Công tác giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 34)

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.2. Công tác giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

Năm 2009, công tác GPMB ngoài mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, bảo đảm tiến độ các công trình trọng điểm, còn góp phần thiết thực trong việc thực hiện các nhóm giải pháp kích cầu của Chính phủ.

Với những nỗ lực và giải pháp đồng bộ, kịp thời, năm 2009 thành phố đã hoàn thành toàn bộ và phân kỳ công tác GPMB của 428 dự án, bàn giao 1.987 ha đất, chi trả hơn 5.911 tỷ đồng và bố trí tái định cư cho 2.681 hộ, trong đó có nhiều dự án còn tồn đọng qua nhiều năm như đường vành đai 3, đường 32, khu liên cơ Vân Hồ, đường Láng Hoà Lạc, quốc lộ 3 mới Hà nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, mở rộng khu xử lý rác thải Nam Sơn...Trong 5 năm (2005-2010) thành phố Hà Nội đã GPMB 5.567 ha của 1.217 dự án, chi trả số tiền hơn 17.679 tỷ đồng cho gần 161 nghìn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bố trí tái định cư cho 11.722 hộ dân.

Năm 2010, trên địa bàn thành phố còn có chín dự án trong danh mục các công trình trọng điểm chào mừng Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chưa đủ điều kiện triển khai thu hồi đất GPMB. Thành phố đặt mục tiêu tiếp tục quán triệt trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện nhiệm vụ GPMB, coi nhiệm vụ này là tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, bình xét thi đua, đánh giá cán bộ (Phan Tuấn Triều (2009)) [8].

1.3.2.2. Công tác giải phóng mặt bằng ở Nghệ An

Việc thực hiện giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng hàng đầu trong phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; năm 2012 Ban thường vụ tỉnh Ủy đã nghe và cho ý kiến chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các khó khăn vướng mắc trong triển khai các công trình, dự án trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt các công trình, dự án trọng điểm; tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp trong đó: Hệ thống chính quyền các cấp coi nhiệm vụ bồi thường, tái định và giải phóng mặt

bằng là nhiệm vụ quan trọng; tập trung rà soát các công trình, dự án còn vướng mắc liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định rõ nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp, giải quyết đối với từng dự án; thường xuyên rà soát cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, kịp thời phát hiện những bất cập để điều chỉnh hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh kịp thời; chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cần tăng cường phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động, làm rõ lợi ích về nhiều mặt của dự án, qua đó thuyết phục nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng bồi thường, GPMB cấp huyện, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn có năng lực, có trách nhiệm trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hàng năm Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và đặc biệt ưu tiên nguồn vốn để lập quy hoạch, đầu tư xây dựng khu tái định cư chung phục vụ cho nhiều dự án (gồm tái định cư đất ở và tái định cư nghĩa trang); với phương châm: Xây dựng khu tái định cư trước một bước.

Đất xây dựng khu tái định cư, phải được ưu tiên tối đa cho đối tượng tái định cư.

Từ những giải pháp trên, từ năm 2012 đến nay, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các Sở ngành, UBND cấp huyện để xử lý các tồn tại, vướng mắc đến nay công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được đẩy nhanh tiến độ đáp ứng yêu cầu chủ đầu tư, đặc biệt các Dự án trọng điểm của TW, tỉnh và xử lý một số dự án kéo dài nhiều năm. Cụ thể:

- Đối với các dự án trong điểm: nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 A; đường 72 m từ đường 2/3 đến ngã 3 Quán bàu (dự án kéo dài 11 năm); đường nối quốc lộ 1 A - Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Thái Hoà; dự án phát triển đô thị Vinh do Ngân hàng thế giới tài trợ; Dự án thủy điện Bản Vẽ, thuỷ điện Hủa Na; Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam do Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát The Vissai làm chủ đầu tư....

- Các Khu công nghiệp Nam Cấm, Hoàng Mai, Khu công Nghiệp Đông Hồi, Khu Công nghiệp Đô thị VSIP 7 Nghệ; trong đó: dự án Khu công nghiệp Nam Cấm đến nay đã cơ bản giải quyết các kiến nghị của người dân bị thu hồi đất tại Khu công nghiệp Nam Cấm, trong đó tham mưu UBND tỉnh đề xuất hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất; hỗ trợ trồng cây trồng (Doanh nghiệp) và giải quyết một số trường

hợp thực hiện bồi thường không đúng chủ sử dụng đất. Hiện nay, UBND huyện Nghi Lộc đang tiến hành lập phương án bồi thường để chi trả; hoàn thành việc bồi thường, GPMB đối với và giao đất, cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Hoàng Mai. Hiện nay, Khu Công nghiệp Đông Hồi có 03 nhà đầu tư vào thực hiện dự án; trong đó: Dự án Nhà máy kết cấu bê tông, vật liệu xây dựng không nung của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã giao đất đợt 1 cho chủ đầu tư;

Dự án Nhà máy Hoa Sen Nghệ An đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư 37,5/38,5 ha (chỉ còn 01 ha chưa bàn giao). Dự án nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 hiện nay bắt đầu triển khai; Khu Công nghiệp, Đô thị VSIP 7 Nghệ An đã hoàn thành việc chuyển mục đích đất lúa, bàn giao cho chủ đầu tư 48 ha và đang tiến hành giải phóng diện tích còn lại của giai đoạn 1 (182ha).

