5. Bố cục của luận văn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế từ địa bàn thành phố Sông Công. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn là nguồn thông tin thứ cấp và nguồn thông tin sơ cấp.
2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp tổng hợp tài liệu. Nguồn số liệu chủ yếu được thu thập từ các nguồn sau:
- Các tài liệu sách, báo, báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ
tỉnh Thái Nguyên, Phòng Kế hoạch và Đầu tư thành phố Sông Công và Phòng thống kê thành phố Sông Công.
- Niên giám thống kê thành phố Sông Công năm 2016 - Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.
- Luận văn sử dụng các số liệu điều tra kinh tế trong các vùng của thành phố Sông Công và thừa kế các số liệu đã công bố trước đây.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra thực tế đối là Các DNNVV trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Quy mô mẫu:
Chọn mẫu: Do số lượng DNNVV tại Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên tương đối ít chỉ có là 138 doanh nghiệp nên tác giả tiến hành điều tra toàn bộ số lượng doanh nghiệp trên.
Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên từ danh sách các DNNVV trên địa bàn.
Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Không ý kiến (Bình thường), 4- Đồng ý và 5- Rất đồng ý.
Thiết kế phiếu điều tra
Từ nhu cầu thông tin cho nghiên cứu, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi thành 3 nhóm chính như sau:
+ Nhóm 1: Gồm những câu hỏi thông tin chung cho doanh nghiệp.
+ Nhóm 2: Gồm những câu hỏi về khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
+ Nhóm 3: Gồm những câu hỏi để tác giả có thể tổng hợp được kết quả cho câu hỏi Doanh nghiệp có tiếp cận được vốn tín dụng chính thức hay là không? Nếu không thì nguyên nhân chính là vì sao?
Triển khai thu thập số liệu
Trên cơ sở danh sách 138 DNNVV tác giả triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:
Bước 1: Tiến hành gửi thư điện tử cho các đối tượng phỏng vấn nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi.
Bước 2: Gọi điện thông báo cho các đối tượng phỏng vấn biết về việc đã gửi thư yêu cầu điều tra và xin phép, đề nghị các đối tượng phỏng vấn hợp tác trả lời.
Bước 3: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời qua thư điện tử.
Bước 4: Tiến hành gặp trực tiếp một số đối tượng phỏng vấn nếu như các câu trả lời của họ chưa đủ ý hoặc rõ nghĩa.
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Loại hình doanh nghiệp: 138 bảng hỏi phát ra trong đó có 58 bảng hỏi dành cho các doanh nghiệp vừa, 80 bảng hỏi dành cho doanh nghiệp nhỏ. Trong 138 bảng hỏi phát ra thì thu về được 138 bảng hỏi
Lĩnh vực hoạt động: Các doanh nghiệp được điều tra chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu, thực trạng tiếp cận vốn tín dụng trên địa bàn.
Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi của khả năng tiếp cận vốn tín dụng trên địa bàn.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã
được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.
Sử dụng phương pháp này để so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh liên hoàn với mục đích:
- So sánh khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức qua các thời kỳ nghiên cứu.
- So sánh các đối tượng tương tự 2.2.3.3. Phương pháp phân tích
Phương pháp này được sử dụng nhằm trình bày một cách khái quát và phản ánh trực quan các số liệu phân tích.
Biểu phân tích được thiết lập theo các dòng, cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích. Trong đó có những dòng, cột dùng để ghi chép các số liệu thu thập được và có những dòng, cột cần tính toán, phân tích.
Các biểu được sử dụng chủ yếu là biểu 5 cột hoặc 8 cột với các chỉ tiêu liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV.
2.2.3.4. Phương pháp tỷ lệ, tỷ trọng
Phương pháp này được sử dụng nhằm tính toán, phân tích mối liên hệ giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác có liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau theo các tiêu chí đặc trưng liên quan đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng.
- Phương pháp tỷ lệ phần trăm xem xét mức độ tăng hoặc giảm của các chỉ tiêu qua giai đoạn, hoặc các khoảng thời gian (thường là các năm). Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức, để nhận xét đánh giá trên cơ sở so sánh các tỷ lệ với giá trị tham chiếu.
Trong phân tích, tỷ lệ thường được phân thành các nhóm đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu cụ thể.
- Phương pháp tỷ trọng để phản ánh tỷ lệ phần trăm của một chỉ tiêu cá thể so với chỉ tiêu tổng thể.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình các doanh nghiệp
- Số lượng, quy mô: Căn cứ quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản) hoặc số lao động bình quân năm để xác định loại hình doanh nghiệp.
- Số lượng lao động: Tổng số lao động hiện có của doanh nghiệp, trên cơ sở đó để xác định loại hình doanh nghiệp.
- Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp.
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tính hình tài chính của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng doanh nghiệp dùng tài sản ngắn hạn chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn.
Tài sản lưu động - hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia tổng nợ cho vốn chủ sở hữu:
Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu =
Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ: Hệ số này cho biết tỷ trọng tổng tài sản được tài trợ bằng nợ của DN
Tỷ số nợ =
Tổng Nợ phải trả Tổng tài sản
Hệ số này càng nhỏ cho thấy sự an toàn về tài sản của DN càng cao, các khoản nợ càng được đảm bảo. Nếu tỷ lệ này cao (cao hơn mức trung bình) thì DN dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán
Hệ số vòng quay tổng tài sản là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.
Công thức tính Hệ số vòng quay tổng tài sản như sau:
Hệ số vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản có
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời.
Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
ROE = Tổng thu nhập Nguồn vốn chủ sở hữu
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiếp cận tín dụng chính thức
Số DNNVV được vay/Tổng số DN có nhu cầu vay vốn: Là chỉ tiêu phản ánh phần trăm số DNNVV tiếp cận được với tín dụng chính thức.
Tỷ lệ số DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng chính thức = Tổng số DNVVN được vay vốn tín dụng chính thức/Tổng số DNNVV được tiếp cận với vốn tín dụng chính thức
Số DNNVV có đủ điều kiện tiếp cận tín dụng chính thức/Tổng số DN có nhu cầu vay vốn: Là chỉ tiêu xác định tỷ lệ những DNNVV có đủ điều kiện tiếp cận vốn tín dụng chính thức.
Tỷ lệ số DNNVV đủ điều kiện tiếp cận vốn tín dụng chính thức = Tổng số DNVVN đủ điều kiện vay vốn tín dụng chính thức/Tổng số DNNVV được tiếp cận với vốn tín dụng chính thức.
Chương 3