Sơ lược công tác quản lý đất đai của huyện Bình Xuyên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án khu coongnghieepj thăng long vĩnh phúc trên địa bàn huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá tình hình cơ bản của huyện Bình Xuyên

3.1.4. Sơ lược công tác quản lý đất đai của huyện Bình Xuyên

* Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản: Sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản pháp quy cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trường về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần đưa công tác quản lý sử dụng đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và của các huyện, thành phố nói riêng đi vào nề nếp.

* Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đến hết năm 2017 huyện Bình Xuyên đã xây dựng xong bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2018 và được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 987/QĐ-UBND ngày 7/5/2018 làm căn cứ để triển khai thực hiện các công trình, dự án theo quy định tại Điều 52 Luật đất đai 2013; huyện đã lập xong bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Về việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2016-2020: Căn cứ chỉ tiêu Chính phủ phân bổ tại Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/5/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2016-2020 tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 19/6/2018 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 1390/QĐ-UBND phân bổ chỉ tiêu cho các huyện, thành phố, trên cơ sở đó các huyện, thành phố nói chung và huyện Bình Xuyên nói riêng đang rất quan tâm chỉ

đạo sát xao việc triển khai, thực hiện để trình UBND tỉnh phê theo quy định làm cơ sở để thực hiện các thủ tục về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và giao đất theo đúng quy định pháp luật.

* Việc lập hồ sơ địa chính được triển khai thực hiện ở tất cả các xã, phường, thị trấn cho 4 loại đất (đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và một số loại đất phi nông nghiệp). Tuy nhiên, hệ thống hồ sơ địa chính được lập chưa đầy đủ, hoàn thiện, chất lượng còn thấp nhiều sai sót, nhiều hộ dân sử dụng đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999; giao đất lâm nghiệp khi thực hiện nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994;

Nghị đinh số 181/2004/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004… Nhưng đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây khó khăn trong công tác quản lý và bồi thường giải phóng mặt bằng.

* Việc giao đất, cho thuê đất thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai.

Sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất nhiều dự án được triển khai khá nhanh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án được giao đất nhưng không triển khai thực hiện chỉ san lấp mặt bằng chưa tiến hành xây dựng hoặc một số dự án chậm thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước.

Việc giao đất, cho thuê đất về cơ bản đáp ứng được nhu cầu xây dựng các công trình trên địa bàn huyện, tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất để phát triển sản xuất kinh doanh. Đến hết tháng 10/2017, trên địa bàn huyện Bình Xuyên đã cấp được 3.158 GCN (trong đó: cấp lần đầu là 488 GCN; cấp mới 1.876 GCN; cấp đổi, cấp lại 794 GCN; chỉnh lý 35 GCN); đăng ký giao dịch bảo đảm cả năm ước đạt 4.781 trường hợp, đạt 105% so với cùng kỳ.

Ban hành 93 quyết định phê duyệt phương án bồi thường; 76 quyết định thu hồi đất; 12 thông báo thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

- Công tác môi trường: Tiến hành xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường và thực hiện nhiệm vụ quan trắc hiện trạng môi trường huyện Bình Xuyên năm 2017.

Thẩm định, xác nhận 28 hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của các cơ sở sản

xuất kinh doanh. Phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tổ chức 26 cuộc kiểm tra, xác minh, giải quyết các nội dung liên quan công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.

* Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng:

UBND huyện đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung cho công tác đền bù GPMB. Trong năm 2018, UBND huyện tiếp nhận và triển khai 29 dự án với tổng diện tích 143,386 ha. Ước thực hiện GPMB được 22/29 dự án với diện tích 81,144 ha, tổng số hộ nhận tiền bồi thường là 1.316 hộ, số tiền 233.124,7 triệu đồng, số hộ phải di chuyển đất ở và tài sản gắn liền trên đất ra Khu tái định cư mới và bàn giao mặt bằng cho dự án là 128 hộ. Tiếp tục thực hiện triển khai 15 dự án, diện tích 63,568 ha.

Trong năm huyện đã cơ bản giải quyết xong tồn tại, vướng mắc trong công tác đền bù GPMB 03 dự án: Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc; Cải tạo, nâng cấp đê Bá Hanh - xã Sơn Lôi; Mở rộng khu công nghiệp Bá Thiện II tại thôn Đồng Nhạn - xã Thiện Kế.

