Sự tàn phá thiên nhiên và bi kịch người phụ nữ

Một phần của tài liệu So sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phên bình sinh thái (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN TRONG ĐỨA CON TRAI VÀ NGHI LỄ TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

2.3. Sự tương đồng giữa người phụ nữ với thiên nhiên

2.3.1. Sự tàn phá thiên nhiên và bi kịch người phụ nữ

Khi đất hoang không còn nuôi nổi con người, phụ nữ và trẻ thơ chính là những nạn nhân trực tiếp và chịu thiệt thòi nhiều nhất từ thảm họa thiên nhiên.

Trong Nghi lễ, Silko đã khắc họa cuộc sống trần trụi tàn héo của người bản xứ nơi vùng dành riêng và trên đất lễ hội Gallup. Đó là mảnh đất trong khu dành riêng đang kiệt quệ vì hạn hán, nơi “những ngọn gió bụi bặm không ngừng và bầu trời không mây”, “những con ngựa xương xẩu đang nhá trụ cây dọc theo hai bên đường”, “cỏ đều ngả vàng và không mọc nổi…con la xám già sầu thảm, con dê đực và dê non đi xa hơn nữa tìm cỏ khô mà ăn” [48; 35]. Người da đỏ được phép cư ngụ ở phía đống rác phía đông khu đất Lễ hội trong thành phố Gallup – nơi mùi hôi sặc sụa, những cái lều bằng rác thải, những chiếc giường bằng thùng giấy, thùng dầu, nơi trẻ con sinh ra trong âm thầm lạnh lẽo, chết vùi trong cát ướt hay ngồi vọc những cục phân đông cứng trong mùa rét chờ những bà mẹ say mềm trở về. Mỗi một cuộc sống trong không gian ấy chỉ như để minh họa rõ thêm về sự chết của vùng đất: “…dân Navajo đứng bên ngoài quán rượu, mặc áo khoác ngắn cũ kĩ. Còn có dân Zuni và Hopi nữa. Tất cả bọn họ đều dựa trên vách tường bẩn thỉu của các quán rượu dọc theo xa lộ 66, mắt họ nhìn xuống dưới đất như là họ đã quên mất mặt trời trên bầu trời; hay đó là cách mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

họ mơ đến rượu nho, tìm trên đường phố bùn lầy đó” [48; 142]. Những người phụ nữ như mẹ của Tayo, là một sản phẩm của cuộc sống khốn nạn như thế.

Cùng quẫn, bị cô lập, coi thường, cô đã sa vào cuộc sống sa đọa, bán than nuôi miệng và chìm đắm trong những cơn say. Cô ra khỏi nhà vào đêm khuya, trở về khi trời sáng và thức dậy say khướt trong một cái thùng. Những đứa con lai không biết bố là ai của cô, giống như Tayo, lớn lên trong sự kì thị của cả hai cộng đồng da trắng và da đỏ. Đồng dạng với cô là Helen, và một phần đời của Thiên Nga Đêm trước khi bỏ phố về rừng.

Trong Đứa con trai, mẹ In và mẹ kế của In tiêu biểu cho những người phụ nữ héo mòn cả thể xác và tinh thần khi quê hương biến đổi trước sự xâm thực của thứ văn hóa thực dụng từ thành phố. Mẹ In vốn là một cô gái đẹp, yêu đời, yêu lao động, thiên nhiên và giàu tình cảm: “Mế mới đẹp làm sao? Sống mũi thẳng cao. Đôi lông mày không tô, không cạo mà mềm mại và cong như mảnh trăng đầu tháng. Đôi hang mi dài cong đen nhánh làm cho đôi mắt mế them lấp lánh và cứ như biết nói, biết đoán được những điều sâu kín nhất trong tâm hồn người ta. Hai hàm răng càng đẹp, nhỏ, đều, trắng như ngọc như ngà”

[1; 141]. Sau khi bị người chồng rất mực yêu thương phản bội do lóa mắt bởi quyền lực, tệ nạn xã hội, bị em ruồng rẫy vì thói thực dụng con buôn, bà đã phát điên, không nhận ra con mình và sống dật dờ như một xác chết: “Bà xanh như lá, bấy bớt như một cái cây nẩy mầm trong xó tối. Người thiếu phụ khỏe khắn, xinh đẹp mặn mà nhất Mường bây giờ giióng như đã bị lạc mất cả bảy hồn chin vía. Bà chỉ còn là một cái xác người biết cử động” [1; 139]. Bà gầy như đứa nhỏ suy dinh dưỡng, hai mắt rỉ ken, không nhận ra con, lên cơn điên la hét, khóc, cười, mất đi năng lực tri giác và hoàn toàn sống dựa vào đứa con bé bỏng khốn khổ.

