Sự lồng ghép truyền thuyết và thần thoại

Một phần của tài liệu So sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phên bình sinh thái (Trang 91 - 97)

CHƯƠNG 3: CHẤT LIỆU DÂN GIAN TRONG CỐT TRUYỆN CỦA ĐỨA

3.2. Sự lồng ghép truyền thuyết và thần thoại

Trong Nghi lễ Đứa con trai, cả hai nhà văn đều lồng ghép vào cốt truyện rất nhiều chất liệu dân gian. Trong Nghi lễ, Silko đã mở đầu truyện bằng bài hát về Bà Tư tưởng đang sáng tạo thế giới và nghĩ về câu chuyện:

Tsi’its’tsunako, Bà Tư tưởng đang ngồi trong phòng riêng và thứ gì bà nghĩ

đều xuất hiện.

Bà nghĩ đến các chị em bà, Nau’ts’ity’i và I’tcts’ity’y

và họ cùng chung nhau tạo thành Vũ trụ thế giới này

và bốn thế giới bên dưới.

Bà Tư tưởng, con nhện, đặt tên mọi vật và khi bà đặt tên chúng chúng liền xuất hiện.

Bà ngồi trong phòng riêng nghĩ đến một câu chuyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện mà bà đang nghĩ đến.

Bằng cách lồng truyện trong truyện, Silko đã đưa câu chuyện về cuộc sống của Tayo và con người hiện đại vào phạm trù phi thời gian, lùi về, song hành với thời gian sáng thế. Bên cạnh đó, trong tiểu thuyết, Silko còn nhiều lần đưa vào những câu chuyện huyền thoại về phù thủy Ckoyo và Người chơi bạc Kaupata nhằm mục đích thể hiện cách nhìn từ góc độ văn hóa dân gian của cộng đồng người da đỏ về Cái Ác hiện diện trong đời sống con người: “Tà pháp sẽ làm việc suốt cả đêm khiến cho loài người chỉ cũn thấy những mất mát - đất đai và thú vật – từ khi những người da trắng đến; tà pháp sẽ làm việc để đánh lừa người ta chỉ biết đổ trách nhiệm lên người da trắng chứ không còn nhìn thấy tà pháp nữa nữa. Nó sẽ làm việc để khiến cho người ta quên đi những câu chuyện sáng tạo và sự nối liền của năm cảnh thế giới” [48; 293]. Thế giới chỉ là một và cái ác không bắt nguồn đâu xa ngoài chính “lực tà ác” trong chính mỗi con người - nguyên nhân đau khổ và bất công mà thế giới con người hiện đại đang trải nghiệm. Đó là hậu quả của nền văn minh lấy bóc lột tự nhiên làm phương thức tồn tại.

Thơ trong Lễ hội mặt trời hầu hết là điển tích và huyền thoại của người da đỏ. Dùng thơ, Leslie Marmon Silko không chỉ tách ra khỏi một trường hợp rất phức tạp của diễn tiến câu chuyện mà hoàn toàn không bị lạc mất mà còn góp phần tạo nên hình ảnh sống động về một thời xa xưa, một truyền thuyết, tương tự như hiện cảnh, nhưng sâu sắc hơn trong ý nghĩa. Trong tác phẩm, chúng ta bắt gặp những bài thơ về Mẹ Đất, về Ruồi Xanh, Người Chơi Bạc…

đều thuộc loại huyền thoại da đỏ và ít nhiều chứa đựng những yếu tố kì ảo. Nó góp phần diễn tả nên những hình ảnh hùng tráng, kỳ bí tâm linh hơn và đặc biệt mỗi câu chuyện đều ngầm chứa những triết lí sâu sắc về tự nhiên, vũ trụ, con người mà nhà văn muốn gửi gắm. Đây là cái nhìn ngôn ngữ từ góc nhìn của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

người da đỏ, một góc nhìn phi lịch sử - nhìn thời gian trong sự tuần hoàn, lặp lại. Cái nhìn mang đậm tính huyền thoại và kỳ ảo này phần nào cho thấy thiết lí của nhà văn về quá trình hình thành cũng như nguồn gốc của người da đỏ.

Nữ nhà văn muốn khẳng định sự nảy sinh và tồn tại của người da đỏ là có tự lâu đời. Người da đỏ là một phần của tự nhiên và họ xuất hiện như một phần tất yếu của thế giới, của bà mẹ Tư tưởng và bà mẹ Sáng thế.

