5. Bố cục của luận văn
1.3. Cơ sở thực tiễn về việc tiếp cận tín dụng chính thức của các DNNVV
1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Trong 20 năm trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương (1997-2017), cả nước chứng kiến tốc độ phát triển vượt bậc của Đà Nẵng. Từ khi có xếp hạng chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, trong 10 năm 2006-2016, Đà Nẵng đã 6 lần dẫn đầu cả nước, đây được coi như là một mô hình để các tỉnh khác tham khảo và học hỏi. Sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng gồm nhiều yếu tố do hấp thu các chính sách thuận lợi dành cho thành phố trực thuộc trung ương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao,… Trong sự phát triển của Đà Nẵng, vai trò của DNNVV đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vấn đề tiếp cận tín dụng chính thức của các DNNVV ở Đà Nẵng có một số thuận lợi hơn so với các tỉnh khác vì những lý do sau:
- Thông qua quỹ tín dụng: Năm 2007, Đà Nẵng thành lập “Quỹ đầu tư phát triển TP Đà Nẵng” theo Quyết định số 7977/QĐ-UB hoạt động cho vay đầu tư với lãi suất theo quy định của TP Đà Nẵng. Năm 2013, Đà Nẵng thành lập “Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Đà Nẵng” theo Quyết định số 9299/QĐ-UB với vốn điều lệ 30 tỷ đồng. Với hai quỹ này, DNNVV thành phố Đà Nẵng có thể tiếp cận được nguồn vốn phục vụ SXKD.
- Chính quyền Đà Nẵng thường xuyên tổ chức hội thảo với doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại; minh bạch thông tin KTXH và thông tin quy hoạch để các tổ chức tài chính đưa ra các gói vay vốn phù hợp cho doanh nghiệp.
- Hưởng các chính sách ưu đãi tín dụng tùy lĩnh vực hoạt động theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu và chương trình phát triển kinh tế vùng của Chính phủ.
Tuy có một số lợi thế so với các tỉnh khác, tỷ lệ DNNVV ở Đà Nẵng khó tiếp cận tín dụng chính thức vẫn tương đối cao, chủ yếu do quy định về điều kiện cho vay của các tổ chức tài chính vẫn còn rất khắt khe, mặt khác, các doanh nghiệp còn thiếu năng lực quản lý, chưa tạo được uy tín cần thiết để đảm bảo khả năng trả nợ.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn, mật độ dân số thấp, đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp và đất rừng sản xuất. Nghệ An có khoảng 15.000 doanh nghiệp, trong đó có 10.000 doanh nghiệp hoạt động và 97% là DNNVV.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp đa phần quy mô nhỏ, năng lực quản lý SXKD yếu, tài sản có giá trị thấp nên rất khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng để phục vụ SXKD. Mặt khác, ảnh hưởng tình trạng thể chế chung của cả nước, các điều kiện cho vay còn quá khắt khe làm cho nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận tín dụng chính thức. Qua nghiên cứu, một số giải pháp đã được Nghệ An áp dụng và đã bước đầu đạt được thành công gồm:
Minh bạch hóa nhanh chóng và toàn diện hệ thống sổ sách kế toán, tài chính đối với các DNNVV: Sự rõ ràng và chính xác trong hệ thống sổ sách kế toán, tài chính của các doanh nghiệp là một điều kiện rất quan trọng (điều kiện cần) để các tổ chức tín dụng đánh giá thực trạng về năng lực tài chính của một doanh nghiệp và do đó quyết định đến việc cho vay đối với các doanh nghiệp khi họ tiếp cận các ngân hàng. Điều này không chỉ đối vối việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng mà còn nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước nói chung đối vối doanh nghiệp. Tính minh bạch trong hệ thống kế toán của các DNNVV được
đánh giá là còn nhiều yếu kém. Minh bạch hóa trong hệ thống kế toán đối vối các DNNVV cần được thực hiện một cách toàn diện và nhanh chóng để sớm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Khuyến khích phát triển dịch vụ thẩm định tài sản doanh nghiệp: Trong quy trình cho vay của các tổ chức tín dụng, công việc thẩm định tài sản thế chấp của khách hàng doanh nghiệp là một bước quan trọng để xác định năng lực đảm bảo tài sản của doanh nghiệp. Kết quả điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Nghệ An cho thấy nhiều doanh nghiệp phản ánh hiệu quả thẩm định tài sản thế chấp của các tổ chức tài chính, tín dụng chưa được đảm bảo, còn gây thiệt thòi cho doanh nghiệp do vậy, cần khuyến khích thành lập các trung tâm có chức năng pháp lý về thẩm định tài sản doanh nghiệp, trong đó có thẩm định tài sản đảm bảo cho các thủ tục vay vốn đối vối ngân hàng thương mại.
