Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Xuân Trường ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2018 và định hướng kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 31 - 43)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Xuân Trường ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Xuân Trường là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nam Định, có tọa độ địa lý từ 20015' đến 20024' vĩ độ Bắc và từ 106017' đến 108025' kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Bình.

Phía Nam giáp huyện Hải Hậu.

Phía Tây giáp huyện Trực Ninh.

Phía Đông giáp huyện Giao Thủy.

Xuân Trường có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông thuận lợi.

Đường quốc lộ 21, tỉnh lộ 489 chạy qua huyện tạo sự liên hoàn hệ thống giao thông cùng với hệ thống các sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò tạo thành hệ thống giao thông thuận tiện cho phát triển, giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và trong toàn quốc.

* Địa hình, địa mạo: Địa hình Xuân Trường mang đặc điểm địa hình đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần về giữa huyện trong đó thấp nhất là các xã

Xuân Ngọc, Xuân Thủy và một phần xã Xuân Bắc, Xuân Phong. Đất đai ở đây được chia thành 2 vùng: Vùng đất bãi hàng năm được bù đắp bởi lượng phù sa sông Hồng và sông Ninh Cơ. Vùng trong đê là vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng với hệ thống kênh mương tự chảy hàng năm cung cấp nước cho trồng trọt và sinh hoạt.

* Khí hậu: Xuân Trường mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24°C, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20°C từ 8-9 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,9°C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 27°C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80-85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11).

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700-1.800 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7,8,9.

- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650-1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100-1.200 giờ, chiếm 70%

số giờ nắng trong năm.

- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ trung bình cả năm là 2-2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60-70%, tốc độ gió trung bình 2,4-2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, với tần suất 50-70%, tốc độ gió trung bình 1,9-2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng.

-Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 trận/năm.

Nhìn chung khí hậu Xuân Trường rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và các hoạt động du lịch. Điều kiện khí hậu Xuân Trường rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm, cây cối bốn mùa ra hoa kết trái, đồng ruộng mỗi năm tăng vụ được 2-3 vụ, có nơi mỗi năm tăng vụ được 4-5 vụ.

* Thủy văn

Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: Sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò và chế độ thủy triều. Xuân Trường có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với mật độ mạng lưới sông ngòi vào khoảng 0,7-0,9 km/km2. Các dòng chảy đều theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Hiện tại sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn toàn huyện qua các cống dưới đê như: cống chợ Đê- Hành Thiện, cống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hạ Miêu 1, Hạ Miêu 2- Xuân Thành, cống Bùi (Xuân Hồng), cống Trung Ninh (Xuân Ngọc), cống số 7- Sa Cao, cống Trà Thượng- TT Xuân Trường... Sông ngòi Xuân Trường được phân làm 2 loại: các sông chính và sông nội đồng.

* Các nguồn tài nguyên +/ Tài nguyên đất

Đất đai Xuân Trường hầu hết có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu vực sông Hồng. Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ 96% (Fluvisols), tiếp đến là nhóm đất phèn 4%, đất cát 1%, đất mặn 1%. Theo kết quả điều tra, khảo sát, phân loại đất theo tiêu chuẩn quốc tế (FAO-UNESCO) đất Xuân Trường bao gồm các loại như sau:

- Đất phù sa- Fluvisols (FL)

Hệ thống đê của các dòng sông chia đất phù sa thành 2 vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đáp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi hàng năm. Nhóm đất phù sa có 4 đơn vị đất là đất phù sa trung tính ít chua - Eutric Fluvisols (Fle); đất phù sa chua - Dystric Fluvisols (FLd); đất phù sa glây - Gleyic Fluvisols (FLg) và đất phù sa có tầng đốm rỉ- Cambic Fluvisols (FLb) trải khắp trên toàn huyện.