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế tồn tại, trong đã có: (1)Tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định và thực hiện giải phóng mặt bằng đã đạt kết quả tích cực (năm 2013, năm 2014, 2015), nhưng vẫn còn một số nội dung, hạng mục chậm so với kế hoạch làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án; (2) Việc giải quyết tồn tại, vướng mắc trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất có lúc, có nơi chưa kịp thời;

một số trường hợp chưa tạo đồng thuận cao của người bị thu hồi đất. Nguyên nhân chủ yếu: (1) Một số tồn tại của Luật Đất đai năm 2003, nhưng nay thực hiện Luật Đất đai năm 2013 cũng chưa được giải quyết, gây bức xúc cho nhân dân; chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân; (2) công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư ở một số địa phương chưa tốt; (3) Phần lớn cấp huyện chưa chủ động trong việc xây dựng trước các khu tái định cư, nên khi có dự án đầu tư vào địa bàn đã gây nên sự lúng túng, bị động làm ách tắc và kéo dài thời gian thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án lớn; (4) Kinh phí phục vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cơ bản còn chậm, chưa kịp thời. Đặc biệt là kinh phí đầu tư xây dựng các khu tái định cư tập trung.

Để công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đáp ứng tiến độ của dự án và được sự đồng thuận cao của người dân bị ảnh hưởng thì hệ thống chính quyền các cấp phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, rất khó khăn và phức tạp. Do đó, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên; rà soát cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, kịp thời phát hiện những bất cập để điều chỉnh và kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cấp trong thực hiện Luật Đất đai năm 2013; tham mưu UBND tỉnh có những cơ chế, chính sách linh hoạt trong việc thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế để tạo sự đồng thuận từ những hộ dân bị ảnh hưởng; lập quy hoạch, đầu tư xây dựng khu tái định cư chung phục vụ cho nhiều dự án (gồm tái định cư đất ở và tái định cư nghĩa trang); từng bước xây dựng độ ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của tỉnh (Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An (2015)) [21].

1.3.2.3. Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Vài năm trở lại đây, TX Quảng Yên là một trong những điểm sáng của tỉnh trên nhiều lĩnh vực, trong đó tiêu biểu là việc thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn.

Để có được kết quả đó, cấp uỷ, chính quyền địa phương xác định rõ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch thu hút các nhà đầu tư chiến lược là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tính riêng trong năm 2016, thị xã đã giải phóng mặt bằng để thực hiện 24 dự án, tổng diện tích đền bù 1.094,8 ha, ảnh hưởng tới 4.036 hộ dân - đây là con số đền bù, giải phóng mặt bằng lớn nhất từ trước đến nay ở địa phương.

Để triển khai được nhiệm vụ trên, thời gian qua địa phương cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn. Đặc biệt là chế độ, chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng thường xuyên thay đổi; một bộ phận người dân hiểu biết về chính sách còn hạn chế, vì thế đòi hỏi mức đền bù vượt mức quy định của Nhà nước; một số hộ vì lợi ích cá nhân, mặc dù đã có thông báo thu hồi đất nhưng vẫn cố tình lấn chiếm, mở rộng đất đai, xây dựng công trình, trồng cây cối, hoa màu làm cho việc kiểm đến gặp nhiều trở ngại... Với quyết tâm cao nhất để hoàn thành tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án, thị xã đã thành lập các Ban Chỉ đạo để phối hợp với chủ đầu tư làm tốt công tác kiểm đếm, xây dựng phương án đền bù, hỗ trợ. Các

cơ quan chức năng của thị xã cũng chủ động bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tham gia công tác kiểm đếm, lập danh sách các hộ ảnh hưởng.

Cùng với đó, UBND thị xã đã chỉ đạo tổ chức tốt các hội nghị để công khai quy hoạch và triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đến các hộ dân. Năm 2016, thị xã đã tổ chức 21 hội nghị về công tác này; tiến hành 265 cuộc đối thoại, tuyên truyền, vận động, giải thích cho các hộ bị chiếm dụng đất. Kết quả là đã tổ chức chi trả gần 313 tỷ đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng, cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng thuộc các dự án. Tiêu biểu nhất là Dự án đường nối TP Hạ Long với đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng toàn bộ phần đường và hạng mục mặt bằng cầu vượt, nút giao thông và công trình phụ trợ trên toàn tuyến dài 20,6km, diện tích thu hồi 171,41ha với 1.150 hộ dân, 5 tổ chức bị ảnh hưởng, số tiền chi trả trong năm 2016 là 105 tỷ đồng...

Năm 2017, trên địa bàn tiếp tục triển khai nhiều dự án trọng điểm. Do đó, để phát huy những thành tích đạt được trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thị xã đã và đang tập trung công bố công khai các quy hoạch, đồng thời xây dựng phương án vận động, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân đối với các dự án sắp triển khai (Quang Minh) [22].

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)