Sự tương đồng giữa sự suy biến của nông thôn/vùng hoang dã với sự sa đọa của người đàn ông

Một phần của tài liệu So sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phên bình sinh thái (Trang 56 - 65)

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN TRONG ĐỨA CON TRAI VÀ NGHI LỄ TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

2.2. Sự tương đồng giữa văn minh đô thị và người đàn ông

2.2.2. Sự tương đồng giữa sự suy biến của nông thôn/vùng hoang dã với sự sa đọa của người đàn ông

Không gian nông thôn và vùng rừng núi hoang dã được mô tả trong sự tương ứng, đồng dạng với sự sa đọa của những người đàn ông địa phương dưới ảnh hưởng của kiểu văn hóa chinh phạt thiên nhiên - ảnh hưởng của đô thị.

Trong Nghi lễ, văn hóa của người da trắng – những chủ nhân ông mới của mảnh đất châu Mỹ đã làm biến dạng vùng đất quê hương của người da đỏ.

Sự đối xử với thiên nhiên theo cách thức khai thác, bóc lột tàn nhẫn và thô bạo đã hủy hoại vùng đất hoang dã vốn dĩ của người da đỏ, và gây nên những hậu quả khôn lường, trong đó có những cơn hạn hán kéo dài nhiều năm. Trong tác phẩm này, có thể bắt gặp rất nhiều chi tiết về sự cạn kiệt của thiên nhiên trước sự tàn phá khủng khiếp của con người: “Robert và Tayo ngừng lại bên cầu và nhìn xuống dòng sông. Nó đã khô cạn từ lâu và có những lối mòn đi trên cát”

[48 ; 150]. Đây là không gian khô hạn, chết chóc của khu dành riêng: “Montano không bị hạn hán quá nặng cho nên những người chăn nuôi bò và cừu dời đàn thú về đó, nơi những khu dành riêng không có cỏ và nước cho dân Montano, tạm giữ chúng ở đó cho đến khi trời mưa hoặc là cho đến khi cỏ mọc.” [48; 45].

Thiếu thốn, đói khát đã làm thú rừng phải liều mạng tấn công cả bầy gia súc của người da đỏ: “Tại trại, họ thấy con chó chăn cừu đã bị bầy thú rừng giết và xé ra từng mảnh, với ba mươi đầu cừu chết theo” [48; 45]. Hạn hán tới như là hệ quả của sự bóc lột thiên nhiên thô bạo: “Nếu trời không chóng mưa, mọi gia súc đều phải bán sạch, giống như thập nhiên ba mơi, kho đó những người mua từ Albuquerque và Gallup đến dắt thú đi gần như không phải trả chi hết.

Nhưng bán vẫn còn tốt hơn là để mặc cho thú chết vì cỏ đã sạch hết và cũng không còn xương rồng mà đốt gai lấy nước cho chúng uống. Emo thường hay chỉ trỏ ngọn gió bụi bặm không ngừng và bầu trời không mây, chỉ những con ngựa xương xẩu đang nhá trụ cây dọc theo hai bên đường. Emo thường thích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nói: “Hãy nhìn xuống đây cho chúng tôi. Hãy nhìn. Đây là đất mẹ Da đỏ! Mọi thứ đều khô cằn.” [48; 48].

Trong tiểu thuyết Nghi lễ, nhà văn L. Silko cũng đã xây dựng hình ảnh không gian trại tù đầy ám ảnh: “Trong trại từ, đằng sau hàng rào kẽm gai vây phủ thêm nhiều lớp hàng rào kẽm gai nữa.” [48, 70] hay không gian nhà thương điên, không gian quán rượu tăm tối, bẩn thỉu: “Quán rượu không thay đổi, vách tường màu gì chăng nữa vẫn cứ bẩn thỉu, bồ hóng từ rượu cũ và khói thuốc lá;

nó luôn luôn có thứ mùi đó, phảng phất thêm mùi tiểu tiện và nôn mửa. Ngay cả cái bóng đèn trên quầy rượu cũng chiếu cùng một thứ ánh sáng mờ.” [48;

75]… Chính những không gian này là nơi giam hãm, kìm kẹp, làm con người dần trở nên u mê, tăm tối, quẩn quanh và dần chìm vào ngu muội. Nó ngăn cản con người đến ánh sáng của với tự do và văn minh, tình yêu và hạnh phúc.