- Đất phèn - Thionic Fluvisols (FLt)

Diện tích khoảng 500 ha, chiếm 4% diện tích tự nhiên của huyện, phân bổ ở các xã Xuân Vinh, Xuân Hòa nơi địa hình thấp.

Nhóm đất phèn có một đơn vị đất là đất phèn tiềm tàng và chủ yếu đang được trồng lúa.

- Đất cát - Arenosols (Arh-e)

Diện tích khoảng 100ha phân bố rải rác tại các xã ven sông.

- Đất mặn - SaLic Fluvisols (FLs)

Diện tích khoảng 100 ha phân bố chủ yếu tại xã Xuân Vinh.

+/ Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Có nhiều sông lớn chảy qua, nguồn nước mặt có trữ

lượng lớn từ các con sông như Sông Hồng, Sông Ninh Cơ, Sông Sò có khả năng cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Nước mưa: lượng mưa bình quân hàng năm lớn (1.700-1.800 mm) nhưng phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7,8,9 tới 80% lượng mưa cả năm góp phần bổ sung nguồn tài nguyên nước cho huyện, song mùa mưa thường gây ra úng lụt cục bộ ở nhiều nơi.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện Xuân Trường trữ lượng tương đối phong phú và phân bố rộng. Độ sâu khai thác chênh lệch lớn giữa các vùng, chất lượng nước ngầm tương đối tốt, phù hợp với sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

+/ Tài nguyên nhân văn

Xuân Trường là một huyện có truyền thống cách mạng, có Chi Bộ Đảng cộng sản Xuân Việt Nam từ đầu năm 1930 và có nhiều nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, giữ các cương vị trọng trách của Đảng, Nhà Nước, Quân Đội.. Tiêu biểu là Cố Tổng Bí thư - cố Chủ tịch nước Trường Chinh và 07 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 02 anh hùng lao động. Huyện và 10 địa phương trong huyện được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp;

Hợp tác xã nông nghiệp Xuân Phương được phong tặng danh hiệu “ Anh hùng lao động” Thời kỳ đổi mới.

+/ Tài nguyên du lịch

Xuân Trường là một vùng đất văn hiến, có nhiều người học đỗ đạt cao. Toàn huyện có 17 di tích văn hóa lịch sử được nhà nước xếp hạng, trong đó có Nhà lưu niệm cố Tổng Bí Thư Trường Chinh, chùa Keo Hành Thiện, Nhà thờ Bùi Chu, nhà thờ Phú Nhai là điểm tham quan thu hút nhiều khách du lịch trong cả nước đến với huyện Xuân Trường.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

a) Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tổng giá trị sản xuất toàn huyện tương đối ổn định và phát triển qua các năm.

Năm 2018, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 4.380 triệu đồng (giá so sánh 2010), Giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 35,6 triệu USD = 101,7% KH, tăng 7,6% so với năm 2017.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất tương đối cao, bình quân giai đoạn 2015-2018 là 7,54%/năm, trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 1,24%/năm, ngành công nghiệp, xây dựng tăng 11,6%/năm, dịch vụ tăng trung bình 4,7%/năm

b) Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện từng bước được chuyển dịch theo hướng tích cực;

ngành phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu kinh tế phân theo giá trị sản xuất có sự thay đổi qua các năm như sau:

Giai đoạn 2015-2018, ngành nông, lâm, thủy sản và dịch vụ có xu hướng giám về tỷ trọng trong khi đó ngành công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng tăng trong cơ cấu ngành. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông, làm, thủy sản - Công nghiệp và xây dựng - dịch vụ năm 2018 tương ứng là 15,74% - 55,32% - 28,94%.

c) Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2018

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 9,57% (Kế hoạch 9,48%).

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thuỷ sản tăng 3,8% (Kế hoạch 3,5%

trở lên):

+ Năng suất lúa 123,5 tạ/ha (= 100,4% Kế hoạch).

+ Sản lượng lương thực (cây có hạt) đạt: 70.300 tấn (= 100,4% Kế hoạch).

