Kết quả thực hiện thủ tục đăng ký biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả làm việc của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện phú bình chuyển từ hai cấp sang một cấp (Trang 62 - 67)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Phân tích kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai

3.4.1. Kết quả thực hiện thủ tục đăng ký biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ

3.4.1.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân

Sau khi ổn định tổ chức hoạt động của mô hình Văn phòng một cấp.

Việc tiếp nhận và trả kết quả có một số sự thay đổi, cụ thể như sau:

- Đối với hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, việc tiếp nhận và trả kết quả được thực hiện tại bộ phận một cửa của UBND huyện - chuyển cán bộ chuyên môn trực tiếp kiểm tra, xử lý hồ sơ – trình ký của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất – chuyển cán bộ chuyên môn của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện – trình ký trưởng phòng Tài nguyên Môi trường – trình ký lãnh đạo UBND huyện ( ký duyệt quyết định Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) – chuyển cán bộ chuyên môn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cập nhật dữ liệu địa chính ( vào sổ, đóng dấu vào hồ sơ lưu- trả kết quả ) – Trả bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa của UBND huyện.

Thời gian thực hiện: 25 ngày làm việc đối với hồ sơ cấp giấy chứng nhận lần đầu, đối với các địa bàn vùng núi được cộng thêm 15 ngày làm việc.

Trình tự thực hiện thủ tục này không có sự khác biệt gì so với khi ở mô hình Văn phòng hai cấp.

- Đối với các loại hồ sơ cấp đổi và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: việc tiếp nhận và trả kết quả được thực hiện tại bộ phận một cửa của UBND huyện – chuyển cán bộ chuyên môn kiểm tra, xử lý hồ sơ – trình ký giám đốc Chi nhánh – Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên (viết giấy chứng nhận, đóng dấu, lưu hồ sơ – trả kết quả ) – phòng thông tin lưu trữ của chi nhánh (vào sổ, cập nhật sổ sách, trả kết quả) – Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện.

Thời gian thực hiện: Nếu không có thay đổi biến động gì 07 ngày làm việc đối với hồ sơ cấp đổi, 10 ngày làm việc đối với hồ sơ cấp lại. Cộng 15 ngày đối với các khu vực miền núi.

Bảng 3.6. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

Thời điểm Số lượng GCNQSDĐ (hồ sơ)

Từ 01/4/2016 đến 31/12/2016 1062

Năm 2017 1513

Tổng 2575

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Phú Bình, năm 2016, 2017) Nhìn vào số liệu được thể hiện tại bảng 3.7 cho thấy, tổng số hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận, cấp đổi cấp lại cho hộ gia đình, cá nhân được thực hiện từ ngày 01/4/2016 đến 31/12/2017 là 2575 hồ sơ. Tuy nhiên số lượng cấp giấy là không đều giữa các tháng trong năm. Đặc biệt là thời điểm khi vừa thay đổi sang cơ chế một cấp, lượng hồ sơ được thực hiện là không nhiều. Do đây là thời điểm giao thời giữa hai cơ chế hoạt động, chi nhánh còn nhiều bỡ ngỡ, dẫn đến việc hướng dẫn các cán bộ địa chính xã còn nhiều thiếu sót.

Việc cấp mới giấy chứng nhận chủ yếu là cấp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, liên tục từ trước 01/7/2004 bị cấp thiếu cấp sót. Phần còn lại là cấp đất trong các dự án bố trí tái định cư. Hồ sơ cấp đổi, cấp lại chủ yếu do Giấy chứng nhận đã quá cũ nát, do sang tên đổi chủ hoặc do mất giấy chứng nhận.

3.4.1.2 Kết quả thực hiện đăng ký chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

Qua gần hai năm triển khai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phú Bình đã thực hiện chuyển quyền được 8418 hồ sơ. Trong đó lượng hồ sơ năm 2017 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2016. Năm 2017 là sự chuyển biến mạnh mẽ về thị trường chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.

Lúc này việc thực hiện các quy trình hồ sơ đã đi vào khuôn khổ, lượng hồ sơ được nộp vào tăng dần theo từng tháng và đây là lượng hồ sơ chính tại Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phú Bình.