Sự hoang hóa của đất đai cũng song hành và được phản ánh trong sự hoang hóa trong tâm hồn những người đàn ông bản xứ. Cùng là những thanh niên da đỏ lớn lên ở khu dành riêng (reservation) nghèo đói, khô hạn, Tayo và Emo cùng người anh họ Rocky không có nhiều lựa chọn: họ đã gia nhập quân đội Mỹ và tham gia chiến tranh. Rocky bỏ mạng ở khu vực rừng già Philippine.

Tayo phát bệnh tâm thần v́ ám ảnh sự tàn nhẫn của chiến tranh và ân hận về cái chết của Rocky, cũng như không t́m thấy chỗ đứng của ḿnh trong cộng đồng sau khi trở về: anh đă tự ám thị ḿnh thành người vô h́nh. Cũng tham gia chiến tranh, nhưng nếu Tayo khiếp sợ chiến tranh, khiếp sợ nổ súng, th́ Emo lại cuồng nhiệt tham gia vào tṛ chơi giết chóc của chiến tranh. Cũng trở về từ chiến tranh như Tayo, nhưng Emo lại trở thành một kẻ bất lương, nghiện rượu, săn trộm gia sỳc và ham gõy gổ đến mức giết người. Thú tính hiếu sát ấy (ham thích giết chóc trong chiến tranh và gây gổ trong thời bình) còn có nguyên nhân từ hoàn cảnh: cuộc đời cằn cỗi, nghèo khó, bị cô lập của đứa trẻ da đỏ lớn lên ở khu dành riêng cho người da đỏ, sau đó là sự thất vọng trước những vinh quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

lừa dối có được trong chiến tranh nay đó bị thế giới người da trắng đầy kì thị tước bỏ. Emo lạc lối, thù hận thế giới da trắng cũng không khác nhiều những người da trắng lấy bóc lột đất đai và chiến tranh làm phương thức sống còn.

Trong tác phẩm Nghi lễ, biểu tượng đồng dạng của đất hoang chính là sự lạc lối, đánh mất mình của người cựu chiến binh da đỏ. Những người da đỏ bị áp bức, mặc cảm, dần bị đồng hóa về tinh thần nên dần đánh mất niềm tin vào những giá trị quý báu của chính xã hội và nhân sinh quan trong cộng đồng họ.

Trước đây, người da đỏ tôn trọng đời sống đoàn kết cộng đồng trong sự hài hòa với thiên nhiên, vũ trụ nhưng kể từ khi có sự xuất hiện của người da trắng cùng thứ “văn minh” lạ lẫm thì họ đã bị thất lạc dần tinh thần vốn có: “Nhưng thế giới thứ năm trở thành vướng víu với những cái tên Âu châu: tên sông, tên đồi, tên thú vật và tây cây cỏ - tất cả mọi vật đều có hai cái tên: tên da đỏ và tên da trắng. Đạo Thiên Chúc khiến dân chúng tự chia cắt nhau ra: nó muốn nát cái tên của bộ tộc, khuyến khích mỗi người tự đứng một mình vì Giê su ki tô chỉ cứu vớt những linh hồn cá nhân. Giê su ki to không giống như Mẹ thương yêu và chăm sóc họ như bầy con chung, như một gia đình.” [48; 234]. Người da đỏ đã bị đẩy vào tình trạng vong thân đầy phức tạp. Trước sự xâm chiếm và đồng hóa của người da trắng, người da đỏ cố gắng thích nghi với môi trường mới, học cách chung sống cùng người da trắng nhưng họ luôn bị lừa đảo, bị phân cách và phủ nhận. Rõ nhất là chi tiết khi các cựu chiến binh da đỏ còn mặc quân phục thì họ là quân nhân thuộc quan đội Hoa Kỳ làm nhiệm vụ đánh thuê và chết mướn nhưng khi hết thời gian trong quân ngũ, họ trở về với cộng đồng riêng, với mảnh đất cỗi cằn với đầy thương tích trên thân thể, đầy tổn thương trong tâm hồn: “Họ đến đây, hy vọng phục hồi lại cảm giác cũ, cảm giác là họ thuộc về nước Mỹ giống như hồi còn chiến tranh. Họ tự trách đã đánh mất cảm giác mới mẻ đó; họ không bao giờ nói lên điều đó, nhưng họ tự buộc tội như tự buộc tội đã để mất mảnh đất nhà vào tay người da trắng. Họ không bao giờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