+ Giá trị thu được trên ha canh tác (theo giá hiện hành) đạt 100 triệu đồng (= 100% KH).

+ Tổng đàn lợn 71.556 con (= 106% Kế hoạch).

+ Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 17.500 tấn (= 100% Kế hoạch), trong đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 15.944 tấn (= 104,8% Kế hoạch).

- Giá trị sản xuất CN-TTCN (giá so sánh 2010) đạt 4.380 tỷ đồng (=107,5%KH). Tốc độ tăng trưởng sản xuất CN-TTCN đạt 12,46%. Giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 35,6 triệu USD (= 101,7% Kế hoạch).

- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 479,412 tỷ đồng = 247% dự toán.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) đạt 90% (=100% Kế hoạch).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 13,2% (Kế hoạch giảm 13,62%); tỷ suất sinh giảm 0,21‰ (Kế hoạch giảm 0,1‰).

- Tạo việc làm mới cho 3.136 lao động (= 104,5% Kế hoạch) . Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung còn 2 % (Kế hoạch giảm còn 2,3%).

3.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Giai đoạn 2015-2018, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 1,24%/năm, trong đó ngành thủy sản tăng mạnh, nhịp tăng bình quân đạt 6,03%/năm, nông nghiệp ổn định, mức tăng 1,95%/năm. Trong cơ cấu ngành, nông nghiệp có tỷ trọng giảm dần song vẫn chiếm đa số, năm 2010 chiếm 94,45%, năm 2014 chiếm 93,2%, thủy sản chiếm tỷ lệ thấp, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể. Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tăng hiệu quả sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực.

b) Khu vực kinh tế công nghiệp

Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp có dấu hiệu phục hồi và phát triển, một số ngành nghề phát triển khá như dệt - may, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất máy móc thiết bị, sản xuất đồ gỗ, hàng thủ công mĩ nghệ.

Cụm công nghiệp có 4 CCN, trong đó: Cụm công nghiệp Xuân Tiến, diện tích quy hoạch 15,6 ha; giai đoạn 1 đã thu hồi 7,6 ha, tỷ lệ lấp đầy hiện tại là 100%.

Cụm công nghiệp thị trấn Xuân Trường, diện tích quy hoạch 13,7 ha, giai đoạn 1 đã

thu hồi 13,7 ha, tỷ lệ lấp đầy hiện tại là 100%. Cụm công nghiệp Xuân Bắc, diện tích quy hoạch 7,6 ha, giai đoạn 1 đã thu hồi 4 ha, tỷ lệ lấp đầy hiện tại là 58%.

Cụm công nghiệp Xuân Hùng (khu vực huyện lỵ Xuân Trường), diện tích quy hoạch 14,9 ha, tỷ lệ lấp đầy hiện tại là 100%. Các cụm công nghiệp thu hút được 54 doanh nghiệp vào SXKD; tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gần 5.000 lao động.

c) Khu vực kinh tế dịch vụ

Dịch vụ thương mại: Tăng cường công tác quản lí thị trường, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trong năm, các đoàn kiểm tra liên ngành của huyện và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Đội QLTT số 9 (nay là Đội QLTT số 6) kiểm tra 320 vụ, phát hiện, xử phạt 210 vụ (tăng 40 vụ so với năm 2017), nộp ngân sách Nhà nước 289,5 triệu đồng.

Du lịch phát triển với quy mô ngày càng lớn, đa dạng về hình thức hoạt động; đã huy động xã hội hóa đầu tư các khu du lịch. Đến nay, đã đầu tư và đưa vào hoạt động: khu du lịch làng Hành Thiện Xuân Hồng. Các dịch vụ và cơ sở vật chất phục vụ không ngừng tăng về chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoại tỉnh.

