CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái lược về tác giả Hà Thị Cẩm Anh và Đứa con trai
Hà Thị Cẩm Anh (tên thật là Hà Thị Ngọ) sinh ngày 10 tháng 10 năm 1948, Quê ở Cẩm Sơn, Cẩm Thủy, Thanh Hóa, bà là nữ nhà văn dân tộc Mường cả cuộc đời gắn bó sâu nặng với quê hương xứ Mường yêu dấu. Bà công tác tại Hội Văn học – Nghệ thuật Thanh Hoá, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Nữ nhà văn được biết đến như một cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học DTTS Việt Nam thời kỳ Đổi mới với mười tập truyện ngắn và ký đã xuất bản. Hà Thị Cẩm Anh thể hiện là người có năng khiếu sáng tác từ nhỏ. Tác phẩm đầu tay - Thím Cò Khoai được ra đời khi nữ văn sĩ mới 13 tuổi. Sau đó, bà đã theo học lớp Bổ túc văn hoá Công Nông và được giới thiệu đi học khoá VI Trường Viết văn Nguyễn Du. Nhưng sau một thời gian, vì hoàn cảnh quá khó khăn, bà không thể tiếp tục theo học nữa. Khi trở về quê nhà, bà được giới thiệu vào Ban vận động thành lập Hội Văn nghệ Thanh Hoá và trở thành một trong những hội viên tham gia sáng lập của Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hoá.
Từ năm 2000 đến nay, khi công tác tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá, Hà Thị Cẩm Anh cầm bút trở lại và đã cho ra đời nhiều tác phẩm chứa đựng những nét đặc trưng hồn cốt của một cây bút Mường hiện đại. Bà được đánh giá là một trong những gương mặt tiêu biểu của xứ Mường đã có nhiều tác phẩm đề lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Với cảm hứng bất tận về thiên nhiên, con người quê hương xứ Mường, bà không chỉ xuất bản sách mà còn viết cả kịch bản điện ảnh. Có thể kể đến các tác phẩm chính của bà như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Thím Cò khoai (tập truỵên ngắn, 1964); Người con gái Mường Biện (tập truyện và ký, NXB Văn hoá dân tộc, 2002); Những đứa trẻ mồ côi (truyện dài, NXB Kim Đồng, 2003); Bài xường ru từ trong hang núi (tập truyện ngắn, NXB Văn hoá dân tộc, 2004); Nước mắt của đá (tập truyện ngắn, NXB Văn hoá dân tộc, 2005); Lão thần rừng nhỏ bé (truyện dài, NXB Kim Đồng, 2007); Mưa bụi (tập truyện ngắn NXB Văn hoá dân tộc, 2008); Một nửa của người đàn bà (tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn hoá dân tộc, 2014); Chẫu chàng Cóc tía và Cư dân xóm Bờ Ao (truyện thiếu nhi NXB Kim Đồng, 2014); Bình Minh Xanh (tập truyện ngắn NXB QĐND, 2017).
Ngoài ra, bà còn viết các tác phẩm kịch bản điện ảnh như: Con đường dài lắm (kịch bản phim truyện, đề tài thiếu nhi năm 2005); Bài xường ru từ trong hang đá (kịch bản phim truyện nhựa - Cục điện ảnh Việt Nam đã sản xuất năm 2007); Huyền thoại Hàm rồng (kịch bản phim truyện nhựa, phát sóng ngày 4 tháng 4 năm 2015); Ngọc trạo mùa thu 1941 (kịch bản phim truyện nhựa, đề tài chiến tranh về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, sản xuất năm 2017).
Các các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh thường đi sâu phản ánh cuộc sống của con người xứ Mường Thanh Hoá. Bà không chỉ say sưa viết về vẻ đẹp văn hoá truyền thống, về cảnh sắc thiên nhiên, về phong tục tập quán của dân tộc mình bằng một tình yêu mãnh liệt, thẳm sâu “Tác giả vẫn đi về cùng quê hương, quan sát lắng nghe, chia sẻ. Trái tim của tác gải thấp thỏm quặn thắt mỗi lần chứng kiến một phong tục, một tập quán – một nét văn hoá của dân tộc mình đang dần dần bị mai một, bị biến dạng đi” [5] mà khi viết về cuộc sống con người nơi xứ Mường, bà còn kín đáo gửi gắm đó thái độ trân trọng, tấm lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với từng hoàn cảnh, từng số phận của những con người bất hạnh nhưng lúc nào cũng giàu nghị lực sống. Nhà văn viết nhiều về hình tượng người phụ nữ Mường những người luôn phải chịu nhiều nỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
buồn, nỗi khổ đau cùng bao oan khuất trong cuộc đời; về những đứa trẻ sống vất vưởng tuy ít tuổi nhưng đã phải lăn lộn với cuộc sống thậm chí trở thành chỗ dựa cho mế khi mế của em bị bệnh... Các truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh đi sâu khẳng định vẻ đẹp của lòng nhân ái, vị tha, đức hy sinh và tình đoàn kết của đồng bào dân tộc Mường. Dường như chính những câu chuỵên cổ tích của người Mường do người mẹ gieo vào tâm hồn từ thời thơ bé đã thấm sâu vào máu thịt của nhà văn để mỗi trang viết của bà sau này luôn chứa chan niềm tin vào những điều kì diệu trong cuộc sống như lời chia sẻ của chính tác giả: “Khi các em tôi đã ngủ say. Mẹ bắt đầu dọn cho tôi một mâm cơm đầy và những món ăn thịnh soạn mà mẹ biết tôi rất thích: Đó là những câu chuyện cổ tích có hậu của bà” [3; ?],“Tôi tin tưởng vào cuộc sống này. Tôi tin tưởng vào bạn bè.
