Chương 1: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế của một số quốc gia và một số địa phương trong nước
1.2.3. Bài học cho tỉnh Thái Nguyên
Như vậy, từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh thành của Việt Nam, có thể rút ra bài học vận dụng đối với tỉnh Thái Nguyên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững như sau:
(i) Phải đặt trọng tâm vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động cao hơn, đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng kinh tế. Là một tỉnh có truyền thống công nghiệp
lâu năm, Thái Nguyên có thể thực hiện chủ trương lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong chiến lược phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn tới là việc lựa chọn sản phẩm công nghiệp mũi nhọn nhằm khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh lại phù hợp với nhu cầu, thị hiếu trên thị trường thay thế các sản phẩm truyền thống (xi măng, sắt thép…) hiện đang gặp khó khăn trong quá trình cạnh tranh về chất lượng và giá cả trên thị trường do sự lạc hậu về công nghệ.
(ii) Kiên trì phương châm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo kiểu “cuốn chiếu”, thực hiện xây dựng ngành nào phải đạt hiệu quả ngay, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực tạo thành các cực tăng trưởng nhằm tạo ra các tác động lan tỏa thúc đẩy các ngành khác phát triển. Thực hiện lựa chọn các ngành, các sản phẩm phù hợp với từng vùng, địa phương và trong từng giai đoạn nhằm tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, ngành mũi nhọn, địa phương mạnh đóng vai trò “đầu tàu” kéo theo sự phát triển của các sản phẩm, ngành và địa phương khác. Điều này rất phù hợp với tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hiện nay đã bắt đầu xuất hiện một số ngành, sản phẩm, địa phương có thể đóng vai trò mũi nhọn như ngành dịch vụ (y tế, giáo dục), sản phẩm có sức cạnh tranh cao và có thương hiệu (chè Ô long, chè Tân Cương…), một số địa phương đang có sự bứt phá mạnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh (thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên…).
(iii) Xuất hiện các yếu tố mới (cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới), thị trường dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, gia tăng đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh. Đây là những gợi ý mới cho tác giả trong việc đề xuất chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, và trong nội bộ ngành, cơ cấu cũng có sự thay đổi theo hướng tập trung nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực trong
một thời điểm nhất định nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của từng giai đoạn.
(iv) Giữ vững mục tiêu phát triển kinh tế bền vững: thực hiện bảo vệ môi trường và phát triển đô thị hiện đại, thực hiện phát triển kinh tế gắn với tạo môi trường sống văn minh, hiện đại, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, từng bước giảm chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo an sinh xã hội... Đặc biệt trong giai đoạn tới, trước những yêu cầu của mục tiêu phát triển bền vững, đặt ra những yêu cầu mới cho tỉnh Thái Nguyên trong việc lựa chọn mô hình phát triển có môi trường thân thiện, hiện đại, giảm ô nhiễm, từng bước xóa bỏ hình ảnh về một thành phố công nghiệp có mức độ ô nhiễm đứng đầu cả nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân như hiện nay.
Như vậy, có thể nói, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với phát triển kinh tế, trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên nên thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay các cực tăng trưởng.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu?
- Thực trạng chuyển dịch CCKT công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên thời gian qua như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch CCKT công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên là gì?
- Để đẩy mạnh chuyển dịch CCKT công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên cần phải thực hiện các giải pháp gì?
2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu trong bài là các số liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu, sách báo, các giáo trình chuyên ngành về chuyển dịch CCKT công nghiệp, tài liệu đã được công bố của Sở Công thương và Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên về tác động của chuyển dịch CCKT công nghiệp gắn với phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Phương pháp phân tổ thống kê: Là việc phân chia tổng thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn để nghiên cứu phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó giúp hiểu đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung, phức tạp từ những yếu tố bộ phận đó. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để thấy được bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Các số liệu được lập trong các bảng biểu, được tính toán ra tỉ lệ phần trăm để so sánh đánh giá trong tổng thể và xử lý trên phần mền Excel ...
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu hàng loạt các hiện tượng trong thẩm định dự án đầu tư bằng
cách dựa vào sự tổng hợp các số liệu thu thập được để so sánh, phân tích, đánh giá, làm rõ những vấn đề có tính quy luật nhằm đưa ra những nhận xét và kết luận đúng đắn.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích qua các thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau. So sánh (so sánh theo thời gian, so sánh giữa các ngành kinh tế,…). Để xác định được mức biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu đúng, chính xác, giúp việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan phản ánh đúng nội dung nghiên cứu.
+ So sánh tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ như so sánh số lao động của ngành công nghiệp qua các năm.
+ So sánh tương đối: Là tỉ lệ % của chỉ tiêu kỳ này so với chỉ tiêu kỳ trước để thể hiện tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối từ đó nói lên tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước.
2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu đề tài
2.3.1. Mức độ thay đổi của cơ cấu GRDP
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời kỳ nhất định; phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi một tỉnh/thành phố.
