Đánh giá của người sử dụng đất về quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2018

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2018 và định hướng kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 55 - 64)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá của người sử dụng đất về quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2018

Bảng 3.5. Thông tin về quy hoạch sử dụng đất và việc xây dựng quy hoạch của huyện Xuân Trường theo ý kiến người dân trên địa bàn

Chỉ tiêu đánh giá Số phiếu Tỷ lệ (%) trả lời Thông tin về quy hoạch SDĐ

Đã biết 102 92,73

Chưa biết 8 7,27

Ý kiến khác 0 0

Tổng 110 100

Việc công khai quy hoạch sử dụng đất

Công khai ở UBND huyện 19 15,20

Công khai ở UBND xã, thị trấn 104 83,20

Công khai ở nơi khác 2 1,60

Không thấy công khai 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tổng 125 100

Về quy hoạch sử dụng đất

Đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất 64 58,18

Bình thường 30 27,27

Không đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất 16 14,55

Không thấy kiểm tra, giám sát bao giờ 0 0

Tổng 110 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018) Qua số liệu bảng 3.5 cho thấy:

- Đánh giá về thông tin về việc lập quy hoạch sử dụng đất của huyện Xuân Trường: Có 92,73% người dân đã biết về quy hoạch huyện Xuân Trường, chỉ có 7,27% người dân là không biết về quy hoạch. Như vậy có thể nói qua sự đánh giá của các nhóm đối tượng điều tra thông tin về việc lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2015 - 2018 của huyện Xuân Trường là khá phổ biến, hầu hết người dân đều nắm được thông tin về việc lập quy hoạch của huyện Xuân Trường.

- Đánh giá về việc công khai quy hoạch: Có 15,20% nhận xét phương án quy hoạch có công khai UBND huyện; 83,20% nhận xét phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Xuân Trường đã được công khai ở UBND các xã, thị trấn; 1,60%

người dân được điều tra biết được quy hoạch của huyện Xuân Trường đã được công khai tại các địa điểm khác (khu dân cư, các khu vực thực hiện các công trình, dự án). Như vậy việc công khai phương án quy hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật đã được thực hiện khá tốt trong kỳ quy hoạch.

- Đánh giá về phương án quy hoạch: có 58,18% người dân cho rằng phương án quy hoạch đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất, trong khi đó tỷ lệ người dân có ý kiến về phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Xuân Trường không đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất là 14,55%, còn lại 27,27% cho rằng phương án quy hoạch sử dụng đất là bình thường (chung chung, không có ý kiến). Như vậy, có thể nói phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Xuân Trường vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu sử dụng đất, việc dự báo nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hội chưa sát với nhu cầu phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân, nhà đầu tư.

3.3.2. Đánh giá về kết quả thực hiện so với khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất

Hình 3.1. Đánh giá kết quả thực hiện so với khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua hình 3.1 cho thấy kết quả thực hiện so với khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất như sau: Người dân được điều tra đều có chung kết quả là phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Trường giai đoạn 2015 - 2018 chưa đạt tính khả thi cao, chưa có sự đột phá, khoảng 15% người dân được điều tra cho thấy kết quả thực hiện quy hoạch đạt trên 90%, có khoảng 20% người dân được điều tra cho kết quả thực hiện quy hoạch đạt từ 70 đến 90%, có khoảng 40% người dân được điều tra cho rằng kết quả thực hiện quy hoạch đạt 50 đến 70%, số còn lại khoảng 30% người dân được điều tra cho rằng kết quả thực hiện quy hoạch đạt dưới 50%. Từ kết quả điều tra trên cho thấy rằng kết quả thực hiện quy hoạch so với khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Trường giai đoạn 2015 - 2018 là chưa cao.

3.3.3. Đánh giá về ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất đến sự phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội của địa phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.2. Ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất đến sự phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội của địa phương

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua hình 3.2 việc đánh giá những ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Trường giai đoạn 2015 - 2018 đến sự phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội tại địa phương cho thấy:

- Đối với việc phát triển kinh tế xã hội: có 40% nhận xét việc phát triển là kinh tế xã hội tại địa phương phát triển tốt hơn khi thực hiện quy hoạch. Có 20% trả lời là các vấn đề kinh tế xã hội của huyện phát triển bình thường so với trước, còn lại 50%

nhận xét phương án quy hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Như vậy có thể đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử

dụng đất giai đoạn 2014 - 2018 của huyện Xuân Trường chưa tạo ra được sự phát triển kinh tế và xã hội đáp ứng được các nhu cầu trong đời sống của nhân dân.

