khách du lịch quốc tế như sau:
3.2.1 Tập trung tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng cho du lịch Khánh Hòa Khánh Hòa
Bảng 3.1 Ý kiến đánh giá của khách hàng nhằm thu hút khách du lịch quốc tế mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Stt Ý kiến Số lượt trả lời Tỷ lệ (%)
1 Cần giảm giá 15 21.74
2 Nâng cao chất lượng sản phẩm 15 21.74
3 Cải tiến hình thức, thiết kế sản phẩm 27 39.13
4 Tăng cường quảng cáo 17 24.64
5 Mở rộng hệ thống phân phối 13 18.84
6 Khác 3 4.35
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012
Sản phẩm đặc trưng sẽ là một lợi thế khá lớn cho việc thu hút nhu cầu mua sắm của du khách quốc tế. Theo kết quả điều tra đối với những khách hàng đã từng mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Khánh Hòa (trong đó có 69 lượt khách trả lời là đã từng mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ Khánh Hòa). Nhìn chung đa phần khách du lịch quốc tế cho rằng muốn thu hút khách du lịch quốc tế mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì cần tăng cường cải tiến hình thức, thiết kế sản phẩm. Có 27 lượt trả lời cần cải tiến hình thức, thiết kế sản phẩm chiếm tỷ lệ 39.13% cao nhất trong số tất các các ý kiến nhằm thu hút
khách du lịch mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (bảng 3.1).
Khánh Hòa là một trung tâm du lịch lớn của cả nước nên cần rất nhiều
mặt hàng thủ công mỹ nghệ để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Tuy
Các cửa hàng mỹ nghệ, shop lưu niệm ở đường Trần Phú, chợ Đầm, khu “phố
Tây” (Nha Trang) hầu như chỉ bán hàng ngoại tỉnh. Mặt hàng lưu niệm phổ
biến có xuất xứ từ xứ Trầm Hương chỉ là tranh thêu và các đồ mỹ nghệ từ vỏ ốc. Cụ thể, các shop chuyên bán hàng lưu niệm ở khu “phố Tây” như: Làng tôi, Forever (đường Hùng Vương, Nha Trang), Hương Phố (Trần Quang
Khải)… bán tới 50 mặt hàng nhưng không hề có một hàng lưu niệm nào có
xuất xứ từ xứ Trầm Hương, và hàng lưu niệm ở đây chủ yếu từ miền Bắc (thổ cẩm, sơn mài, gốm), Hội An (đèn lồng, đồ lưu niệm bằng tre…) ... chuyển về Nha Trang để bán cho khách. Khách du lịch nước ngoài rất thích mua các sản phẩm lưu niệm có xuất xứ từ chính nơi họ đến, nhất là những mặt hàng làm bằng tay, và theo Tổng cục Thống kê điều tra cách đây vài năm thì mức chi
tiêu bình quân của khách quốc tế khi đến Khánh Hòa chỉ bỏ ra 10,9
USD/ngày để mua sắm; trong khi con số tương ứng với khách đến Quảng Nam là 22,3 USD, Lâm Đồng 20 USD, Huế 18,7 USD, Đà Nẵng 14,3 USD…
Theo những người làm du lịch, khách quốc tế đến Khánh Hòa chi tiêu mua
sắm thấp là do Khánh Hòa quá thiếu những mặt hàng lưu niệm độc đáo.
Những ai từng đi du lịch ở Quảng Nam đều nhận thấy, phố cổ Hội An có rất
nhiều mặt hàng lưu niệm độc đáo như: đèn lồng, túi thêu, đồ mỹ nghệ bằng tre…; đặc biệt, Hội An rất phát triển dịch vụ may mặc nhanh để phục vụ du khách. Trong khi đó, Khánh Hòa tuy có hẳn một khu “phố Tây” nhưng lại chỉ mạnh về dịch vụ ăn uống, chứ không mạnh về mua sắm hàng hóa, quà lưu
niệm. Vì vậy muốn thu hút khách và kích thích khả năng mua sắm sản phẩm
thủ công mỹ nghệ của du khách quốc tế, chúng ta nên tạo ra sản phẩm đặc trưng mang đậm nét văn hóa tạo thế mạnh cho sản phẩm lưu niệm cho du lịch Khánh Hòa có như vậy chúng ta mới có thể cạnh tranh được với các tỉnh, thành phố du lịch khác. Muốn làm được như vậy thì nên thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, tỉnh cần kết hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan có
những biện pháp duy trì, bảo tồn các làng nghề truyền thống không để chúng
mai một theo thời gian vì đây là nơi cung cấp khá lớn số lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, các làng nghề truyền thống dần mai một theo thời gian với nhiều lý do khác nhau: thiếu vốn đầu tư, nhiều nhân công bỏ việc,
…vì vậy tỉnh và các ban ngành có liên quan nên có những chính sách thích
hợp nhằm khôi phục, duy trì lại những làng nghề. Đó là một trong những điều kiện nhằm giúp duy trì và làm đa dạng nguồn sản phẩm hiện có để phục vụ
nhu cầu khách du lịch quốc tế. Đồng thời có chính sách khen thưởng, tôn vinh
các nghệ nhân những người đã mang những nguyên vật liệt thô sơ, đơn giản
nhất đồng thời thổi vào sản phẩm những nét văn hóa đặc sắc mang lại cho sản
phẩm nét tinh tế, kỷ xảo, tạo được sự thu hút riêng từ sản phẩm thủ công mỹ
nghệ mà không một sản phẩm nào có. Từ đó giúp họ có động lực để tăng khả năng sáng tạo, giúp tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm đồng thời có ý tưởng
cho việc xây dựng được các sản phẩm đặc trưng cho du lịch Khánh Hòa.
Thứ hai, đa dạng hóa kiểu dáng sản phẩm. Hiện nay trên thị trường Nha
Trang – Khánh Hòa có khá nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ khách
du lịch quốc tế, với mục đích chủ yếu của khách du lịch khi mua sản phẩm
thủ công mỹ nghệ là làm lưu niệm và làm quà tặng thì mẫu mã, kiểu dáng sản
phẩm là yếu tố khá quan trọng quyết định đến việc lựa chọn sản phẩm của khách du lịch. Nhờ sự tinh xảo đắc sắc của sản phẩm đã kích thích nhu cầu mua sắm của khách du lịch quốc tế, vì vậy việc cải tiến, đa dạng hóa mẫu mã của sản phẩm là không thể thiếu, tạo ra những sản phẩm đặc sắc đáp ứng thị hiếu của khách du lịch quốc tế.
Thứ ba, xác định các nhu cầu trong tương lai. Công tác nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương của khách du lịch quốc tế đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là điều tất yếu. Từ các kết quả
của việc nghiên cứu nhu cầu chúng ta sẽ có những định hướng đúng đắn cho chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu.
Biểu đồ 3.1 Nhu cầu mua lại các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của khách du lịch quốc tế
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2012
Dựa vào biểu đồ trên ta nhận thấy: nhu cầu mua lại của khách du lịch quốc tế đối với hai sản phẩm dệt và làm từ gỗ dừa chiếm tỷ lệ cao lần lượt là
27.54% và 28.99%. Chúng ta cần tạo trung cải tiến mẫu mã, tạo ra được sự đa
dạng trong các chủng loại của hai sản phẩm trên nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu tương lai của khách du lịch quốc tế.