Khi rời khỏi bệnh viện tâm thần và đi vào sa mạc trong cuộc tìm lại đàn bò, Tayo khi trải nghiệm không gian hiện thực luôn bằng cả dấu vết huyền hồ của truyền thuyết dân gian bởi dưới mắt Tayo, mọi sinh linh trong tự nhiên đều mang trong nó câu chuyện sống động, đều có tâm hồn và sứ mệnh thiêng liêng với cuộc sống: đó là con rắn vàng – mang thông điệp đầu tiên trên lưng đến cho loài người, con chim sâu, con ruồi xanh từng mang mưa trở lại, con nhện – bà mẹ sáng tạo muôn loài, con sư tử núi – canh giữ thế giới, bạn của người đi săn.

Người da đỏ không phân chia thế giới thành hai không gian biệt lập của cái trần tục và cái thiêng liêng như nhiều dân tộc khác, với họ mọi sinh linh trong thế giới đều thiêng liêng, đều có tâm hồn và góp mình vào sự kì diệu của thế giới.

Không gian ấy của Nghi lễ bởi vậy là hiện thân của tự nhiên bản nguyên và thuần hậu, đối lập lại với đất hoang của xã hội loài người đã bị hoang hóa bởi chiến tranh, thù địch, thiên kiến. Văn hóa của cộng đồng Silko tin ở sự tồn tại của năm thế giới. Nếu “thế giới thứ năm” - đất sống của con người “đã trở thành vướng víu với những cái tên Âu châu…mọi vật đều có hai cái tên: tên da trắng và tên da đỏ” thì bốn thế giới bên dưới trong huyền thoại về Ruồi xanh và Chim sâu lại là tự nhiên tươi đẹp, đơn giản, thuần hậu.

“Ở bên dưới đó có một thứ ánh sáng khác, mọi thứ đều nở hoa và mọc mạnh

mọi thứ đều thật là xinh đẹp “

[48, 113].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Trong Nghi lễ còn được lồng ghép cả tranh, và những chú thích một cách ngẫu hứng. Chúng đều hàm chứa đằng sau nó một câu chưyện và nhằm chuyển tải thông điệp của tác giả về sự tiềm tàng phong phú sinh động của thế giới. Thí dụ, đang kể về cuộc gặp gỡ giữa Tayo với ông lão Betonie và cậu bé Shush (Người Gấu) phụ việc, Silko đột ngột đính kèm một chú thích như sau:

“GHI CHÚ VỀ NGƯỜI GẤU VÀ PHÙ THUỶ

Đừng lẫn lộn những người đi với gấu và phù thuỷ. Những người sống với gấu không có đội da gấu. Họ trần truồng và không cảm thấy sự khác biệt với các thân thuộc gấu. Phù thuỷ thì khoác áo da con gấu chết, nhưng họ không làm gì được hơn là đùa với các đồ vật và thân thể. Sống với thú vật thì sẽ sợ phù thuỷ. Họ có mùi của chết chóc. Đó là lí do mà người ta vẫn thả chó chung quanh lều trại. Chó tru lên vì sợ khi con thú phù thuỷ đến gần” [48, 170].

Ông lão Ku’oosh đã dạy Tayo lại bài học vỡ lòng về thái độ với ngôn ngữ của người da đỏ: “Không có câu chuyện nào tự nó hiện hữu một mình, và lý do để chọn chữ đó cần phải được giải thích bằng cả một câu chuyện về tại sao mà nó phải được nói bằng một cách nào đó..Câu chuyện đằng sau mỗi chữ phải được nói sao cho khỏi bị lầm về ý nghĩa đã được nói; và điều đó đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn cùng tình thương yêu” [48, 61]. Cái quan niệm tưởng chừng ngây thơ về sức mạnh của ngôn ngữ và chuyện kể ấy lại là một bậc thang trên con đường đưa Tayo trở lại với cuộc sống, tìm lại được chân ngã của mình

Trong khi đó, Đứa con trai lại lồng ghép những câu chuyện dân gian kì ảo về mụ Dạ Dần. Trong lời nói của In thường xuyên có “mụ Dạ Dần”:

“Con lạy mụ Dạ Dần để ông tha cho con lần này”, “Mụ Dạ Dần ở Mường Trời sẽ giúp con. Con đã tìm thấy mụ rồi” [1; 128].

