Tình hình phát triển hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của khách du lịch quốc tế đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại khánh hòa (Trang 43 - 102)

Bước sang thế kỉ 21, cả nước đã, đang tiến hành thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến tới mục tiêu trở thành nước cơ bản về công nghiệp. Bên cạnh việc từng bước trang bị những công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại, chuyển từ lao động thủ công giản đơn sang lao đọng có đòi hỏi hàm lượng chất xám và chất lượng cao hơn hình thành những ngành sản xuất trình độ cao thì nền kinh tế nước ta vẫn tồn tại một số ngành sử dụng người lao động thủ công có tay nghề khéo léo mà không có một máy móc hiện đại

nào có thể thay thế được. Bởi những sản phẩm của ngành này có yêu cầu về

tính nghệ thuật cao, đòi hỏi người lao động có trình độ thẩm mỹ, sự sáng tạo

cũng như sự bền bỉ, tỉ mỉ, cẩn thận. Chính những yếu tố này đã tạo nên cái

hồn của sản phẩm mà không có một máy móc hiện đại nào có thể đáp ứng. Đó

hiện tiêu biểu, rõ nhất trong ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Bộ Công Thương cho biết, hiện cả nước có hơn 2.000 làng nghề với các loại hình hộ gia đình, tổ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp đang tham gia sản xuất các

mặt hàng thủ công mỹ nghệ và có khoảng 1.120 doanh nghiệp xuất khẩu hàng

thủ công mỹ nghệ, giải quyết việc làm cho 1.3 triệu người. Cùng với tiến trình phát triển của cả nước, ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam kế tục những tinh hoa truyền thống kết hợp với ứng dụng những công nghệ kĩ thuật hiện đaị

trong một số khâu tạo đà cho ngành không ngừng phát triển và ngày càng

khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ngày càng phát triển, kết hợp nhiều loại vật liệu với nhau như gốm sứ thuỷ tinh kết hợp với mây tre cói, hàng tre cói được cải tiến mẫu mã mang tính thực dụng sát với tập quán sinh hoạt của người tiêu dùng các nước chất lượng hàng hoá thì ngày càng tăng cao nên hiện đang chiếm được cảm tình của rất nhiều người tiêu dùng trên thị trường thế giới, đặc biệt là các

khách hàng khó tính trên thị trường EU và khách hàng khó tính người Nhật.

Đồng thời trên thế giới hiện nay xu hướng dùng hàng thủ công mỹ nghệ cũng

đang tăng lên rất mạnh mẽ đặc biệt là thị trường châu Mỹ. Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam đã xuất hiện trên gần 120 nước và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục của thế giới. Vì vậy dù trải qua nhiều sóng gió của cơ chế thị trường, chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh khác đến từ Châu Á như Trung Quốc, Philipin, Malayxia …nhưng hàng

thủ công mỹ nghệ của Việt nam vẫn giành được ưa chuộng của các bạn hàng

từ nhiều châu lục khác nhau. Một thuận lợi nữa cho ngành thủ công mỹ nghệ

phát triển mạnh xuất khẩu đó là mới đây ngày 10/5 tại Hà Nội, Ban vận động

thành lập Hiệp hội đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2007-2012 và Lễ thành lập Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft)

về việc cho phép thành lập Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Đây là một cầu nối cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. VietCraft sẽ

tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực trên cơ sở các nhu cầu thực tế và mở rộng

thị trường cho các doanh nghiệp hội viên trên cơ sở các thị trường mục tiêu được định hướng rõ ràng, đồng thời phối hợp với các cơ quan hoạch định

chính sách và quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế để tạo ra một môi trường

tốt nhất cho các doanh nghiệp thành viên, từ việc đảm bảo nguồn nguyên liệu

đầu vào có chất lượng và cạnh tranh, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, quản lý đến xúc tiến thương mại trên cơ sở các thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ

tích cực xây dựng các mối quan hệ mang tầm khu vực và thế giới nhằm nâng

cao hình ảnh và tính cạnh tranh của ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây, tre, cói và thảm của Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2012 đạt 32 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng trong tháng 2/ 2012,

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chính có kim ngạch tăng mạnh nhất. Trong

đó, mặt hàng thảm và mặt hàng mây đan là hai mặt hàng xuất khẩu chính vào thị trường Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và

gia dụng của Việt Nam từ ngày 28/02 đến 15/03/2012 đạt 5,3 triệu USD, giảm

15% so với kỳ trước. Các mặt hàng xuất khẩu chính trong tuần là chậu gốm,

bình gốm, đồ trang trí bằng gốm và đồ gia dụng bằng gốm.

