Phương pháp thu thập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 34 - 40)

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp thu thập

2.3.2.1. Phương pháp thừa kế các số liệu chọn lọc

- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu, báo cáo tổng kết của Hạt Kiểm lâm huyện, UBND huyện Hòa An, UBND các xã, Trạm kiểm lâm địa bàn theo từng năm về công tác quản lý bảo vệ rừng từ năm 2017 - 2019.

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về công tác PCCCR.

- Nghiên cứu thể chế chính sách áp dụng thực hiện đối với công tác PCCCR trên địa bàn huyện.

- Tìm hiểu luật và các văn bản dưới luật liên quan đến công tác PCCCR, hướng dẫn về công tác PCCCR của tỉnh Cao Bằng.

2.3.2.2. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA)

Thông qua việc đi quan sát thực tế và phỏng vấn một số cán bộ và người dân tham gia công tác PCCCR để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ đề tài sử dụng công cụ phỏng vấn cá nhân.

Phỏng vấn 10 người là cán bộ làm công tác chuyên trách bảo vệ rừng, cán bộ địa phương liên quan đến bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trong toàn huyện.

Tiến hành phỏng vấn người dân ở 2 xã với số lượng 50 chủ hộ/1 xã.

Phỏng vấn những người là chủ hộ gia đình có rừng, những người này đại diện về tuổi, giới tính, dân tộc, thôn bản… để mang tính khách quan cho toàn huyện.

2.3.2.3. Phương pháp điều tra trực tiếp kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm Để tìm hiểu ảnh hưởng của thảm thực vật, vật liệu cháy ảnh hưởng đến cháy rừng. Trên một số loại rừng: Rừng keo, rừng thông, rừng tự nhiên để thu thập các chỉ tiêu cần điều tra, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn (OTC). Đề tài đã tiến hành lập 9 OTC ở xã Bạch Đằng và 9 OTC ở xã Lê Chung. Trong đó mỗi loại rừng lập 3 OTC tại 3 vị trí chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi, diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1000m2 (50m x 20m), trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra các cây tầng cao với các nhân tố điều tra H(vn); D1.3; Dt (rừng trồng điều tra 30 cây tiêu chuẩn/OTC).

Tiến hành xác định độ tàn che bằng phương pháp hệ thống mạng lưới điểm (100 điểm). Tùy từng diện tích ô tiêu chuẩn mà bố trí các điểm điều tra, sao cho các điểm điều tra bố trí đều trong các ô tiêu chuẩn. Dùng một cây gậy nhỏ chiếu thẳng tán nếu gặp tán thì ghi số 1, không nhìn thấy tán thì ghi số 0,lúc nhìn thấy, lúc không nhìn thấy mép tán thì ghi 0,5.

Công thức xác định độ tàn che:

số điểm ghi 1 + ẵ (∑ số điểm ghi 0,5) ĐTC =

∑ số điểm điều tra Kết quả tra ghi vào mẫu biểu 01.

Mẫu bảng 01: Điều tra tầng cây cao

ÔTC: Lô: Loại đá mẹ

Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra:

Độ dốc: Tiều khu: Người điều tra:

Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:

TT Loài cây

D1.3 (cm) Dt(m) H(m)

Ghi ĐT NB TB ĐT NB TB Hvn Hdc chú

+ Điều tra cây bụi thảm tươi tiến hành lập 5 ô dạng bản để điều tra cây bụi thảm tươi, cây tái sinh.

- Cây bụi thảm tươi được điều tra trên 5 ô dạng bản phân bổ ở bốn góc của ô tiêu chuẩn và giữa ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô dạng bản là 25m2.

- Chiều cao cây bụi thảm tươi được đo bằng sào có độ chính xác đến dm.

- Độ che phủ chung của cây bụi thảm tươi được xác định trên các ô dạng bản, xác định độ che phủ của cây bụi thảm tươi theo hệ thống điểm:

Nếu điểm điều tra có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 1, nếu không có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 0. Độ tàn che của cây bụi thảm tươi chung cho toàn ô tiêu chuẩn được tính bằng tỷ số giữa tổng số điểm điều tra có giá trị che phủ bằng 1 trên tổng số điểm điều tra (90 điểm). Kết quả được ghi vào mẫu biểu.