“In kể với mế rằng: Vệt rừng nhỏ chạy dọc theo con song, quanh năm xanh tốt um tùm, và ồn ào tiếng trẻ con, tiếng chim hót, có lẽ đã được mụ Da

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Dần ở Mường Trời sai một vị thần linh dung mãnh nhất, thiêng liêng nhất của người Mường đem từ rừng Pù Hu thăm thẳm núi non xuống đặt ở đây để ngăn bớt sự cuồng loạn của con song mang tên loài Ngựa vào những mùa nước lũ đã trống trơ! Rừng đã không còn! Rừng là mẹ của những dòng sông.” [1;169]

Chuyện tình của bố, mế In cũng gắn bó với hình ảnh về một con cá xinh đẹp – người bạn của mế. Mế In hồi còn con gái đặc biệt than thiết với “một con cá to có hai sợi râu dài. Lớp vẩy hình hoa mặt trời mầu ánh bạc. Đuôi, vây, đôi môi và viên mi mắt đỏ hồng”. Bố cho rằng nó có thể chính là con cá thần trong truyền thuyết. Bố In nghe người già kể lại và đã kể cho mẹ In câu chuyện về con cá đó: “Đó là con cá thần. Nó vốn là một nữ tiên trên cung mụ Da Dần ở Mường Trời. Không rõ vì gặp gỡ thế nào mà lại đi yêu một vị quan Mường bên cung nhà vua Lang Cun Cần. Vị quan Mường này đã sắp thành phò mã. Bởi thế vua Mường Lang Cun Cần tức giận bắt nàng biến thành cá rồi đầy xuống cho ở suối cá tiên làng Ngọc. Nhưng vì quá nhớ thương người yêu, nên nàng thường lén khỏi suối cá tiên làng Ngọc, một mình tha thẩn trên sông, mong gặp lại chàng trai của mình. Thấy bến sông này đẹp tựa cảnh Phật, cảnh Tiên nên nàng thường ghé lại” [1; 136]. Chuyện tình của bố mế In như lồng ghép, đan vào truyền thuyết tình yêu của con cái thần đó.

Ngay cả nguyên nhân rừng nguyên sinh Pù Có vẫn chưa bị xâm phạm cũng được giải thích bằng những truyền thuyết dân gian khác nhau: “Chuyện rằng: Trong rừng có một làng hủi cùi. Bây giờ, làng hủi không còn, nhưng còn mả hủi. Đêm đêm những con ma hủi cứ đốt đuốc sáng trưng cả khu rừng, rồi những hồn ma cứ vật vờ trên những lối mòn” [1; 174]. Người già ở Mường Dồ thì kể: “Tháng nọ, năm kia có một ông ậu mo giỏi. Ông có tám vạn âm binh, lúc nào cũng nhốt trong thông nhãng, rồi đeo kè kè bên hông vì thế chuyện bắt ma ác, ma thiêng, nhất là lũ ma hủi cùi lang thang, chỉ là trò trẻ con ném hòn mắng. Bữa đó ông ậu đi cúng vía cho một người giàu bị ốm cách xa Mường Dồ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

một ngày đi bộ…” Ông ậu mo đã gặp một làng sung túc và phải lòng, qua đêm với một cô gái đẹp. Tỉnh giấc, ông thấy mình đang ôm một bộ xương người trắng nhởn. Xung quanh chỉ có rừng tối tăm âm u và rặt một giống cào cào ma mắt đỏ như máu, giậm chân vang như tiếng chiêng cồng. Ông ậu mo đã sợ phát điên, chạy về đến nhà, kể lại chuyện cho làng rồi lăn ra chết [1; 175-6]. Trong rừng Pù Có, gặp rắn mào trắng, In lại nhớ đến truyền thuyết của Mường Dồ về loài rắn này: “Người già bảo đây là một loại ngựa của quan binh nhà Trời. Quan giám sát rừng xanh. Có người lại nói đó là quan, lính của nhà Lang Cun Cần”

[1; 180].

Sự lồng ghép các yếu tố kỳ ảo mang màu sắc văn hóa dân gian ấy vừa là sự ngợi ca, trân trọng bản sắc dân tộc thiểu số của người Mường, người da đỏ - những con người có nguy cơ vong bản trước sự tha hóa của nền văn minh kĩ trị thực dụng, lại vừa là sự gửi gắm triết lý sinh thái : hãy quay về cách ứng xử thông minh với tự nhiên tiềm tàng trong văn hóa dân tộc các dân tộc thiểu số : Trân trọng, hòa đồng, bình đẳng là một với thiên nhiên, thay vì cướp đoạt, bóc lột tự nhiên một cách thô bạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu So sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phên bình sinh thái (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)