Ảnh hưởng của thảm thực vật tới cháy rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 47 - 51)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác PCCCR tại địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Ảnh hưởng của thảm thực vật tới cháy rừng

Thực tế cho thấy đặc điểm cấu trúc rừng có ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm của tiểu khí hậu rừng, từ đó ảnh hưởng tới đặc trưng của VLC như: Khối lượng, độ ẩm, thành phần hóa học cũng như sự phân bố của VLC trong rừng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các lâm phần rừng tự nhiên, rừng cây lá rộng thường xanh có tổ thành loài đa dạng, kết cấu nhiều tầng tán, độ ẩm VLC trong rừng cao, khối lượng VLC khô ít,… làm cho rừng tự nhiên thường khó cháy hơn rừng trồng.

Kết quả nghiên cứu đặc điểm của các trạng thái rừng tại 2 xã Bạch Đằng và Lê Chung được tổng hợp ở bảng 3.5 sau:

Bảng 3.5: Kết quả điều tra tầng cây cao ở các trạng thái rừng

STT Trạng thái rừng Hvn (m)

Hdt (m)

D1.3 (cm)

Dt

(m) DTC

1 Rừng Thông (22 tuổi) 12 9 16 3,5 0,85

2 Rừng Keo (7 tuổi) 12 8,5 16 4 0,7

3 Rừng tự nhiên (IIa) 13 6,5 18 5 0,75

Ghi chú:

Hvn - chiều cao vút ngọn.

Hht - chiều cao dưới tán.

DTC - độ tàn che.

D1.3 - đường kính thân cây ở chiều cao 1.3m.

Dt - đường kính tán.

Qua bảng 3.6 các loại rừng ở địa bàn nghiên cứu đều phát triển khá tốt, đồng đều ít sâu bệnh. Rừng tự nhiên có chiều cao vút ngọn và đường kính tán lớn, điển hình một số loại cây tiêu biểu như: Sau sau, Kháo, Chẹo, Vối thuốc, Dẻ … phần các cây gỗ lớn đều có nguồn gốc tái sinh tự nhiên từ chồi.

Tiếp theo đó là rừng trồng Thông và rừng Keo sinh trưởng tốt, đồng đều, ít sâu bệnh, được người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như tỉa cành, tỉa thưa, dọn thực bì…

Hình 3.2: Lập OTC điều tra tầng cây cao ở các loại rừng Sau khi đã điều tra tầng cây cao tại các trạng thái rừng chúng tôi tiến hành điều tra cây bụi thảm tươi, được thể hiện ở bảng 3.6 sau:

Bảng 3.6: Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi ở các loại rừng

STT Loại rừng Loài cây H

(m)

Độ che phủ (%)

Tình hình sinh trưởng

1 Keo Guột, sim mua, cỏ tranh, mua … 0,5 45 Tốt

2 Thông Guột, dương xỉ, cỏ tranh 0,5 70 Tốt

3 Rừng tự

nhiên

Guột, dương xỉ, cỏ tranh, lau

lách, mán đỉa … 0,6 65 Tốt

Cây bụi thảm tươi ở từng loại rừng phát triển tương đối tốt, có khối lượng vật liệu cháy lớn nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, khi cháy rừng tầng cây bụi thảm tươi dễ bén lửa và bùng phát lan tràn đám cháy nhanh, khó kiểm soát.

Ngoài thảm thực vật ra thì cây tái sinh cũng là một trong những thành phần của vật liệu cháy, số lượng và khối lượng nhiều cũng có nguy cơ cháy rất cao. Kết quả điều tra cây tái sinh của một số loài cây cơ bản tại OTC 01, xã Lê Chung, được thể hiện ở bảng 3.7 sau:

Bảng 3.7: Kết quả điều tra cây tái sinh TT

ODB Loài cây Phân cấp chiều cao Dt (m) Ghi

<0,5m 0,5-1m ≥1m Tốt TB Xấu chú

1

Sau sau 1,5 0,8

Chẹo 0,8 0,3

Dẻ 1 0,4

Thành ngạch 1,2 0,4

Kháo 0,4 0,3

2

Vối thuốc 1,4 0,4

Chẹo 1 0,3

Sau sau 1,2 0,6

Lim xẹt 0,8 0,4

Dẻ 1,2 0,5

3

Thẩu tấu 1,4 0,5

Vối thuốc 1,3 0,4

Trẩu 1,2 0,7

Chẹo 0,6 0,3

4

Bứa 0,7 0,4

Lim xẹt 0,8 0,4

Sau sau 1,4 0,6

Dẻ 0,8 0,5

Bồ đề 1,2 0,6

Chẹo 0,4 0,3

5

Vối thuốc 1,4 0,6

Cáng lò 1,4 0,6

Chẹo 0,6 0,3

Màn tang 0,4 0,3

Do cấu trúc rừng đã bị phá hủy nên các các loài cây tái sinh phát triển mạnh chủ yếu là Vối thuốc, Sau sau, Dẻ, Kháo, Chẹo, Lim xẹt, Thành ngạnh…

Phần lớn cây tái sinh có chiều cao từ 0,5m trở lên. Kết quả điều tra cây tái sinh để làm cơ sở trong xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng. Nếu mật độ cây tái sinh nhiều cần tiến hành tỉa thưa để giảm bớt vật liệu cháy.

Đặc điểm rụng lá của các loài cây cao cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác PCCCR. Tại khu vực nghiên cứu, thành phần tầng cây cao tại các khu rừng tự nhiên của khu vực nghiên cứu chủ yếu là cây thường xanh, có một số loài là cây rụng lá theo mùa, bắt đầu vào mùa đông tháng 11-12 cây bắt đầu rụng lá và tạo ra lượng lớn vật liệu cháy dễ dẫn đến cháy rừng.

Rừng tự nhiên ở 2 xã Bạch Đằng và Lê Chung có diện tích không lớn so với tổng diện tích tự nhiên, là rừng thường xanh nhưng với các loài cây chiếm ưu thế như Kháo, Chẹo, Vối thuốc, Dẻ, Trẩu, Sau sau… vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Qua nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài cây tham gia trong thành phần tầng cây cao của khu vực nghiên cứu, đề tài thống kê các loài

và đặc điểm rụng lá của loài cây rừng. Đây cũng là một tác nhân tạo nên vật liệu cháy trong giai đoạn mùa khô, một số loài cây rụng lá tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.8 như sau:

Bảng 3.8: Đặc điểm rụng lá của các loài cây tầng cao trong trạng thái rừng gỗ tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

STT Tên cây

Đặc điểm

STT Tên cây

Đặc điểm Thường

xanh

Rụng lá theo mùa

Thường xanh

Rụng lá theo mùa

1 Sau sau  10 Vối thuốc 

2 Dẻ  11 Kẹn 

3 Kháo  12 Xoan nhừ 

4 Chẹo  13 Màng tang 

5 Trẩu  14 Bứa 

6 Thành

ngạch  15 Trám 

7 Lim xẹt  16 Sung 

8 Bồ đề  17 Phay 

9 Thẩu tấu  18 Màng tang 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)