Mẫu bảng 02: Điều tra tình hình sinh trưởng của cây bụi thảm tươi

Số ÔTC: Lô: Loại đá mẹ

Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra:

Độ dốc: Tiều khu: Người điều tra:

Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:

TT Loại cây chủ yếu

Chiều cao trung bình (m)

Độ che phủ

(%) Sinh trưởng

+ Điều tra cây tái sinh được trên 5 ô dạng bản.

- Chiều cao cây tái sinh xác định bằng sào có độ chính xác đến dm.

- Chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua hình dạng, hình dạng tán cây tái sinh và phân ra 3 cấp tốt, trung bình, xấu kết quả điều tra ghi vào mẫu biểu 03.

Mẫu bảng 03: Điều tra cây tái sinh

Số ÔTC: Lô: Loại đá mẹ:

Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra:

Độ dốc: Tiều khu: Người điều tra:

Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:

TT

Thành phần vật liệu cháy Khối lượng vật liệu cháy

Ghi chú Thảm tươi

Thảm khô

Thảm tươi

Thảm Dễ khô

cháy

Khó cháy

Dễ cháy

Khó cháy

Xác định ẩm độ của vật liệu cháy: Phương pháp điều tra thực hiện trên các ô tiêu chuẩn. Tại các trạng thái rừng tự nhiên, mỗi trạng thái bố trí 3 Ô tiêu chuẩn điển hình ở các vị trí: Chân đồi - sườn đồi - đỉnh đồi. Đối với rừng trồng trên địa bàn xã điều tra trên rừng trồng hai loài chủ yếu là Thông và Keo thuần loài, đối tượng 3 năm tuổi trở lên, mỗi loại rừng trồng bố trí 03 OTC. Đối với rừng tự nhiên, diện tích OTC là 1000 m2 (25mx40m), đối với rừng trồng là 500 m2 (20mx25m). Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích 25m2 (5mx5m) phân bố ở 4 góc và giữa các ô tiêu chuẩn để xác định sinh khối cây bụi thảm tươi và thảm khô.

Xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cách thu gom toàn bộ vật liệu cháy trong ô dạng bản gồm 02 loại: Thảm khô và thảm tươi và xác định sinh khối của vật liệu cháy bằng cân khối lượng. Đối với thảm khô thu gom toàn bộ cành khô, lá rụng; đối với thảm tươi tiến hành chặt toàn bộ cây bụi.

Để quy đổi lượng vật liệu cháy xác định ở hiện trường thành lượng khô của chúng (xác định độ ẩm VLC), trên mỗi OTC của từng trạng thái lấy 01 kg/ 01 mẫu về sấy VLC ở 105oC tại phòng thí nghiệm từ 6 đến 8 giờ đến khối lượng không đổi. Tính độ ẩm vật liệu cháy theo công thức sau:

W = (Q0 - Q)/Q*100%

Trong đó:

Q0: Khối lượng mẫu trước khi sấy

Q: Khối lượng khô tuyệt đối sấy ở 1050C

Để có thể dự báo cháy rừng dựa trên độ ẩm của vật liệu cháy, sau khi có kết quả nghiên cứu phải dựa theo tài liệu của T.S Thái Văn Trừng được thể hiện ở bảng dưới đây, từ đó dự báo cấp cháy và đặc trưng cháy cho địa phương.

Cấp dự báo cháy rừng theo độ ẩm vật liệu cháy (Thái Văn Trừng)

Cấp cháy Độ ẩm vật

liệu cháy Đặc trưng cháy rừng I 35-25% Cấp thấp: Ít có khả năng cháy rừng II 25-20% Cấp trung bình: Có khả năng cháy rừng III 20-15% Cấp lớn: Có khả năng cháy rừng dễ dàng IV 15-10% Cấp nguy hiểm: Rất dễ xảy ra cháy rừng lớn

V <10% Cấp cực kỳ nguy hiểm: Có nguy cơ cháy lớn và lan tràn lửa rất nhanh

2.3.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Dựa vào số liệu đã thu thập tại khu vực nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu để đánh giá được thực trạng công tác PCCCR giai đoạn 2017 - 2019, theo từng nội dung nghiên cứu của đề tài và viết luận văn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)