buộc tội người da trắng đã chiếm mảnh đất ấy; họ chỉ muốn xem người da trắng như là bạn hữu. Họ không bao giờ nhìn thấy rằng chính người da trắng đã tạo cho họ cảm giác mới ấy và chính người da trắng đã chiếm đoạt lại nó khi chiến tranh đã qua đi” [48; 52]. Họ không nhận thức được bản chất của vấn đề, nhìn đúng được thực chất của tội ác và lòng tham của người da trắng nên họ dằn vặt với chính mình, tìm đến ma túy và rượu như một thứ để lãng quên thực tại phũ phàng: “Mỗi ngày họ phải nhìn vào mảnh đất này, từ chân trời này đến chan trời kia, và mỗi ngày sự mất mát đều đến với họ, chính xác là xác chết không chôn, là sự tiếc nuối cho sự mất mát không bao giờ chấm dứt. Vì vậy mà họ cố nhận chìm sự mất mát đó vào trong men rượu, và làm câm lặng nỗi đâu đớn bằng sự kể lể những câu chuyện chiến tranh, về lòng can đảm của họ khi bảo vệ mảnh đất mà họ đã thua mất.” Đặt trong bối cảnh lịch sử của tác phẩm, biểu tượng đồng dạng trong Nghi lễ ở khía cạnh này chính là số phận đầy bi ai và đau xót của những người da đỏ bị lạc lối, sống đau khổ trong cảnh vong thân, đầy xót xa, dằn vặt.

Trong Đứa con trai, Mường Dồ - quê nội của In đã bị tàn phá nghiêm trọng. Mở đầu hành trình của In, nhà văn đã vẽ ra trước mắt người đọc khung cảnh thảm hại, dịch bệnh ở thung lũng Si Dồ: “Thung lũng Si Dồ xẩy ra dịch chuột. Nương rẫy, ruộng lúa nước và cả bãi sông đều bị lũ chuột kéo về phá sạch sành sanh. Dân đói. Bếp nào cũng phải ăn củ nâu, củ vớn, cây chuối rừng…Cơn đói trong Mường qua đi một cách nặng nề, chậm chạp, nhưng cả Mường lại lâm vào cảnh khốn cùng khác nhanh hơn. Đó là cảnh nợ nần chồng chất. Nhà nào cũng nợ” [1; 96]. In bé nhỏ bước chân ra đi để tìm nguồn sống cho mẹ, tìm miếng ăn cho mình nhưng không gian quanh em chỉ là sự im ắng, thảm đạm, mênh mông đến ghê sợ: “Không có ai chạy đến bên In. Rừng cũng im ắng quá! Sự im lặng mênh mông của những vùng đất trống, đồi trọc. Ở thung lũng mờ sương và con đường lầy lội giá buốt. In thấy mình là kẻ không cửa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

không nhà, một đứa trẻ con đơn, trơ trọi giữa bốn bề không gian ảm đạm.” [1;

