Chúng tôi tiến hành kiểm tra đặc tính sinh hóa dựa trên các phản ứng hóa học tạo ra các sản phẩm trung gian trên các loại môi trường đường đơn và các môi trường đặc hiệu. Kết quả thu được như sau:
- Khả năng lên men đƣờng
Trên môi trường Mannitol-motility: 100% các chủng kiểm tra đều không có khả năng di động (vi khuẩn chỉ mọc trên đường cấy) và không lên men đường Mannitol.
Trên môi trường đường: Sau 24 - 28 giờ nuôi cấy 100% các chủng vi khuẩn kiểm tra trên các môi trường đường (Glucose, Lactose, Maltose, Saccharose) đều phát triển làm môi trường chuyển từ màu đỏ sang màu vàng. Vi khuẩn sử dụng đường tạo thành các sản phẩm trung gian có tính axit làm giảm pH của môi trường chuyển sang màu vàng với chỉ thị Phenol red.
Đối chứng Glucose+ Saccharose+ Maltose+ Lactose+ Manitol -
Hình 3.4. Kết quả kiểm tra lên men đƣờng
Trên môi trường Litmus milk: Vi khuẩn C. perfringens được nuôi cấy trong môi trường Litmus milk sau 24 - 28 giờ trong tủ ấm 37o
C, 10% CO2, tất cả các chủng vi khuẩn kiểm tra đều phát triển, lên men đường Lactose, làm đông vón Casein, môi trường chuyển từ màu tím sang nâu sang trắng với chỉ thị pH Litmus.
Đối chứng Dương tính
Hình 3.5. Kết quả nuôi cấy trên môi trƣờng Litmus milk
- Trên môi trường Egg yolk (lòng đỏ trứng gà)
Sau 24 - 28h nuôi cấy trong điều kiện yếm khí ở 37oC, 10% CO2, tất cả các chủng vi khuẩn kiểm tra đều phát triển sinh men Lecithinase, phân giải Lecithin tạo thành vòng trắng sữa xung quanh khuẩn lạc.
Hình 3.6. Khuẩn lạc C. perfringens trên môi trƣờng Egg yolk
- Phản ứng CAMP
100% các chủng kiểm tra sau 18 - 24 giờ nuôi cấy trong điều kiện yếm khí có phản ứng dương tính đối với phản ứng CAMP (xuất hiện dung huyết hình mũi tên trên bề mặt thạch). Nhân tố protein được tiết ra bởi loài Streptococus agalactiae
có vai trò tăng cường hoạt tính của alpha toxin và theta toxin (có vai trò trong việc gây ra hiện tượng dung huyết). Do đó tăng cường điều kiện tiếp xúc và xúc tác thủy phân thành phần chủ yếu của màng hồng cầu là sphingomyelin, làm hồng cầu trở nên dễ vỡ, tạo nên hiện tượng dung huyết mạnh hơn ở vùng tiếp xúc giữa hai đường cấy của hai loại vi khuẩn.
Kết quả kiểm tra các đặc tính sinh hóa của vi khuẩn C. perfringens có thể tóm tắt ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả giám định một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn C. perfringens
STT Tính chất Số chủng kiểm tra Số dƣơng tính Tỷ lệ %
1 TSC agar 22 22 100
2 Gram + 22 22 100
3 Blood agar 22 22 100
4 Khả năng dung huyết 22 22 100
5 Khả năng di động 22 0 0 6 Litmus milk 22 22 100 7 Egg York 22 22 100 8 Glucose 22 22 100 9 Lactose 22 22 100 10 Maltose 22 22 100 11 Mannitol 22 0 0 12 Saccharose 22 22 100 13 CAMP-test 22 22 100
Từ các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy tất cả 22 chủng đã giám định đều mang đầy đủ các đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn C. perfringens như các tài liệu đã công bố.