Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Hòa An là huyện miền núi nằm ở trung tâm tỉnh Cao Bằng , có tổng diện tích tự nhiên 60.952,08, với 15 đơn vị hành chính xã. Địa giới hành chính tiếp giáp các huyện sau:
- Phía bắc giáp huyện Hà Quảng.
- Phía đông bắc giáp huyện Trùng Khánh.
- Phía đông giáp huyện Quảng Hòa.
- Phía nam giáp huyện Thạch An.
- Phía tây giáp huyện Nguyên Bình.
Thành phố Cao Bằng gần như nằm trọn trong lòng huyện. Trung tâm huyện là thị trấn Nước Hai, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 17 km, cách thành phố Hà Nội 272 km về phía đông bắc. Trên địa bàn huyện có các tuyến đường tỉnh lộ 203 theo hướng tây bắc đi huyện Hà Quảng, Thông Nông, quốc lộ 34 theo hướng tây đi huyện Nguyên Bình, quốc lộ 3 theo hướng nam đi Bắc Kạn. Với vị trí địa lý như vậy sẽ mang lại nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài.
B. Địa hình, đất đai, tài nguyên
Phần lớn diện tích đất của huyện có độ dốc cao, đặc biệt là ở những nơi có nhiều núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250, núi đồi chiếm 2/3diện tích huyện, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300m, thấp dần từ tây sang đông.
Kết quả xác định trên bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/100.000 của huyện cho thấy:
+ Diện tích có độ dốc < 80 chiếm 6,3% diện tích tự nhiên.
+ Diện tích có độ dốc từ 80 đến 250 chiếm 18,7% diện tích tự nhiên.
+ Diện tích có độ dốc từ 250 - 350 chiếm 30,4% diện tích tự nhiên.
+ Diện tích có độ dốc trên 350 chiếm khoảng 44,6% diện tích tự nhiên.
Đất đai của huyện Hòa An phân theo nguồn gốc phát sinh được chia làm các loại chính theo bảng 1.4 sau:
Bảng 1.4. Các loại đất huyện Hòa An
STT Loại đất Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
1 Đất Feralit đỏ vàng trên đá sét 34.043,2 55,8
2 Đất Feralit đỏ trên đá vôi 677,7 1,1
3 Đất Feralit nâu đỏ trên đá mácma ba zơ và trung tính 5.662,3 9,3
4 Đất Feralit đỏ vàng trên đá mácma 1.912,0 3,1
5 Đất feralít biến đổi do trồng lúa nước 1.840,0 3,0 6 Đất feralít vàng nâu trên phù sa cổ 1.180,0 1,9
7 Đất khác 15.636,9 25,8
Tổng diện tích tự nhiên 60.952,08 100 Nguồn số liệu: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Hòa An
Nhìn chung, huyện Hòa An có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt phức tạp bởi hệ thống sông suối đan dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,…. Sự đa dạng của địa hình, khí hậu tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau, đó là điều kiện để huyện phát triển đa dạng nhiều loài cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đặc biệt là giao thông, đồng thời cũng tạo ra sự manh mún diện tích đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất trong mùa mưa. Đây là một khó khăn lớn trong việc tổ chức sản xuất theo lãnh thổ.
C. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu của huyện mang đậm tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thường lạnh, ít mưa.
Nhiệt độ trung bình năm từ 19,80C đến 21,60C, mùa hè có nhiệt độ trung bình
dao động từ 250C đến 280C, mùa đông có nhiệt độ trung bình từ 140C đến 180C. Tổng tích ôn trong năm đạt từ 7.000 đến 7.5000C.
Trên địa bàn huyện có các sông Bằng Giang (Sông Mãng), Dẻ Rào, Hiến Giang (Sông Nhiêm) chảy qua. Có hồ Khuổi Lái ở xã Bạch Đằng, hồ Nà Tấu ở xã Bế Triều. Do hệ thống sông suối, hồ, khe lạch trên địa bàn huyện nhiều nên thuận lợi cho phát triển cây lâm nghiệp như keo, thông, sa mộc, bạch đàn … và nông nghiệp như trồng lúa (2 vụ) hoặc cây thuốc lá đem lại giá trị kinh tế cao.
Theo số liệu tại trạm khí tượng thủy văn Cao Bằng, khí hậu trung bình qua các năm theo bảng 1.5 như sau:
Bảng 1.5. Diễn biến thời tiết qua các năm
Khí hậu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019
Nhiệt độ oC 21,5 20,7 20,8 21,2 21,1
Số giờ Giờ 1.632,0 1.410,8 1.454,0 1.477,5 1.616,0 Lượng mưa mm 1.560,0 1.600,8 1.576,4 1.500,1 1.588,2
Độ ẩm % 88 86 86 88 88