108]. Rừng bị vắt kiệt: gỗ quý bị đốn, muông thú bị săn bắn tàn sát, cây cối bị đốt để canh tác xổi. Trồng cấy càng lúc càng khó khăn khi đất đai bạc màu do rừng đã mất. Dòng sông bị cưỡng đoạt tàn nhẫn: những máy nạo vét sỏi chạy suốt ngày đêm đến mức cá cũng không còn sống được nữa. Mẹ kế của In cũng ngậm ngùi và tuyệt vọng thừa nhận nỗi khốn cùng của những người dân sống dựa vào sông. Vợ chồng chị ta đã mất các lồng cá vào tay ông Gấu Ngựa và giờ đây thoi thóp mưu sinh trên dòng sông chết đã không còn cá: “Bờ sông xẻ xoạc cả rồi. Người ta đào, đãi vàng ở đầu nguồn. Gã Ông Gấu Ngựa lại cho người đi nạo sỏi tận đáy song. Gần chục cái máy hút cát của hắn chạy suốt cả ngày, đêm. Đêm nào ta cũng đi thả lưới. Ta xuôi xuống tận ngốc Cùng, ngược lên tận bến sông La Hán. Chèo rạc cả tay cũng không bắt được con cá nào? Hết đường sống rồi!” [1; 131]. Chị ta cũng đã nghĩ đến việc trở lại con đường cũ, bán thân mưu sinh.

Nếu trong Nghi lễ, không gian khô cằn, kiệt quệ được miêu tả gắn với sự hủy diệt của chiến tranh thế giới lần thứ hai thì trong Đứa con trai, không gian lãnh lẽo, thảm đạm ấy gắn với tội ác tày trời của kẻ có thế lực nhất vùng Mường Dồ khi ấy đó là lão Gấu Ngựa. Từ đó, chúng ta có thể suy luận rằng, nhìn từ góc độ phê bình sinh thái, không gian mở đầu hành trình thụ pháp của hai nhân vật chính chính là những vùng đất hoang tàn, đang dần suy thoái và cạn kiệt dần nguồn sống. Sự xuống cấp của điều kiện sinh thái không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên mà nó gắn chặt với sự suy đồi đạo đức, gắn với lòng tham và mưu đồ chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên của một bộ phận có thế lực trong xã hội.

Làng cũ của mẹ In, quê ngoại của In cũng bị biến đổi và suy tàn. Từ một mảnh đất đẹp như cổ tích, với con sông trù phú bao dung, bãi sông hoa cải nở vàng, vạt rừng hiền hòa đầy trái ngọt, những mảnh vườn làng thơm nức ổi chín:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

“Mế bảo ổi làng mình ngon có tiếng. Một quả ổi chin hương thơm bay đi đủ chin núi, mười mường. Ở bờ sông sao mà nhiều ổi thế? Ổi vàng ruột, ổi đỏ ruột, ổi trắng ruột loại nào cũng ngon. Quả chin thì ngọt tê đầu lưỡi, quả ương cứ dòn tan. Vào mùa ổi chin, con nít làng Mổ đứa nào cũng béo. Suốt ngày chúng ra sông trèo ổi và suốt ngày ăn ổi. Lũ chim chào mào, lũ chim bẻo chẹt, chim vẹt và những con khướu ở khắp nơi trong rừng cũng rủ nhau về. Bọn trẻ thì cười, lũ chim thì hót, cứ rả rich, om xòm cả một đoạn sông dài. Ở chỗ cái bến tắm chung của làng có một cây sung lớn, bị gió xô ngã rạp xuống cả mặt sông.

Vào mùa sung chin, trên là chim, dưới gốc sung là cá” [1; 134-5]. Hình ảnh vườn ổi và cây sung mùa chin rộ với lũ trẻ, lũ chim và bầy cá chung sống, chia sẻ hòa bình chính là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống êm đềm, hài hòa, nương tựa lẫn nhau giữa thiên nhiên với con người. Thế nhưng quê ngoại đã không còn như xưa. “Dân bị dời lên núi để lấy đất trồng ngô. Vạt rừng cạnh bờ sông đã biến mất không còn tăm tích. Bãi sỏi ven sông giờ bị cào dồn lại, đánh thành những đống vuông thành sắc cạnh để có thể dễ dàng đo đếm, hốt xúc đi bất kì lúc nào có phương tiện vận chuyển ghé đến. Những viên sỏi tròn trịa, nhẵn thín đủ mắc sắc trắng, vàng, nâu, xám đang rất được giá. Sỏi, chỉ là sỏi thôi. Nhưng tạo hóa đã mất hang trăm triệu năm mới có được. Những viên sỏi đã đồng hành với dòng sông từ thủa nhà Lang Cun Cần khai thiên, lập địa để tạo nên một bến sông đẹp như mơ. (…) Người ta đã chuyển dân lên núi để lấy đất mở rộng diện tích trồng ngô. Đại bộ phận trong số dân cũ đó đã nống ra đường cái quan, xây những ngôi nhà bằng gạch hình vuông để ở và làm ăn buôn bán. Cuộc sống thì đi lên, nhưng môi trường sống lại bị phá vỡ tan bành.

