Những yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng về sự liên kết của trang trại chăn nuôi lợn với thương lái, doanh nghiệp 55 3.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết với thương lái, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tại các trang trại

3.3.6. Những yếu tố bên trong

Với xu hướng đi lên của việc phát triển sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, yêu cầu nguồn lao động của các trang trại đang rất cần cả về số lượng và chất lượng của tất cả các thành viên trong từng trang trại kể cả lao động thuê ngoài hiện nay đều chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của việc phát triển nền kinh tế hàng hoá, cho nên trong thời gian tới phải có ngay những chiến lược, giải pháp cụ thể để phát triển nguồn lao động của các trang trại chăn nuôi. Đó là việc đào tạo tại chỗ kết hợp dài hạn và ngắn hạn vừa đảm bảo tính trước mắt cũng như đáp ứng nhu cầu lâu dài. Trong đào tạo cần phải cụ thể sát với thực tế những kiến thức cần để áp dụng vào phát triển mô hình trang trại chăn nuôi của địa phương.

Huyện Đồng Hỷ có nguồn lao động tương đối dồi dào song do chính sách và cơ chế thị trường mở rộng nên số lượng lao động dư thừa hàng năm thường đi làm ăn xa. Để quản lý và sử dụng được nguồn lao động tại chỗ một cách hiệu quả là vấn đề nan giải mà đòi hỏi nhà nước phải xây dựng ngay những cơ chế ưu đãi để tại địa phương có thể xây dựng và phát triển được nhiều loại mô hình sản xuất kinh tế phù hợp, tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp, thời gian dài để các trang trại chăn nuôi phát triển thêm về quy mô, mở rộng thêm về loại hình trang trại tạo điều kiện công ăn việc làm cho những lao động dư thừa.

Phần lớn các chủ trang trại trong huyện còn thiếu kinh nghiệm, trình độ sản xuất kinh doanh, việc phân tích hạch toán còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi trong những năm qua. Do vậy cần phải mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tại địa phương để các hộ nông dân cũng như chủ các trang trại và người lao động có những kiến thức cơ bản để áp dụng vào thực tế sản xuất không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra có giá trị cao nhất, giá thành thấp nhất góp phần đem lại thu nhập cao cho người lao động từ đó họ sẽ yên tâm ở lại sản xuất ngay trên mảnh đất quê hương của mình mà không cần đi đâu xa nữa. Phát hành các chương trình truyền thanh trong huyện, Đài phát thanh của xã về các mô hình, kinh nghiệm của những trang trại sản xuất kinh doanh giỏi để mọi người học tập và làm theo.

Xuất bản những tài liệu về kinh tế, kỹ thuật liên quan đến các mô hình trang trại giúp cho nông dân, chủ trang trại trong huyện có điều kiện, nâng cao nhận thức.

3.3.6.2 Nguồn lực trong sản xuất

Nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa giảm chi phí đầu vào để tồn tại, tăng khả năng cạnh tranh thị trường, Nhà nước cần có chính sách vay vốn có lãi suất ưu đãi, vay vốn dài hạn đủ thời gian quay vòng của chu kỳ

sản xuất, để các chủ trang trại đầu tư máy móc, thiết bị, từng bước cơ giới hóa, điện khí hóa các khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch... xây dựng cơ sở hạ tầng, việc thế chấp tài sản cần được áp dụng.

Kết quả điều tra cho thấy nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế trang trại của huyện Đồng Hỷ là rất cần thiết cho hiện tại và trong tương lai. Đối với các trang trại thì vốn là một trong những điều kiện quan trọng tác động trực tiếp một cách lớn lao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thực tế hầu hết các trang trại đều thiếu vốn để sản xuất. Vần đề đặt ra là phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn cho trang trại, đảm bảo cho các trang trại phát triển ổn định, vững chắc đạt hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện tốt mục tiêu cần phải:

- Các trang trại chăn nuôi cần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn vốn tự có của mình bằng cách kết hợp kinh doanh theo phương thức “lấy ngắn nuôi dài”, quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích tránh gây lãng phí.