Tôi tin tưởng từ lẽ công bằng” [2; ?].
Truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh có lời văn tự nhiên giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện và khắc hoạ nhân vật, nhà văn vừa kể thừa những yếu tố truyền thống của văn học các dân tộc thiểu số (DTTS) (sử dụng ngôn ngữ theo lối diễn đạt của dân tộc mình), vừa có sự bứt phá để sáng tạo. Đó là trong cách xây dựng cốt truyện được sắp xếp theo lối kết cấu thời gian đảo ngược, (kết thúc có hậu hoặc không có hậu). Nhiều truyện ngắn dựa trên các tình huống xác thực nên cốt truyện của nhà văn thường rõ ràng và lôi cuốn người đọc. Trong cách xây dựng nhân vật, sự phân cực giữa cái thiện và cái ác cũng được coi là một nét đặc sắc trong truyện ngắn của bà bởi nó chứng tỏ lối viết mạnh bạo, bản lĩnh, khai thác hiện thực ở cả hai mảng sáng – tối, bộc lộ thẳng thắn quan điểm của chính nhà văn. Ngoài ra, cách xây dựng nhân vật của bà cũng thể hiện sự ảnh hưởng của thi pháp xây dựng nhân vật của các cây bút văn xuôi DTTS giai đoạn trước đổi mới ở chỗ: chú ý khắc hoạ miêu tả nội tâm nhân vật vừa chân thực vừa sinh động vừa đa chiều. Trong cách dựng truyện và xây dựng tình huống truyện, nhà văn Hà Thị Cẩm Anh cũng có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
những dấu ấn sáng tạo riêng. Đó là những tình huống truyện hấp dẫn, ly kỳ, lôi cuốn người đọc với nhiều cảm xúc cung bậc khi đi theo tiến trình, diễn biến của câu chuyện.
Đặc biệt, Hà Thị Cẩm Anh đã khẳng định phong cách riêng của mình qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ lấy chất liệu từ sử thi dân gian. Đó là việc sử dụng các câu những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu hát dân ca (xường), cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh, phóng đại và câu văn trùng điệp, sóng đôi trong nghệ thuật sử thi. Chính cách sử dụng đầy sáng tạo và hiệu quả những nét đặc trưng của ngôn ngữ dân tộc và cách tư duy, cách diễn đạt theo lối nói của dân tộc mình đã giúp bà viết lên những trang văn đầy duyên dáng và hấp dẫn…
Hàng loạt giải thưởng của Trung ương và địa phương dưới đây đã khẳng định vị trí của nữ nhà văn Hà Thị Cẩm Anh trong nền văn học các dân tộc thiểu số hiện đại: Giải thưởng của Hội Nhà văn và Uỷ ban toàn quốc các Hội VHNT Việt Nam. Giải nhất cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam năm 2004- 2005, Giải B cuộc thi viết về môi trường: Qua thơ và truyện:
Hành tinh xanh mãi xanh do Hội Nhà văn Việt Nam cùng Báo Thiếu niên Tiền Phong tổ chức năm 2001, Giải thưởng đặc biệt của UBTQ các hội Văn học – nghệ thuật Việt Nam tặng cho tác giả là Hội viên Hội Văn học – nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam (đạt giải cao nhất – giải A) cho tập truyện ngắn Một nửa người đàn bà, Giải B cuộc vận động Sáng tác và công bố các tác phẩm Văn học – Nghệ thuật có tư tưởng và chất lượng cao về hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giai đoạn 1930 – 1975 do UBTQ các Hội VH – NT Việt Nam phát động năm 2014 – 2015. Giải thưởng của Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam: Giải B năm 2000, Giải C năm 2002, Giải B năm 2003, Giải B năm 2004, Giải B năm 2005, Giải C năm 2007, Giải B năm 2008, Giải A năm 2014. Giải thưởng của bộ ngành Trung ương: Giải C cho kịch bản Phim truyện Tiếng hát 20 trong hang núi của Bộ Văn hoá thông tin, Giải B cuộc thi viết về: “Sự hy sinh thầm lặng” của bộ Y tế, năm 2012, Giải B cuộc thi viết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
về Giao thông vận tải của Bộ Giao thông vận tải, năm 2014. Giải thưởng của Hội Văn học – Nghệ thuật & các ban ngành tỉnh Thanh Hoá: Giải thưởng 5 năm của UBND tỉnh Thanh Hoá về VHNT năm 2005, Giải thưởng Lê Thánh Tông của Hội VHNT Thanh Hoá năm 2003, 2004, 2007, 2008...
