Chương 3 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG
3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên Về vị trí địa lý: Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, cách Hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua phía Đông thành phố; là thành phố công nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Mặc dù có diện tích tương đối nhỏ, song thành phố Sông Công có tài nguyên du lịch khá phong phú, có tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, và phát triển du lịch lịch sử.
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên Năm 2016 tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tính cả các chi nhánh đạt 5.703 tỷ đồng đạt 100,9% so với kế hoạch năm của thành phố và tăng 11,78% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 640 tỷ đồng, bằng 110,6% so với kế hoạch, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 103,6 tr USD (theo giá thực tế), bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người đạt 44trđ/người/năm, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015.
Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tương đối ổn
định, chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tăng nhẹ, bao gồm các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, vật tư nông nghiệp và một số mặt hàng phục vụ cho xây dựng dân dụng. Tổng giá trị hàng hóa bán lẻ trên địa bàn năm 2015 ước đạt 528,4 tỷ đồng (theo giá thực tế), bằng 108% so với kế hoạch năm và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo báo cáo, tổng thu cân đối năm 2016 đạt gần 274 tỷ đồng, bằng 200,8% dự toán năm tỉnh giao, bằng 160% dự toán năm thành phố giao, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 1 số khoản thu đạt cao như thu cấp quyền sử dụng đất thực hiện đạt gần 130 tỷ đồng, bằng 432,6% so với kế hoạch tỉnh giao; Thu tiền thuê đất được trên 15 tỷ đồng, đạt 565% kế hoạch tỉnh giao, bằng 494% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách nhà nước thực hiện 356 tỷ đồng, bằng 135% kế hoạch tỉnh giao. Công tác quản lý, điều hành ngân sách và kiểm soát chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo phương châm tiết kiệm, hiệu quả và chặt chẽ, đúng quy định.
Các Ngân hàng trên địa bàn đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, tập trung huy động vốn để phục vụ nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân để phát triển sản xuất, kinh doanh và đảm bảo chính sách xã hội. Tổng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn thành phố ước đạt 2.041,6 tỷ đồng, tăng 29,2% so với cùng kỳ; tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ước đạt 1.974 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng trên đã
thể hiện sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các tổ chức tín dụng, từ đó đã góp phần tháo gỡ những khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp.
3.1.3. Những thuận lợi khó khăn 3.1.3.1. Thuận lợi
Thành phố Sông Công có đầy đủ tiềm năng và các điều kiện thuận lợi để tạo lập môi trường hấp dẫn đề thu hút vốn đầu tư đó là:
Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, có các
tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua phía Đông thành phố; là thành phố công nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh Thái Nguyên và thành phố Sông Công có chính sách kinh tế đối ngoại rộng mở, an ninh chính trị và trật tự được đảm bảo.
Hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện kết nối giữa Sông Công với các địa phương khác trong tỉnh, cũng như giữa Sông Công với thủ đô Hà Nội.
Những năm qua kinh tế của Thành phố Sông Công có bước phát triển nhanh chóng và tương đối toàn diện cả về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
Sông Công là địa phương tập trung nguồn nhân lực có trình độ khá cao, năng động và sáng tạo trong làm ăn kinh tế, trong giao lưu buôn bán, dịch vụ có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến.
Thành phố Sông Công hiện nay có 2 khu công nghiệp tập trung là khu công nghiệp Sông Công 1 và khu công nghiệp Sông Công 2, ngoài ra thành phố còn các cụm công nghiệp khác như: Cụm Công nghiệp Khuynh Thạch, cụm công nghiệp Nguyên Gon, cụm công nghiệp Bá Xuyên. Điều này tạo điều kiện tốt về mặt bằng quỹ đất cho các nhà đầu tư.
3.1.3.2. Khó khăn
Thành phố Sông Công có diện tích đất hạn hẹp tổng diện tích đất tự nhiên chỉ đạt 98,37 km2 trong đó lại chủ yếu là đất nông nghiệp và lâm nghiệp, điều này gây khó khăn trong việc phát triển quỹ đất phục vụ các khu công nghiệp của thành phố.
Hệ thống ngân hàng chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu giao dịch của các doanh nghiệp, hiện nay mới chỉ có một số ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và một số công ty tư vấn, bảo hiểm có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Sông Công.