Ngay cả mẹ Hai, mẹ kế của In, những tưởng đã thắng khi dụ dỗ được cha In – người đàn ông đẹp trai, tài năng và có của, có quyền nổi bật nhất Mường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Dồ, chị ta cũng trở thành nạn nhân của chồng mình và gã Gấu Ngựa: “Người đàn bà, người vợ mới mà cha thằng In đã bất chấp tất cả, đã mang đi tất cả, chỉ trừ đứa con trai với người vợ đang ốm rất nặng vì đau khổ, vì tuyệt vọng. Khi đó chị ta còn rất trẻ. Bây giờ chị ta mới ngoài hai mươi tuổi, nhưng đã già cỗi và teo tóp lại vì những lo toan nợ nần, vì cuộc mưu sinh vô vọng ở trên bờ sông vẫn tiếp tục vắt kiệt chút sức lực cuối cùng còn lại của mình bằng những tiếng gào thét, bằng những câu chửi rủa tục tằn” [1; 119].

Đặc biệt, trong Đứa con trai, Hà Thị Cẩm Anh ba lần nhắc đến hình ảnh bầu ngực khô héo của hai người phụ nữ - mẹ In và mẹ kế In. Mang những nỗi đau khổ khác nhau, nhưng hai người phụ nữ giống nhau ở hình hài tàn tạ, khô héo. Khi In sờ đầu ngực của người mẹ điên bệnh tật – như một cách làm nũng tuyệt vọng, một cách an ủi chính mình về sự hiện diện của người mẹ, của tình mẫu tử, của sự bao bọc trong quá khứ, thì bầu ngực ấy đã teo tóp khô hạn. Mẹ của In cũng vẫn như một cái xác vô cảm, không có phản ứng âu yếm đáp lại của một người mẹ trước hành đọng đó của con. Người mẹ kế của In cũng mang một hình hài kiệt quệ đến mức phi giới tính: “Người đàn bà bị sặc nước. Chị ta vùng vẫy một lúc trong dòng nước giá buốt rồi mới lóp ngóp ngoi lên được bè.

Quần áo, đầu tóc lượt thượt, bốc hơi nghi ngút, dính chắc vào thân hình cao dong dỏng, nhưng gầy giơ xương. Mặt chị ta xám ngoét, chân tay co rút, run rẩy. Những dẻ xương sườn nhô ra. Đôi vú lép kẹp nhăn nhúm, lún sâu vào vòm ngực gầy gò, tiều tụy. Hai núm vú như hai quả sau sau bị thối, đen sì lộ rõ dưới lớp áo màu xanh trứng sáo đã chuyển sang màu đất bị rách toạc một mảnh lớn ở vai. Đứng còn chưa vững, chị ta đã lại lăn xả vào chồng…” [1; 114].

Bầu ngực là tượng trưng cho vẻ đẹp nữ tính, cho thiên chức của người phụ nữ: sinh nở và nuôi dưỡng. Sự khô héo của bầu ngực tượng trưng cho sự vô sinh, sự hủy diệt của nữ tính – phải chăng cũng ẩn dụ cho sự hoang hóa, vô sinh của đất đai trước sự hủy diệt của thứ văn minh thành phố thiên về thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

dụng, tính toán, khai thác. Sự đói khát về thể chất và sự tuyệt vọng về tinh thần - hậu quả của sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự sa đọa của những người đàn ông đã hủy diệt vẻ đẹp nữ tính và khả năng sinh sản của những người phụ nữ.

Tham lam, ích kỉ, nhưng mẹ kế In cũng trở thành nạn nhân của sự tham lam, ích kỉ của người khác. Thù ghét và phá hoại cuộc sống của In, nhưng người phụ nữ này lại phải chịu ơn cứu sống và tái tạo cuộc đời từ cậu bé khốn khổ đó.