Cái bến tắm xưa đã bị khai tử.

Đồng dạng với không gian của làng quê và rừng núi bị biến dạng, trở nên cằn cỗi như một vùng đất hoang, đó là sự biến dạng trong nhân cách và nhân diện của những người đàn ông địa phương như bố In, cậu In.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tư tưởng nữ quyền còn thể hiện qua cách đối xử với phụ nữ, trẻ em và tự nhiên (mang tính bóc lột, áp bức) không chỉ ở nhân vật Lão Gấu Ngựa mà còn thể hiện qua nhân vật Bố của In. Bố In ban đầu là một chàng trai trẻ đẹp ngời ngời, thông minh, dũng cảm, ôm mơ ước tốt đẹp ban đầu là học nghề thủy sản, dạy dân nuôi cá bè để đỡ phá rừng, du canh du cư. Nhưng thành công sớm với kĩ thuật nuôi cá lồng, tiền bạc và công danh cùng với những thói hư tật xấu đi kèm với chúng là những lời ve vuốt nịnh bợ, những phen đánh bạc, theo gái làng chơi đã biến đổi ông trở nên tàn nhẫn với chính người thân yêu của mình:

“Thành công quá sớm, thành đạt quá nhanh làm cho bố cũng nhanh chóng trở thành người khác. Bố về Mường Dồ thăm vợ, thăm con, chăm lo cho cái gia đình nhỏ đang tràn trề hạnh phúc của mình ít hơn. Hội họp, khách sạn nhiều hơn. Bố tự kiêu, tự mãn với mình, với người. Và bố trượt dài xuống dốc cũng nhanh như khi bố được cất nhắc, đề bạt”. [1; 138]. Cuộc sống đầy sức hấp dẫn nơi phố thị đã làm con người sa ngã, lòng người đổi thay lúc nào không hay.

Bố In từ một chàng trai khỏe mạnh, hồn nhiên, nhiệt huyết; một người chồng yêu vợ, một người cha thương con, một cán bộ có năng lực bỗng trở thành một kẻ hoàn toàn khác chỉ vì quyền lực, danh vọng. Tư tưởng phụ quyền, gia trưởng, vũ phu trong cách đối xử với vợ con của Bố In cũng rất đáng phê phán. Bị một cô gái làng chơi trẻ tuổi quyến rũ, bố In đã đánh đập, bắt vợ kí vào đơn li hôn, lừa lấy hết tài sản, bỏ rơi đứa con trai, thậm chí đem căn nhà hai mẹ con đang ở gạt nợ vì thua bạc và nợ tiền gã Gấu Ngựa: “ Mế đau đớn khi bố đột ngột trở về nhà, dỗ dành rồi đánh đập, ép mế kí vào tờ giấy li hôn…Lúc ra tòa, bố chỉ nhận một nửa số tài sản trong nhà. Nhưng ngay sau khi ở tòa về bố đã lấy đi tất cả những gì có trong ngôi nhà đó.” [1; 138-139]. Là một người chồng, một người cha có chút thành công và danh vọng nên ông tự cho mình cái quyền được sống theo ý thích của mình mà không quan tâm đến cảm xúc, tâm trạng và cuộc sống của những người thân yêu. Ngay cả khi, ông phụ bạc mẹ con In để đến với người phụ nữ khác, ông cũng đối xử với họ thật tệ bạc. Lão Gấu

Một phần của tài liệu So sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phên bình sinh thái (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)