Tóm lại, hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang tìm được chổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đứng trên một số thị trường lớn và rất được ưa chuộng, đã cung cấp một khối

lượng lớn sản phẩm thoả mãn nhu cầu trong nước và ngoài nước, góp phần tăng thu nhập quốc dân và ngân sách nhà nước, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông nhàn, giải quyết vấn đề thất nghiệp đang bức xúc hiện nay, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU NHU CẦU MUA SẮM SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI KHÁNH HÒA CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 2.1 Giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch tại Khánh Hòa.

Đến thành phố biển Nha Trang, khách du lịch gần xa ai cũng tìm đến chợ

Đầm, các cửa hàng quà lưu niệm, dọc bến cảng Cầu Đá để mua ít nhất là một

kỷ vật: chiếc chuông gió, giỏ hoa, tấm mành, con thú, mốc khóa, các món trang sức,… được làm từ vỏ sò, vỏ ốc, san hô - tinh hoa của biển cả.

Đó là những sản phẩm xinh xắn, độc đáo như các món trang sức, trang trí, chiếc gạt tàn thuốc, đèn ngủ, chuông gió, hoa dại, chậu cảnh, hình người

và các con vật… được khéo léo kết thành từ những vỏ ốc tưởng như vô dụng.

Mặc dù được làm gần như hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, công phu, nhưng lại vô cùng sắc sảo và độc đáo. Vỏ ốc đồi mồi với ưu điểm có vân màu

vàng sang trọng và huyền bí, được ngâm vào nước nóng, sau đó uốn nắn, cắt

gọt thành sản phẩm. Ốc anh vũ, ốc nón, ốc tù và, ốc bướm, ốc bàn tay với hình dáng, màu sắc tự nhiên kỳ thú, chỉ cần tẩy sạch, mài giũa một số chi tiết rồi sơn bóng, ốc xà cừ với hai màu xanh ngọc và trắng, mang những sắc quang phổ óng ánh, được chạm họa tiết kết sâu hoặc đặt góc tạo dáng sẽ trở

thành những chiếc đèn chùm, đèn ngủ, đèn trang trí lấp lánh. Nhánh san hô

trắng sau khi chọn lựa, làm sạch sao cho giữ nguyên vẹn màu sắc, hình dáng

rồi đúc trên đế xi măng trắng, gắn thêm các loại ốc nhỏ đủ màu trở thành bức

tranh sinh vật biển sống động…

Hiện nay, thành phố Nha Trang có hơn 100 cửa hàng chuyên bán ốc mỹ nghệ, đó là chưa kể đến nhà sách, siêu thị, quầy lưu niệm khác luôn có một kệ

dành riêng cho sản phẩm này. Hầu như du khách nào đến Nha Trang cũng tìm

mua những chiếc vỏ ốc, một giỏ hoa làm từ vỏ sò về làm quà cho người thân.

Có người còn tìm đến cơ sở sản xuất ở tận Hòn Rớ, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh để tận mắt chứng kiến các nghệ nhân biến hóa những chiếc vỏ ốc thô sơ, xấu

xí thành các tác phẩm nghệ thuật.

Là thành phố du lịch nổi tiếng với nguồn sinh vật biển phong phú, Nha

Trang có nhiều lợi thế để phát triển nghề làm ốc mỹ nghệ. Theo các nghệ

nhân ở địa phương, nghề này có từ những năm 50 của thế kỷ XX. Ban đầu,

chỉ có một số hộ dân sống ven biển thu thập vỏ ốc đẹp để trang trí. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, ốc mỹ nghệ dần dần chiếm được vị thế trong

lòng du khách. Nghệ nhân thường sáng tác theo cảm hứng chứ không theo

một khuôn mẫu nào. Vì thế, theo thời gian, ốc mỹ nghệ Nha Trang ngày càng

phong phú về mẫu mã và luôn mới lạ đối với du khách.