Bảng 3.7 Kết quả đăng ký chuyển quyền sử dụng đất Thời điểm Số lượng chuyển quyền (hồ sơ)

Từ 01/4/2016 đến 31/12/2016 3413

Năm 2017 5005

Tổng 8418

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Phú Bình, năm 2016, 2017) 3.4.1.3. Kết quả thực hiện đăng ký thế chấp, và xóa thế chấp quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân

3365 hồ sơ là tổng số hồ sơ đăng ký thế chấp và xóa đăng ký thế chấp được thực hiện tại chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất huyện Phú Bình kể từ ngày 01/4/2016 đến 31/12/2017. Lượng hồ sơ thực hiện thế chấp và xóa thế chấp thường tập trung vào tháng 1 và tháng 7 – 8, đây là thời gian đầu quý 1 và quý 3 nên cần vốn cho các hoạt động kinh doanh, đồng thời đây cũng là thời gian đáo hạn thế chấp của kỳ trước. Trong khi đó, tháng 2 là thời điềm của đầu năm âm lịch nên chủ yếu tâm lý của người dân không muốn mang nợ vào đầu năm dân đến lượng hồ sơ khá khiêm tốn.

Như vậy có thể thấy, đối với loại hồ sơ này, việc thực hiện hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai một cấp không ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Đây là loại hồ sơ được thực hiện chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế dựa trên tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất.

Bảng 3.8. Kết quả đăng ký thế chấp và xóa thế chấp quyền sử dụng đất Thời điểm Số lượng thế chấp, xóa thế chấp (hồ sơ)

Từ 01/4/2016 đến 31/12/2016 1528

Năm 2017 1837

Tổng 3365

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Phú Bình, năm 2016, 2017)

3.4.2. Kết quả thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính.

Sau khi Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thành lập, theo đó việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính đã được thực hiện thường xuyên và liên tục. Đến nay đã xây dựng được mô hình cơ sở dữ liệu tập trung. Sau gần hai năm thực hiện, công tác xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu đât đai của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phú Bình đã đi vào khuôn khổ và đạt được một số kết quả nhất định.

Hiện nay, việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính của các thửa đất và biến động đất đai đều được thực hiện khá đầy đủ, kịp thời và thống nhất các thông tin trong hồ sơ địa chính. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phú Bình đã quản lý, khai thác và sử dụng khá hiệu quả bản đồ địa chính dạng số do Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Thái Nguyên bàn giao.

Bảng 3.9. Cơ sở dữ liệu địa chính của các xã/ thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình

STT Xã/Thị trấn

Bản đồ địa

chính (tờ)

Sổ mục

(cuốn)

Sổ địa chính (cuốn)

Sổ đăng ký biến động

đất đai (cuốn)

Sổ cấp giấy CNQSDĐ

(cuốn)

Ghi chú

1 Hương Sơn 33 13 27 1 7

2 Điềm Thụy 23 13 20 1 4

3 Nhã Lộng 21 18 24 1 3

4 Thượng

Đình 30 8 21 1 3

5 Nga My 29 11 20 1 3

6 Úc Kỳ 21 7 18 1 2

STT Xã/Thị trấn

Bản đồ địa

chính (tờ)

Sổ mục

(cuốn)

Sổ địa chính (cuốn)

Sổ đăng ký biến động

đất đai (cuốn)

Sổ cấp giấy CNQSDĐ

(cuốn)

Ghi chú

7 Bảo Lý 27 8 16 1 3

8 Xuân

Phương 29 8 22 1 3

9 Tân Khánh 33 8 29 1 5

10 Tân Thành 43 15 18 1 3

11 Tân Kim 45 15 24 1 2

12 Tân Đức 17 17 23 1 3

13 Tân Hòa 31 11 19 1 3

14 Bàn Đạt 28 14 16 1 3

15 Kha Sơn 19 10 34 1 4

16 Hà Châu 25 10 12 1 3

17 Dương

Thành 16 9 19 1 3

18 Thanh

Ninh 9 10 31 1 3

19 Đào Xá 21 8 15 1 3

20 Lương Phú 12 8 15 1 3

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả làm việc của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện phú bình chuyển từ hai cấp sang một cấp (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)