- Đối với việc sản xuất nông-lâm nghiệp: Có 60% nhận xét phương án quy hoạch đã đáp ứng tốt hơn trong việc thực hiện sản xuất nông nghiệp; 30% cho rằng bình thường, còn lại 20% nhận xét chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân. Như vậy có thể nói phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đất canh tác nông nghiệp của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Đối với việc thực hiện các thủ tục về đất đai: Có 70% nhận xét rằng phương án quy hoạch sử dụng đất đã đảm bảo tốt hơn trong việc hoàn thiện các thủ tục về đất đai tại địa phương, chỉ có 10% là có ý kiến phương án quy hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được khi thực hiện các thủ tục về đất đai. Như vậy có thể nói phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Xuân Trường đã là cơ sở pháp lý trong việc quản lý đất đai tại địa phương, đảm bảo các quyền lợi của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.

3.3.4. Đánh giá về những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công tác QHSDĐ và áp dụng các văn bản mới liên quan đến QHSDĐ theo ý kiến của cán bộ ngành tài nguyên và môi trường

Bảng 3.6 ta thấy:

* Những nhân tố nào thuận lợi để thực hiện QHSDĐ và áp dụng văn bản mới liên quan đến công tác QHSDĐ: Có 6,67% ý kiến cho rằng tinh thần đoàn kết của nhân dân, 33,33% ý kiến cho rằng sự ủng hộ của các ban ngành, UBND địa phương, Có 26,67% sự tin tưởng vào chính của Đảng và Nhà nước và 33,33% tất cả các ý kiến trên, cho chúng ta thấy công tác quy hoạch sử dụng đất của địa phương có rất nhiều yếu tố thuận lợi.

Bảng 3.6. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công tác QHSDĐ và áp dụng các Văn bản mới liên quan đến QHSDĐ

TT Chỉ tiêu đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ %

trả lời I Những nhân tố nào thuận lợi để thực hiện QHSDĐ và

áp dụng văn bản mới liên quan đến công tác QHSDĐ?

1 Tinh thần đoàn kết của nhân dân 1 6,67

2 Sự tin tưởng vào chính của đảng và Nhà nước của dân 4 26,67 3 Sự ủng hộ của các ban ngành UBND địa phương 5 33,33

4 Tất cả các phương án trên 5 33,33

Tổng 15 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn II

Những khó khăn nào ảnh hưởng đến tính khả thi của việc thực hiện QHSDĐ của huyện giai đoạn 2015 - 2018?

1 Trình độ người dân chưa đồng đều 3 12,0

2 Chính sách còn nhiều bất cập 5 20,0

3 Quy hoạch chưa sát thực, chỉ tiêu quy hoạch quá cao 9 36,0

4 Vấn đề về vốn và kỹ thuật 8 32,0

5 Tất cả các phương án trên

Tổng 25 100

III Những khó khăn khi áp dụng các văn bản mới liên quan đến QHSDĐ?

1 Do cấp trên phổ biến xuống địa phương còn chậm 4 16,67 2 Do công tác tiếp thu, tuyền truyền, áp dụng của địa

phương còn chậm 6 25,0

3 Trình độ của người dân còn hạn chế 6 25,0

4 Bản thân các văn bản văn đó tính khả thi chưa cao. 3 12,50 5 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa

phương khác nhau 5 20,83

Tổng 24 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

* Những khó khăn nào ảnh hưởng đến tính khả thi của việc thực hiện QHSDĐ của huyện, giai đoạn 2011- 2015 có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến quy hoạch, có 12% ý kiến cho rằng trình độ người dân chưa đồng đều, 20% ý kiến cho rằng chính sách còn nhiều bất cập, có 36% ý kiến cho rằng quy hoạch chưa sát với thực tế và 32% ý kiến các vấn đề về vốn và kỹ thuật.

* Những khó khăn khi áp dụng các văn bản mới liên quan đến QHSDĐ:

Có 16,67% ý kiến cho rằng do cấp trên phổ biến xuống còn chậm, 25% ý kiến cho rằng trình độ người dân còn hạn chế, 20,83% cho rằng do điều kiện tự nhiên khác nhau, 25% ý kiến cho rằng do công tác tiếp thu, tuyên truyền áp dụng còn chậm và 12,5% ý kiến rằng bản thân các văn bản đó có tính khả thi chưa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

* Đánh giá chung việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2018 huyện Xuân Trường