Đến với Thành phố Nha Trang, quý khách có thể tìm mua các sản phẩm

tranh thêu tại các cửa hàng mỹ nghệ . Từ chất liệu vải và vật liệu giản dị, các

nghệ nhân đã cho ra đời sản phẩm tranh hoa tươi tắn và sống động. Những bông hoa vải nhờ những bàn tay khéo léo, tỷ mỷ và công phu đã trở thành những nhành hoa như thật. Mỗi bức tranh là một loài hoa khác nhau được thể hiện một cách chi tiết và cẩn thận bằng các vật liệu vải hồ. Đặc biệt, yếu tố nghệ thuật của mỗi bức tranh hoa là kỹ thuật tạo dáng hoa-lá-cành hài hòa; và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khi ngắm nhìn chúng, du khách sẽ cảm nhận đó là hoa của không gian ba

chiều, không bị thô cứng trên một bề mặt phẳng. Mặc khác, tranh thêu vải luôn mang hơi thở tươi trẻ của cuộc sống nhờ sự sống động của những cánh bướm cành hoa và ẩn chứa cả tâm hồn của người nghệ sỹ làm ra chúng.

Hình 2.2 Tranh thêu hoa

Nghề thêu là một ngành nghề thủ công có từ rất lâu đời của Việt Nam. Thời phong kiến, đây là một trong những nghề phục vụ cho vua chúa và giới

quý tộc; đồng thời, nó còn gắn liền với chuẩn mực “công - dung - ngôn -

hạnh” của người phụ nữ Việt Nam. Thời ấy, đại đa số phụ nữ Việt Nam đều biết thêu. Họ đã dùng công việc thêu thùa để trang hoàng nhà cửa, để bày tỏ tâm tư, tình cảm và để làm đẹp cho chính mình…Trải qua những thăng trầm của thời cuộc, nghề thêu gần như mai một. Với tâm huyết khôi phục văn hóa, nghệ thuật của ngành nghề thêu thủ công Việt Nam, vợ chồng ông bà Võ Văn

Quân và Hoàng Lệ Xuân đã sáng lập ra XQ Nha Trang. XQ đã tìm tòi, vạch

ra hướng đi mới cho nghề thêu: Kết hợp giữa nghệ thuật thêu và nghệ thuật hội họa, nhằm phục hồi ngành nghề truyền thống đang bị mai một, tạo sắc

màu mới cho tranh thêu Việt Nam. Nhờ vậy, tranh thêu XQ đã nhanh chóng

chiếm được vị thế trong xã hội, trở thành món quà đặc sắc, đậm đà tình nghĩa quê hương của những người Việt Nam dành tặng bạn bè thân hữu ở nước

ngoài; là món quà lưu niệm giá trị, đầy ý nghĩa đối với du khách quốc tế khi

muôn sắc màu của những bức tranh thêu, XQ Nha Trang lung linh, huyền ảo như một thiên đường. Những chiếc áo dài dịu dàng tha thướt, những cánh tay nhẹ nhàng chuyền đường kim, mũi chỉ, từng cung cách, điệu bộ cử chỉ của những người thợ thêu XQ đã toát lên một thứ ngôn ngữ chung trong cảm nhận của mọi khách tham quan: Ngôn ngữ của tình yêu, của một loại nghệ thuật

chân phương nhưng mang đầy hoài niệm và vọng tưởng. Tình yêu của muôn

loài động, thực vật, con người với thiên nhiên… hội tụ sinh động trong từng bức tranh thêu. Mỗi tác phẩm tranh thêu XQ đều mang một thông điệp, một lời tỏ bày với cuộc sống.

Hình 2.3 Tranh thêu XQ

Tại Khánh Hòa, nghề làm gốm đã tồn tại từ rất lâu đời và hiện nay không những đã tại ra những vật dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân địa phương mà còn tạo ra những sản phẩm tinh xảo đặc sặc phục vụ nhu cầu tham quan mua sắm cho du khách trong và ngoài nước khi đi du lịch tại Nha Trang – Khánh Hòa.