- Năm 2018: Tổng thu ngân sách đạt 479,412 tỷ đồng = 247% dự toán, gồm các khoản: thu tiền cấp quyền sử dụng đất 380,815 tỷ đồng, = 401% dự toán, thu thường xuyên 98,596 tỷ đồng = 99% dự toán. Chi ngân sách được điều hành đúng luật, đúng dự toán và hiệu quả. Tổng chi ngân sách Nhà nước thực hiện 562,261 tỷ đồng = 137% dự toán, gồm: chi xây dựng cơ bản 15,629 tỷ đồng = 130% dự toán, chi thường xuyên 542,754 tỷ đồng = 138% so với dự toán.

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Xuân Trường 2015-2018, Niên giám thống kế huyện Xuân Trường)

3.1.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a) Dân số

Dân số năm 2018 có 167.060 người, trong đó: Nam có 81.526 người, Nữ có 85.534 người, dân số khu vực thành thị 8.067 người, chiếm 4,83 %, mật độ dân số bình quân 1.439 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn huyện là 1,505%/năm. Dân số ở nông thôn là 158.242 người chiếm 9,72% dân số và dân số ở thành thị là 8.818 người chiếm 5,28% dân số. Xuân Trường là một trong các huyện có mật độ dân số cao và không đồng đều giữa các xã trong huyện.

b) Lao động, việc làm và thu nhập

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2015 đạt 60,2% (chỉ tiêu 60%), tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 14,5% (chỉ tiêu là 15,8%). Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm mới cho người lao động được quan tâm, hàng năm có 3.000 người được đào tạo nghề, 3.100 người có việc làm mới. Thu nhập bình quân đầu người 30 triệu đồng; Các cấp, các ngành đã nỗ lực triển khai các chương trình, hoạt động giảm nghèo, song tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn 3,5%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn a) Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Xuân Trường có tổng diện tích tự nhiên là 641,34 ha, chiếm 5,52%

diện tích tự nhiên của huyện. Dân số đô thị là 7.597 người chiếm 4,55% dân số tự nhiên của toàn huyện, mật độ dân số đạt 1.184 người/km2 (mật độ dân số trung bình của huyện là 1.439 người/km2).

Quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh. Thị trấn Xuân Trường đang được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Một số khu vực ven đường tỉnh lộ, huyện lộ và các khu vực tập trung giao lưu kinh tế của các xã, đã hình thành những cụm dân cư, cụm điểm phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động thương mại - dịch vụ và các khu trung tâm xã, mang sắc thái đô thị nhỏ, như: Khu vực chân cầu Lạc Quần, khu vực chợ xã Xuân Tiến, khu Bùi Chu, Hành Thiện - xã Xuân Hồng.

b) Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Khu dân cư nông thôn có tổng diện tích là 2.852,54 ha chiếm 24,57% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số 159.463 người, chiếm 95,45% dân số tự nhiên của toàn huyện, bình quân 179 m2/người thấp hơn bình quân chung của tỉnh (bình quân 230 m2/người), các khu dân cư nông thôn được phân bố đều trên địa bàn 19 xã.

Khu dân cư nông thôn ở theo các thôn, làng dạng quần cư theo dòng họ lâu đời, trên địa bàn mỗi xã có nhiều điểm dân cư. Đặc điểm chung của khu dân cư là mật độ dân cư cao, sống bằng nhiều ngành nghề: Sản xuất nông nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, dịch vụ….Một số khu vực dân cư ở tập trung mật độ cao, tạo thành các điểm dân cư theo mô hình đô thị hóa khá rõ rệt như: Xuân Hồng, Xuân Ninh, Xuân Tiến…

3.1.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a) Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của huyện là đường bộ và đường sông, có khả năng liên kết rộng rãi địa bàn huyện với các địa phương lân cận; hoạt động vận tải trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là giao thông đường bộ. Giao thông vận tải đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách phục vụ tốt các ngành kinh tế đặc biệt là du

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2018 và định hướng kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)