+/ Những mặt đạt được

Từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành đến nay, trên địa bàn huyện Xuân Trường việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, tạo điều kiện để kinh tế nông thôn phát triển; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, người sử dụng và Nhà nước. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã

góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, giúp nhà nước thực hiện được quyền định đoạt về đất đai, nắm chắc quỹ đất, đảm bảo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương đi vào nề nếp.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo cho việc chủ động sử dụng quỹ đất hợp lý cho phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị, thương mại, khu dân cư.... góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình xã hội.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng; đã khai thác được tiềm năng về đất đai tăng nguồn thu cho ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, làm thay đổi diện mạo của đô thị và cơ sở hạ tầng của huyện trong những năm qua. Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội; Đảm bảo sử dụng đất tiếp kiệm, hợp lý, có hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

+/ Những tồn tại, vướng mắc

Trong những năm qua, huyện Xuân Trường có nhiều sự thay đổi về phát triển kinh tế - xã hội, những thành tựu mà huyện đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội có phần đóng góp không nhỏ của việc khai thác sử dụng đất hợp lý, hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đất đai theo hướng công nghiệp hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

và hiện đại hóa, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã nảy sinh nhiều vấn đề tồn tại cần được quan tâm, đó là:

1- Việc dự báo nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội do quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chuyên ngành của các ngành kinh tế - xã hội chưa sát với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong cơ chế kinh tế thị trường XHCN có sự quản lý của Nhà nước; nên nhiều công trình hạ tầng, nhiều dự án đầu tư có sử dụng đất phát sinh chưa được đề cập trong quy hoạch, kế hoạch kỳ đầu nhưng lại có nhu cầu cấp thiết; trong khi đó nhiều dự án có trong danh mục ghi trong quy hoạch, kế hoạch kỳ đầu lại không có khả năng đầu tư. Tính dự báo về sự phát triển, biến động của thị trường bất động sản trong quy hoạch và kế hoạch kỳ đầu chưa cao nên xác định nhu cầu sử dụng đất chưa sát với biến động của thị trường bất động sản.

2- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành khác chưa thực sự thống nhất, đồng bộ, tình trạng tự phát, cục bộ thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các ngành vẫn chưa được chấn chỉnh.

3- Nhận thức của các tổ chức, người dân về chính sách đất đai, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không đồng đều, ý thức của người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai, tình trạng sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn xảy ra.

4- Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ các nhóm đất còn chưa phù hợp, chưa theo hướng tích cực, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai.

5- Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng đất giữa quy định về quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất với quy định về thống kê, kiểm kê đất đai chưa thống nhất, một số chỉ tiêu sử dụng đất còn chưa rõ ràng (ví dụ: đất phát triển hạ tầng, đất sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, đất năng lượng, đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, đất di tích lịch sử văn hoá …) nên dẫn đến khó khăn cho việc xây dựng hệ thống các bảng biểu theo quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

+/ Nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất

* Về khách quan

- Chính sách, pháp luật giữa các ngành luật, sự chỉ đạo giữa các bộ, ngành tính thống nhất chưa cao; nên chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cơ sở (các xã, thị trấn) lúng túng trong thực hiện; điển hình như sự thiếu thống nhất trong việc xác định nhu cầu đất đai trong việc lập quy hoạch chuyên ngành với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất( ví dụ: đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp hay đề án phát triển kinh tế trang trại có nhu cầu chuyển đất trồng lúa sang các loại đất nông nghiệp khác phục vụ cho đề án rất cao, khó có thể cân đối quỹ đất để đáp ứng).

- Luật đất đai và Nghị định 42/2010/NĐ-CP, Nghị định 35/2015/NĐ-CP đề ra yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa; tuy nhiên cơ chế, chính sách hỗ trợ

người trồng lúa còn rất bất cập; mức hỗ trợ còn rất thấp so với lợi nhuận thu được nếu nông dân chuyển đất lúa sang nuôi trồng thuỷ sản hay lập vườn trồng cây lâu năm; do vậy người nông dân chuyển mục đích sử dụng đất sang lập vườn, đào ao nếu chỉ ngăn chặn bằng biện pháp hành chính gặp rất nhiều khó khăn.

- Tác động của biến đổi khí hậu diễn ra sớm hơn dự báo, đặc biệt là tác động của xâm nhập mặn trong mấy năm gần đây diễn ra nhanh chóng, việc canh tác nông nghiệp (trồng lúa, cây màu, ...) cho hiệu quả thấp, nông dân buộc phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang lập vườn trồng cây, đào ao nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao để khai thác tiềm năng đất đai.

- Thiếu các thông tin cơ bản của các nhu cầu sử dụng đất, nhất là các thông tin sử dụng đất của các Bộ, ngành ở Trung ương dẫn đến một số quy hoạch của tỉnh Nam Định phải điều chỉnh, huyện Xuân Trường cũng bị ảnh hưởng trong việc điều chỉnh quy hoạch của tỉnh.

- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thiếu và chưa hoàn chỉnh, ...

* Về chủ quan

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2018 và định hướng kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)