Bằng ngòi bút sáng tạo đầy say mê, Hà Thị Cẩm Anh được đánh giá là gương mặt nữ hiếm hoi, tiêu biểu của người dân tộc thiểu số trong làng văn xuôi Việt Nam đương đại. Đặc biệt, bà là một trong những nhà văn dân tộc Mường hiện đại đã có những khám phá độc đáo về hiện thực cuộc sống và con người miền núi. Các truyện ngắn của bà được viết nên thật tự nhiên - như hơi thở - như là chính cuộc sống vậy.
Ngay từ những tác phẩm đầu tay của mình nhà văn Hà Thị Cẩm Anh đã để lại ấn tượng sâu sắc về không gian, thời gian, con người vùng đất xứ Mường, để những chất men làm say lòng người cứ thể ngầm dần, ngấm dần vào những ai đang bước vào nơi ấy. Với những dòng chữ, những câu văn giản dị nhưng lại để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.
1.1.2. Khái lược về truyện dài Đứa con trai
Đứa con trai là một truyện dài được sáng tác năm 2006, in trong tập truyện ngắn Mưa bụi của Hà Thị Cẩm Anh, xuất bản năm 2008. Câu chuyện kể về cuộc đời của cậu bé In. In là kết quả tình yêu giữa một chàng trai miền núi nhưng lại say mê nghề thủy sản với một cô gái xinh đẹp, khỏe khoắn. Họ đến với nhau, xây dựng cuộc sống sung túc, đủ đầy. Nhưng sự đời nghiệt ngã, việc nhanh chóng thành công, chóng vánh trở nên giàu có đã biến bố In thành một con người tha hóa, biến chất, bị những cám dỗ làm cho xa đọa. Ông lấy người phụ nữ khác, mang theo tất cả tài sản và đẩy mẹ con In vào cuộc sống khốn cùng, đau khổ. Mẹ In tuyệt vọng, đau đớn đến phát điên. Chứng kiến gia cảnh chia lìa, gia đình khánh kiệt, bố bỏ đi, mẹ phát bệnh, cậu bé In nghỉ học, tìm mọi cách kiếm sống để nuôi mẹ qua ngày. Ở Mường Dồ có Ông Gấu Ngựa- kẻ luôn tỏ ra thương người, giúp người nhưng trong thâm tâm luôn mưu đồ lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
dụng từ người già đến thanh niên, trẻ nhỏ ở Mường Dồ để thực hiện những mưu đồ làm giàu bất chính của hắn. Tàn ác hơn, hắn thò mãi bàn tay như móng vuốt để bóc lột sức lao động của người dân trong bản, để khai thác đến cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên sông suối, tài nguyên đất đai ở Mường Dồ.
Hắn không từ bất kỳ một thủ đoạn nào hòng bóc lột được nhiều nhất sức lao động, khai thác được nhiều nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hắn biết cậu bé In khó khăn lại hiếu thảo nên đã đưa cho mẹ con cậu bé ít gạo, ít cá sau đó đe dọa và bắt cậu phải làm theo yêu cầu của hắn. Cậu bé In không bằng lòng cung cấp các thông tin về nơi trú ẩn của các muông thú, nơi ấn chứa nguồn khoáng sản quý hiếm vì cậu yêu rừng, yêu muôn loài. Tuổi thơ của cậu, kỷ niệm của cha mẹ cậu gắn với với vẻ đẹp của núi rừng nơi đây. Cậu hiểu rằng, rừng không chỉ là nơi trú ngụ của muôn loài mà rừng còn là nơi nuôi sống con người, mất rừng, mất sông là mất đi sự sống. Cậu bé In đã cố gắng gạt đi nỗi sợ hãi, cả những cơn đói cồn cào cùng lòng thương mẹ đến quặn thắt để không tiết lộ những tin “tốt lành” về rừng cho Ông Gấu Ngựa. Vượt qua những đau khổ và thù hận, In và Mế đã quyết định ra đi để nhường lại căn nhà cho bố, Dì hai và cô em gái cùng cha khác mẹ về sinh sống. Nhờ sự giúp đỡ của Bá chẻm Cao mà Mế con In đã có những ngày yên ổn ở Rừng Pù Có. Kết thúc tác phẩm là khung cảnh nghi lễ ăn mừng của bầy voọc chào đón sự ra đời của chú voọc con và những xúc cảm nghẹn ngào của mẹ con In cũng như Bá chẻm Cao khi chứng kiến khung cảnh ấy!