Phương pháp tính: Theo giá thực tế Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn là: phương pháp sản xuất, phương pháp thu nhập và phương pháp sử dụng. Về mặt lý thuyết thì có thể tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo 3 phương pháp này. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay để tính cho một tỉnh/thành phố thì nguồn thông tin rất hạn chế và chưa đủ điều kiện để có thể vận dụng cả 3 phương pháp như đối với toàn bộ nền kinh tế nên việc tính tổng sản phẩm trên
địa bàn tỉnh/thành phố chủ yếu theo phương pháp sản xuất.
- Phương pháp sản xuất:
Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng (=) Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế theo giá cơ bản cộng (+) thuế sản phẩm, thuế nhập khẩu trừ (-) trợ cấp sản phẩm phát sinh từ các đơn vị thường trú trong tỉnh/thành phố.
Công thức tính: GRDP = Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành + Thuế sản phẩm, thuế nhập khẩu của tỉnh/thành phố - Trợ cấp sản phẩm.
Giá trị tăng thêm là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, bao gồm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất. Giá trị tăng thêm được tính theo giá thực tế và giá so sánh.
- Theo giá so sánh Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh được tính qua những bước trung gian. Vì chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp nên được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chí phí trung gian theo giá so sánh (Phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất).
Cơ cấu hay (kết cấu) nói chung là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc và các mối liên hệ tất yếu bên trong của một đối tượng.
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế có thể xem xét trên nhiều góc độ khác nhau:
- Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế: Công nghiệp; Nông nghiệp; Dịch vụ.
- Cơ cấu kinh tế theo vùng: Miền Núi, Đồng bằng;...
- Cơ cấu theo thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể...
- Cơ cấu theo các lĩnh vực: Khu vực sản xuất, khu vực tích lũy, khu vực tiêu dùng.
Ngoài ra tùy theo nhu cầu phân tích, có thể xem xét những tiêu chí khác nhau như quy mô, sở hữu... để phân tích cơ cấu kinh tế.
* Để phản ảnh được về chất lượng và số lượng của các yếu tố, các bộ phận cấu thành của tổng thể, thông thường chỉ tiêu phản ảnh quy mô của tổng thể và bộ phận cấu thành được tính theo giá hiện hành.
Công thức tính:
Cơ cấu GRDP của ngành i = Tổng sản phẩm của ngành i
x100 GRDP theo giá thực tế
* Tốc độ phát triển GRDP bình quân là tốc độ phát triển GRDP điển hình trong thời gian dài.
Công thức tính:
Tốc độ phát triển
GRDP bình quân =𝑛−1√𝑡2× 𝑡3× … × 𝑡𝑛 = 𝑛−1√∏𝑛𝑖=2𝑡𝑖 =𝑛−1√𝑇𝑛 Trong đó: 𝑡𝑖: Tốc độ phát triển GRDP liên hoàn qua các năm 2.3.2. Mức độ thay đổi của cơ cấu lao động
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn được đánh giá qua một chỉ tiêu rất quan trọng là cơ cấu lao động đang làm việc 3 trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Một nền kinh tế đang phát triển không chỉ mở rộng một cách đơn thuần, mà cấu trúc của nền kinh tế đó cũng thay đổi. Những ngành công nghiệp mới xuất hiện và phát triển, còn các ngành công nghiệp cũ rút lui và biến mất. Cùng với những thay đổi này, nhiều loại hình nghề nghiệp khác nhau cũng xuất hiện và biến mất. Điều này có nghĩa: tăng trưởng đòi hỏi việc tái phân bổ liên tục sức lao động. “Nếu đầu tư, tiến bộ công nghệ và những thay đổi về thể chế là động cơ của tăng trưởng kinh tế thì chuyển dịch lao động là
dầu bôi trơn để động cơ đó luôn hoạt động. Không có dầu này, tăng trưởng không được duy trì liên tục".
Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động không chỉ phản ánh xác thực hơn mức độ chuyển biến sang xã hội công nghiệp của một tỉnh mà còn ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ngoại lai hơn chỉ tiêu thay đổi cơ cấu GRDP.
Công thức tính:
Cơ cấu lao động của ngành i = Tổng lao động của ngành i
x100 Tổng số lao động của cả tỉnh
2.3.3. Mức độ thay đổi của cơ cấu hàng xuất khẩu
Trong điều kiện của một nền kinh tế đang phát triển, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được xem như một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, từ những mặt hàng sơ chế sang những loại sản phẩm chế biến dựa trên cơ sở công nghệ - kỹ thuật cao luôn được xem như một trong những thước đo rất quan trọng đánh giá mức độ thành công của chuyển dịch CCKT.
Bên cạnh ba chỉ tiêu chủ yếu trên, một nhóm các chỉ tiêu khác cũng thường được sử dụng để góp phần đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu kinh tế với tư cách là kết quả của cơ cấu phân bổ các nguồn lực xã hội. Đó là các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động xã hội, chỉ số ICOR, mức độ tiêu hao năng lượng trên mỗi đơn vị GRDP được tạo ra, số chỗ việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ giảm nghèo…Những chỉ tiêu này vốn là những chỉ tiêu tổng hợp phân tích tình hình phát triển kinh tế của đất nước, nhưng trong một chừng mực nhất định, chúng góp phần đáng kể vào việc đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu kinh tế đang được xây dựng của nền kinh tế.
Chương 3