In lao xuống dòng nước song giá lạnh để lôi bố, người mẹ kế và em gái cùng cha khác mẹ lên bờ, cứu họ khỏi chết chìm và chết lạnh. Trước kia người mẹ kế vẫn nghi ngờ In sống sung túc nhờ tiền chồng giấu để lại và ganh ghét không cho chồng về thăm mẹ con In nhiều năm. Mới đầu, chị ta còn hờn giận, cay đắng nghĩ In hả hê thấy cảnh nhếch nhác của mình: “Nó dầm mình trong dòng nước giá buốt để vớt vài cái xoong bẹp, một chút đồ đạc nghèo nàn và những bộ quần áo cũ nát kia làm gì kia chứ? Khốn nạn thật! Nó thấy mình thế này chắc hí hửng lắm đấy! Đồ chết tiệt! Đằng nào cái gia đình này cũng tan hoang!

Chắp vá nó lại làm gì? Biết sống thế nào đây? Tại sao nó không để cho nước nhấn chìm, cuốn trôi đi tất cả?” [1; 124]. Nhưng sau đó, chị ta đã phải sám hối, ân hận khi chứng kiến hình hài còm cõi của đứa bé: “Người đàn bà lại cụp đôi mắt nhòe nhoẹt, sưng húp của mình xuống rồi thở một cách nhọc nhằn. Chị ta vẫn nhìn trộm thằng In. Nó gầy quá! Có lẽ không như mình nghĩ! Mẹ đau ốm đến thế. Nó cũng khổ. Nó cũng chẳng mấy bữa được ăn no!” (124)

Đồng dạng với đất hoang và với những người mẹ khủng hoảng, những đứa trẻ con là những nạn nhân nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng sinh thái. Đứa em gái khác mẹ đói khát của In nhảy nhót trên cái bè sắp chìm vì cha mẹ đánh nhau đã phải kêu cứu người anh trai xa lạ vì sợ chết đuối trong dòng nước “nhạnh nắm”. Bơ vơ không nơi nương tựa mà vẫn phải tìm cách cứu mẹ, nuôi mẹ, thằng In sa vào bàn tay tham lam tàn nhẫn của gã Gấu Ngựa và phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

chịu tra tấn cả thể xác và tinh thần. Hà Thị Cẩm Anh đã dung lối nói so sánh mang màu sắc văn hóa dân gian để đồng nhất những đứa trẻ với thiên nhiên:

“Thằng In run lẩy bẩy như con sáo non bị mất mẹ” [1; 100]; “Cậu bé hộc lên một tiếng đau đớn, nhức buốt như tiếng kêu rên của một con thú bị thương” [1;

108]; “Bị rơi vào tay gã Ông Gấu Ngựa, thằng In giống như con ruồi bị vướng vào tơ nhện” [1; 182]. Cũng vậy, bà đã so sánh người mẹ đau ốm tuyệt vọng của In như là một cái cây yếu ớt: “Bà xanh như lá, bấy bớt như một cái cây nẩy mầm trong xó tối” [1; 139]; “Nỗi đau trong lòng mế có khác gì một con suối lớn ở giữa khu rừng rộng đã bị tàn phá tan hoang. Đất đai kiệt quệ, chỉ còn trơ lại lớp đá ong. Mỗi khi có một cơn lũ tràn về, có mưa rừng đổ xuống thì con suối đó vật vã, vật vã cho đến sức tàn lực kiệt. Nhưng đến lúc cơn mưa đã đi qua thì chỉ thoi thóp chảy” [1; 165]. Cách so sánh mang màu sắc văn hóa dân gian (thường gặp trong văn học dân gian) này cũng góp phần thể hiện bản sắc văn hóa của người Mường trong cách ứng xử với thiên nhiên: coi mình ngang hàng, đồng nhất với thiên nhiên. Nỗi đau của thiên nhiên, sự tàn phá thiên nhiên cũng là sự suy sụp, đau khổ của con người.

Dưới góc nhìn phê bình sinh thái, các nhà văn đã chỉ ra một cách trực tiếp và gián tiếp rằng lòng tham và sự ích kỷ của con người đã dẫn đến tình trạng suy thoái, cạn kiệt của tự nhiên. Biểu tượng về sự suy thoái được thể hiện trong cả hai tác phẩm này chính là sự biến đổi của tự nhiên: đất đai, sông suối, núi đồi, cây cỏ, muông thú… trước sự tác động của con người và cả sự hoang hóa, sa đọa trong tâm hồn và cơ thể con người. Hình ảnh đất hoang ấy thường xuyên được đặt trong sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, đối lập giữa cái nguyên sơ, trù phú, tốt tươi, đầy sức sống của thiên nhiên.

Một phần của tài liệu So sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phên bình sinh thái (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)