Qua đó trang trại sẽ từng bước mở rộng quy mô vốn để phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh.

- Chủ trang trại căn cứ vào yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh để lập các dự án đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt cho trang trại vay vốn. Trên cơ sở đó Ngân hàng tiến hành cho cá trang trại vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.

3.3.6.3 Khoa học kỹ thuật

Tập huấn kỹ thuật: Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp &PTNT, và các cấp chính quyền địa phương tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, hướng dẫn các biện pháp sản xuất trang trại chăn nuôi chống bệnh dịch nhằm giúp người chăn nuôi củng cố, nắm sâu kiến thức và tự tin hơn trong chăn nuôi quy mô trang trại.

Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi gia súc gia cầm, các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho các chủ trang trại chăn nuôi. Nội dung tập

huấn chưa được khai thác.

Cần xây dựng đường giao thông nông thôn với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm tạo điều kiện vận chuyển hàng hoá ra khỏi vùng được dễ dàng và nhanh chóng.

Phải quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ các trang trại chăn nuôi… phải tập chung gần nhà xưởng, điện nước, nâng cấp đường xá giao thông đi lại cho thuận tiện để sản xuất.

3.3.6.4 Tài chính ngân sách và các hoạt động tín dụng ngân hàng:

a) Tài chính ngân sách:

Tăng cường quản lý thu, chi ngân sách năm 2018 theo Nghị quyết HĐND huyện. Tăng cường chỉ đạo cơ quan Thuế, các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ các nguồn thu hiện có, rà soát việc nộp thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn;

thường xuyên nắm bắt biến động và đề ra các biện pháp phù hợp, kịp thời thu, nộp vào ngân sách Nhà nước.

Thu cấp quyền sử dụng đất đạt 367% dự toán tỉnh giao và bằng 318% so với cùng kỳ; thu từ tiền thuê đất đạt 146% dự toán tỉnh giao và bằng 235% so với cùng kỳ; thu từ phí, lệ phí các loại đạt 110% dự toán năm; thu từ thuế thu nhập cá nhân đạt 112% so với dự toán năm, tăng 35%.

Các xã, thị trấn trên địa bàn cũng thu ngân sách nhà nước vượt gần 15%

dự toán năm, tăng 17%. Trong đó, có 6 xã hoàn thành vượt mức dự toán năm.

Khoản thu thuế ngoài quốc doanh tuy gặp khó khăn nhưng cũng đã đạt gần 90% dự toán năm; lệ phí trước bạ đạt 66% kế hoạch năm…

Để tiếp tục nâng cao số thu ngân sách các đơn vị tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp tăng thu như: Tập trung phân tích, đánh giá, rà soát các nguồn thu; tăng cường các giải pháp thu hồi nợ thuế và thu đủ số phát sinh vào ngân sách… góp phần vào hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách của toàn ngành Thuế

b) Về hoạt động tín dụng - Ngân hàng:

- Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với kinh tế trang trại, việc vay vốn phải đảm bảo kịp thời, thủ tục vay đơn giản, thời gian vay cần phải

phù hợp với chu kỳ kinh doanh của từng loại sản phẩm, lãi suất vay hợp lý nhằm giúp cho trang trại có thể tiếp cận được vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó Ngân hàng cần tăng cường theo dõi, kiểm tra hướng dẫn các trang trại chăn nuôi sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.

- Cần có chính sách để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tạo lập trang trại, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng các hình thức như: Hợp tác xã tín dụng, quỹ xóa đói giảm nghèo, vay vốn của các tổ chức hội nông dân, hôi phụ nữ.

- Nhà nước hỗ trợ vốn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, hệ thống điện ở địa phương. Đây là những đầu tư đòi hỏi lượng vốn lớn vừa có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)