Khi đến du lịch tại Nha Trang, quý khách không thể bỏ qua sản phẩm gốm Bầu Trúc một sản phẩm độc đáo của nghệ nhân Chămpa với phương thức sản xuất gốm còn ở dạng cổ xưa và nguyên thủy. Tiềm ẩn trong mỗi sản phẩm là vẻ lung linh của truyền thống văn hóa Chàm. Mỗi một sản phẩm gốm tồn tại như một minh chứng cho sự phong phú và đa dạng của một nền văn hóa lâu đời. Ở Nha Trang, thì shop hoa Champa là một địa chỉ tin cậy cung cấp các sản phẩm gốm Bàu trúc với giá cả hợp lý, phục vụ chu đáo và rất tận tình.

Từ xa xưa Đà điểu đã có mặt trên những sa mạc hoang vu rộng lớn ở

Châu Phi. Nó là biểu tượng của sức mạnh bởi trọng lượng và vận tốc chạy.

Bên cạnh đó đà điểu là con vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Năm 1998, Tổng Công ty Khánh Việt (Viết tắt là KHATOCO) đã đầu tư

phát triển ngành chăn nuôi đà điểu. Đến năm 2003 Khatoco tiếp tục đầu tư

phát triển ngành sản xuất hàng mỹ nghệ từ vỏ trứng đà điểu. Từ đó cho đến nay sản phẩm làm ra ngày một hoàn thiện về hình thức, mẫu mã và chất lượng. Có thể chúng ta cũng đã biết nhiều về sản phẩm mỹ nghệ của Công ty Kinh doanh Đà điểu – Cá sấu Khatoco như vỏ trứng điêu khắc, vẽ màu, sơn mài,… nhưng không ai có thể nghĩ rằng, vỏ trứng đà điểu cũng có thể là

nguyên liệu chính để tạo nên những bức tranh chứa đựng cả một giá trị nghệ

thuật vô cùng tinh hoa và độc đáo. Một sản phẩm tranh vỏ trứng đà điểu sau khi hoàn thành chứa đựng cả một tâm hồn, đôi bàn tay khéo léo tài hoa, sự

cần mẫn, công phu và óc sáng tạo của người nghệ nhân. Đó là sự tâm huyết

Hình 2.4 Tranh được làm từ vỏ trứng đà điểu

Nguyên liệu chính để tạo sản phẩm là vỏ trứng đà điểu. Màu sắc nguyên

thủy của vỏ trứng là màu trắng, vàng ngà. Để có được nhiều màu sắc khác

nhau thì người nghệ nhân phải tạo màu cho nguyên liệu. Độ dày mỏng, tỷ lệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

canxi trong vỏ trứng sẽ quyết định đến màu sắc tạo ra. Vỏ trứng càng dày, tỷ lệ canxi càng cao thì màu sắc càng đẹp và ngược lại. Những màu sắc tạo ra

hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu thẩm mỹ, hài hòa với nhiều gam màu khác nhau:

trắng, vàng, nâu vàng, nâu đậm, nâu đen….Do vậy mà nguyên liệu sản xuất

góp một phần không nhỏ đến việc hình thành sản phẩm. Các đề tài chọn lựa

luôn gần gủi với người Việt Nam chúng ta như: phong cảnh quê hương đất

nước, cây đa, bến nước, con người Việt Nam và cả danh lam thắng cảnh, kỳ quan thế giới. Không chỉ dừng lại ở đề tài phong cảnh, tranh vỏ trứng đà điểu còn thể hiện nhiều thể loại, đề tài khác: tranh phục hưng châu âu, tranh dân gian Việt nam, tranh tĩnh vật, tranh thủy mặc….Dù là đề tài nào đi nữa khi được thể hiện lên tác phẩm bằng chất liệu vỏ trứng đà điểu đều được thể hiện một cách hoàn mỹ, sống động với những gam màu trầm tạo nên những tác

tranh nào khác. Ngắm nhìn những sản phẩm tranh chúng ta như lạc vào một thế giới mới, hài hòa và thân thiện. Ý tưởng tạo nên sản phẩm tranh vỏ trứng đà điểu chính là ước vọng của con người đương đại, góp một phần vào kho tàng nghệ thuật Việt Nam.

Ngoài những sản phẩm trên Nha Trang – Khánh Hòa còn có khá những

sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác như: gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm được làm

từ gỗ dừa, từ mây tre đan…Tóm lại, ở Khánh Hòa có khá nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch quốc tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của khách du lịch quốc tế đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại khánh hòa (Trang 43 - 102)