* Công tác giải quyết đất dịch vụ: Năm 2017, huyện đã giao và tạm giao thêm được 46.969m2 đất dịch vụ (trong đó: xã Trung Mỹ giao được 664m2; xã Hương Sơn 2.553m2; xã Tam Hợp 243m2; xã Phú Xuân 892m2; xã Tân Phong 7.192m2; xã Bá Hiến 26.335m2; xã Đạo Đức 4.190m2; thị trấn Hương Canh 4.000m2; thị trấn Thanh Lãng 100m2 và xã Quất Lưu giao được 800m2). Đến nay, huyện đã thực hiện chi trả đất dịch vụ cho nhân dân bằng đất và bằng tiền được 24,397 ha trên tổng nhu cầu là 32,650 ha (đạt 75%); đến nay đã có 08 xã (Thiện Kế, Tam Hợp, Phú Xuân, Trung Mỹ, Sơn Lôi, Tân Phong, Hương Sơn và Gia Khánh) cơ bản giải quyết xong chính sách đất dịch vụ, các xã, thị trấn còn lại đang tiếp tục giải quyết.

* Công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng đất đai luôn được quan tâm sát sao. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các sở, ngành liên quan và các huyện, thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh bao gồm cả huyện Bình Xuyên. Qua công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn huyện Bình Xuyên đã phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong quản lý đất đai, góp phần đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp.

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2017 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2018 của huyện Bình Xuyên)

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Xuyên Những lợi thế

- Vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi cho phép Bình Xuyên giao lưu và trao đổi hàng hóa thuận lợi với địa bàn bên ngoài. Nằm giữa hai đô thị của tỉnh là thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên nên huyện có điều kiện tiêu thụ hàng hóa và phát triển dịch vụ. Có quỹ đất để phát triển các khu công nghiệp dọc theo Quốc lộ 2 từ Đạo Đức đến Hương Canh; hình thành các đô thị phục vụ nhu cầu dân cư và lao động tại các khu công nghiệp dọc theo tỉnh lộ 302B, tỉnh lộ 302A.

- Vùng đồng bằng đất đai bằng phẳng và màu mỡ, nguồn lao động dồi dào, dân cư đông đúc có kinh nghiệm và truyền thống canh tác, chăn nuôi; là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp thâm canh cao. Vùng núi thuộc xã Trung Mỹ còn quỹ đất, có chế độ khí hậu đặc biệt, là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng và du lịch sinh thái gắn kết với trục “tâm linh” của đô thị Vĩnh Phúc trong tương lai.

- Nguồn nguyên vật liệu xây dựng như đất làm gạch ngói, đá xây dựng khá dồi dào, khai thác thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống (làm ngói, gốm, mộc gia dụng...)

- Về thành tựu, nền kinh tế Bình Xuyên liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

- Cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã chuyển dịch đúng hướng từ trên nền tảng đảm bảo an ninh lương thực (đảm bảo đủ nhu cầu cho tiêu dùng và chăn nuôi, dành phần lớn là hàng hoá trao đổi). Các cây, con phù hợp với nhu cầu thị trường được hình thành trong 10 năm trước đã tiếp tục phát triển mạnh trong những năm gần đây (rau, đậu, lạc, trâu, bò, lợn);

- Công nghiệp, xây dựng đã khởi sắc trong những năm gần đây, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, hình thành mới nhiều khu, cụm công nghiệp với tỷ lệ giải phòng mặt bằng cao trên tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.

- Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá tiếp tục phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Những khó khăn

- Nền kinh tế tăng trưởng chưa đều, do dựa chủ yếu vào phát triển các khu công nghiệp mà chưa chú trọng đến phát triển các dịch vụ phụ trợ đi kèm phục vụ cho phát triển công nghiệp.

- Chuyển dịch về cơ cấu kinh tế chưa khai thác và sử dụng triệt để tiềm năng sẵn có để kêu gọi đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ; sản xuất công nghiệp - TTCN còn nhỏ bé.

- Mặc dù là một huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đã đảm bảo nhu cầu chi của địa phương nhưng tỷ trọng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách được cấp từ tỉnh nên chưa chủ động được về mặt ngân sách cho đầu tư phát triển.

- Là huyện ít có khoáng sản nên công nghiệp khai thác không có điều kiện phát triển.

- Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chưa huy động và phát triển được nguồn lực trong nhân dân để tạo sự bứt phá trong tăng trưởng kinh tế và sử dụng hiệu quả nguồn vốn xây dựng cơ bản.

- Hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được quan tâm đầu tư song còn thiếu và chưa đồng bộ ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ ở các xã khu vực phía Bắc của huyện.

- Số lao động có trình độ kỹ thuật đang làm tại các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu của nên kinh tế đang chuyển dịch nhanh sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, nhu cầu thu hút lao động có tay nghề có trình độ kỹ thuật từ các huyện, thị trong tỉnh và bên ngoài đến làm việc và sinh sống trong những năm tới sẽ tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án khu coongnghieepj thăng long vĩnh phúc trên địa bàn huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)