1.3. Sơ lược về công tác GPMB ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.3. Sơ lược về công tác giải phóng mặt bằng ở tỉnh Vĩnh Phúc
- Tổng số dự án đang triển khai (bao gồm cả dự án chuyển tiếp và dự án thực hiện mới) trên địa bàn tỉnh từ 01/01/2016 đến 30/4/2018 là: 446 dự án.
- Tổng diện tích cần thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án là:
2.399,76 ha. Trong đó:
+ Tổng diện tích đã thực hiện bồi thường GPMB xong là 1.201,43 ha.
+ Tổng diện tích chưa thực hiện bồi thường GPMB xong là 1.193,78 ha
- Tổng số hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị thu hồi đất để thực hiện bồi thường GPMB là: 38.477 hộ. Trong đó tổng số hộ tái định cư là 925 hộ, với diện tích tái định cư là 86.602,96 m2.
Kết quả thực hiện của từng huyện thể hiện cụ thể theo bảng sau:
Bảng 3.1 Kết quả thực hiện công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 01/1/2016 đến 30/4/2018
TT Huyện/thị
Tổng số dự án đang
thực hiện
Tổng diện tích cần
thực hiện BTGP
MB (ha)
Diện tích Đã thực hiện bồi thường GPMB xong
(ha)
DT Chưa
thực hiện bồi
thường GPMB xong
(ha)
Tổng số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất (hộ)
Tổng số hộ tái định
cư (hộ)
Diện tích tái định cư (m2)
1 TP Vĩnh Yên 35 73,0 47,1 25,9 2.743,0 14,0 1.700,0 2 TP Phúc Yên 31 45,2 26,9 18,3 1.855,0 - - 3 Lập Thạch 28 64,4 63,1 1,3 2.647,0 17,0 850,0 4 Yên Lạc 57 55,5 25,2 25,7 3.348,0 1,0 151,0 5 Tam Dương 75 158,4 119,5 39,0 1.347,0 10,0 2.800,0 6 Bình Xuyên 52 884,1 421,6 462,5 4.202,0 98,0 2,86 7 Tam Đảo 37 225,1 86,0 139,1 7.628,0 521,0 14,5 8 Vĩnh Tường 83 91,9 87,9 4,0 3.555,0 14,0 1.052,8 9 Sông Lô 25 67,6 65,1 2,5 5.102,0 56,0 14.661,8 10 Ban PMB&PTQĐ 23 734,5 259,1 475,5 6.050,0 194,0 65.370,0 Tổng 446 2.399,76 1.201,43 1.193,78 38.477,00 925,00 86.602,96
(nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc)
Việc xác định giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: trình tự thủ tục thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đơn vị thực hiện việc xác định giá đất gồm có: Các đơn vị tư vấn định giá đất và UBND các huyện, thành phố.
* Sơ lược công tác GPMB trên địa bàn tỉnh vĩnh Phúc.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh một số dự án đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng những vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn chưa được giải quyết triệt để như: Hạ tầng khu dân cư nhà máy cơ khí, đất dịch vụ xã Định Trung, xã Thanh Trù, phường Tích Sơn; dự án cải tạo nâng cấp đường
Nguyễn Tất Thành - Lam Sơn, một số dự án kè; dự án xây dựng khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, Khu công nghiệp Chấn Hưng,… Vì vậy, nhà đầu tư không thể triển khai xây dựng công trình đúng tiến độ quy định.
* Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do:
+ Do cơ chế chính sách hiện nay tạo ra sự chênh lệch giá bồi thường GPMB, dẫn đến việc người dân có sự so bì, không nhận tiền, không bàn giao đất đó là các dự án Nhà nước, dư âm của các dự án thỏa thuận, các dự án thu hồi nhưng giao cho Doanh nghiệp thực hiện (các khu đô thị, các doanh nghiệp này có sự hỗ trợ thêm ngoài giá bồi thường theo qui định của Nhà nước);
+ Nhận thức và ý thức của một số bộ phận người dân trong việc thực hiện chủ trương thu hồi đất và chính sách bồi thường GPMB chưa cao, cố tình không chấp hành việc thu hồi đất, không nhận tiền bồi thường, không bàn giao đất và thắc mắc, kiến nghị vượt quá quy định, không thể giải quyết được dẫn đến dự án thực hiện kéo dài;
+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, Chính quyền ở một số đơn vị xã, phường thực hiện chưa thực sự tích cực, chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp, bố trí cán bộ có đủ năng lực tham gia triển khai thực hiện công tác bồi thường GPMB;
+ Trách nhiệm, năng lực của một số đồng chí cán bộ tham gia quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB chưa cao.
+ Công tác phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị chuyên môn còn chưa nhịp nhàng, chưa thống nhất, dẫn đến xử lý công việc còn lúng túng, chưa thông xuốt.
Trách nhiệm của một số phòng, ban, đơn vị còn chưa cao, còn đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến dự án chậm.
+ Công tác quản lý đất đai, quản lý sử dụng đất chưa được chặt chẽ, việc lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích được giao...gây nên nhiều khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.
- Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tỉnh đang xây dựng, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ cho nông dân trong việc thu hồi đất, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề; chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp nông dân và nông thôn đảm bảo an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của chính quyền các cấp. Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, từng bước làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai làm cho người sử dụng đất cũng như người quản lý về đất đai thực hiện đẩy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Phúc đang kiến nghị sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai năm 2013 và các Văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp với thực tế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương. Hoàn thiện các chính sách pháp luật đất đai theo hướng ổn định, đơn giản, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương [10].
* Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Việc triển khai thực hiện các công trình, dự án nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng anh ninh là rất cần thiết. Vì thế mỗi quốc gia đều phải sử dụng quyền lực của mình để thu hồi đất của người đang sử dụng để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Qua nghiên cứu chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng của một số nước trên thế giới, Việt Nam chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số điểm sau:
- Hoàn thiện các quy định về định giá đất nói chung và định giá đất để bồi thường giải phóng mặt bằng nói riêng, đặc biệt là việc xác định giá đất cụ thể để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng;
- Bổ sung thêm một số giải pháp, cơ chế nhằm hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi khôi phục thu nhập, ổn định cuộc sống.
CHƯƠNG 2