Hỗ trợ cấp vốn cho DNNVV thông qua mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng:
với sự ra đời của quỹ bảo lãnh tín dụng, các DNNVV của Nghệ An có cơ hội tốt để tiếp cận nguồn vốn tín dụng, do vậy có thể “giải toả” được tình hình thiếu vốn sản xuất và kinh doanh hiện nay. Quỹ tín dụng bảo lãnh cho DNNVV hoạt động vối mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ DNNVV thông qua các cơ chế ưu đãi khác nhau và hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển bền vững của các doanh nghiệp này, cuối cùng là đạt được một mức tăng trưởng kinh tế cao đối vối địa phương.
Quản trị rủi ro lãi suất nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng đối với các DNNVV: Với quy mô vốn nhỏ, trong hoạt động đầu tư, DNNVV không thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán như các doanh nghiệp quy mô lớn, mà chỉ có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng, hoặc thậm chí phải vay từ các cá nhân. Các khoản vay này thường chịu lãi suất cao, đòi hỏi phải có tài sản thế chấp. Với những rủi ro biến động lãi suất hiện nay (chủ yếu biến động tăng), nguy cơ doanh nghiệp bị lỗ vốn, không trả được nợ là mối quan ngại sâu sắc của nhiều chủ doanh nghiệp. Đối với rủi ro lãi suất, giải pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là DNNVV nên tìm kiếm và tận dụng các khoản vay dài hạn vối lãi suất ưu đãi.
Đẩy mạnh các hoạt động tập huấn kỹ năng quản lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Một trong những nguyên nhân khá cơ bản đối với các DNNVV gặp khó khăn trong việc tiếp cận vay vốn từ các ngân hàng là khâu lập đề án và khả năng quản lý, triển khai thực hiện đề án vay vốn hiệu quả. Trong khi phần lớn các chủ DNNVV có trình độ, năng lực còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ. Các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn các kiến thức, kỹ năng quản lý cho đội ngũ quản lý các doanh nghiệp này nhằm vừa nâng cao năng lực quản lý nói chung, vừa đáp ứng được các yêu cầu của các ngân hàng trong quá trình xét duyệt, giải ngân và kiếm soát vốn.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về việc tiếp cận tín dụng chính thức của các DNNVV trên địa bàn thành phố Sông Công
Đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của DNNVV trong phát triển kinh tế. Thực tế chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển kinh tế, không chỉ có doanh nghiệp lớn mà phải quan tâm phát triển DNNVV bởi hệ thống doanh nghiệp này có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm.
Thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNNVV trên nhiều lĩnh vực. Các tổ chức chuyên trách này hỗ trợ các DNNVV vượt qua các khó khăn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường, chất lượng sản phẩm theo hướng khuyến khích DNNVV phát triển. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ được thực hiện nhất quán, linh hoạt, có hiệu quả và được thực hiện xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống doanh nghiệp này, từ khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, tăng trưởng và toàn cầu hóa. Trong những chính sách đó, trợ giúp về tín dụng được các địa phương đặc biệt quan tâm. Các hỗ trợ tín dụng giúp DNNVV thuận lợi hơn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng như: ưu đãi lãi suất vay vốn, ưu đãi thời hạn vay vốn…
Tăng cường nhận thức của các nhân viên ngân hàng về mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các DNNVV, để họ thấy được đó là quan hệ tác động qua lại trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh. Cần nhận thức rằng,
những tồn tại, yếu kém trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ về phía các doanh nghiệp, mà còn về phía các ngân hàng.
Việc thiếu hiểu biết về đặc điểm hoạt động của các DNNVV dẫn đến việc xây dựng các quy trình và thủ tục cho vay không hợp lý và do đó, làm cản trở hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Các DNNVV dễ bị tác động nhiều trước các biến động kinh tế, do vậy để nâng cao khả năng thích ứng, một trong những cách thức để thích ứng là các DNNVV cần liên kết với nhau và kết nối với hệ thống các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Về hoạt động này, kinh nghiệm cho thấy rằng, các nhà quản lý kinh tế của Tỉnh cần quan tâm, tạo điều kiện nhằm phát triển các mối quan hệ này thông qua các hình thức hiệp hội, nghiệp đoàn, các hình thức như thầu phụ, nhà cung cấp... Hoạt động này, một mặt tạo điều kiện cho các DNNVV tích lũy kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý, quy trình công nghệ cũng như bảo lãnh giúp DNNVV tiếp cận với các nguồn lực phát triển.
DNNVV chủ yếu tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng thương mại mà chưa tìm hiểu, chưa khai thác tốt các hình thức huy động vốn khác làm giảm khả năng có được vốn vay.
DNNVV không tiếp cận được vốn vì không thỏa mãn điều kiện cho vay:
không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đạt giá trị tương quan khoản vay; không đáp ứng được hồ sơ năng lực hoặc hồ sơ không minh bạch, có độ tin cậy không cao.
DNNVV có quy mô nhỏ, năng lực quản lý không chuyên nghiệp, năng lực sản xuất hạn chế do thiếu nguồn nhân lực, không đánh giá được hiệu quả dự án sử dụng vốn vay.
Lãi suất cho vay cao là một vấn đề đối với DNNVV khi DNNVV chưa tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi.
Chính sách của nhà nước chưa đủ mạnh, chưa phù hợp trọng tâm cũng là một thách thức đối với khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV
Chương 2