệm về liên kết kinh tế giữa DN và nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở một số nước trên thế giới, để thúc đẩy liên kết kinh tế giữa DN và nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, thời gian tới, cần lưu ý một số giải pháp sau:

Một là, thành lập các hiệp hội nông dân để giúp tăng cường vị thế và khả năng thương lượng của nông dân trong quá trình liên kết. Đồng thời, đây cũng là nhân tố quan trọng bảo đảm lợi ích của nông dân trong quá trình thực hiện liên kết kinh tế với DN.

Hai là, cần đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, hình thành và phát triển của các tập đoàn bán lẻ, mở rộng quy mô các trang trại và nhà máy chế biến để tạo động lực thúc đẩy liên kết kinh tế giữa DN và nông hộ, đặc biệt

là liên kết theo hình thức hợp đồng. Bên cạnh đó, cần lưu ý liên kết kinh tế giữa DN và nông hộ có sự khác biệt giữa các đối tượng sản xuất nông nghiệp.

Cùng một điều kiện như nhau, nhưng kết quả liên kết kinh tế sẽ không giống nhau giữa các loại cây trồng, vật nuôi. Do đó, việc liên kết kinh tế giữa DN và nông hộ, đặc biệt là liên kết theo chiều sâu sẽ không thành công ở tất cả các loại sản phẩm nông sản.

Ba là, để thúc đẩy liên kết kinh tế, Chính phủ thành lập các DN nhà nước để liên kết với nông hộ là hoạt động không cần thiết, vì nếu DN nhà nước hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả liên kết và hiệu quả sản xuất của nông hộ.

Bốn là, chú trọng đến lợi ích của nông dân và DN nhận được trong quá trình liên kết. Vì đây là động lực quan trọng giúp duy trì, mở rộng và tạo tính bền vững trong liên kết kinh tế giữa DN và nông hộ.

Năm là, một địa phương vẫn có thể thành công với phát triển liên kết kinh tế giữa DN và nông hộ dù thiếu vắng các cơ chế pháp luật hỗ trợ thực thi liên kết hiệu quả. Tuy nhiên, sự định hướng, hỗ trợ đúng đắn của chính phủ sẽ tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển liên kết kinh tế giữa DN và nông hộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)