Nghiên cứu xác định mùa cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 51 - 56)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Nghiên cứu xác định mùa cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy rừng

3.3.1. Xác định mùa cháy rừng tại khu vực nghiên cứu

Để xác định mùa cháy rừng ở khu vực nghiên cứu, đề tài đã điều tra thống kê số liệu về điều kiện khí hậu thủy văn của khu vực đó trong 3 năm (2017- 2019).

Để xác định mùa cháy rừng theo phương pháp chỉ số khô hạn của GS.TS.

Thái Văn Trừng đề tài đã tổng hợp bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa trung bình trong 3 năm của khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.9 như sau:

Bảng 3.9. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình 3 năm của khu vực nghiên cứu

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Huyện Hòa An Nhiệt

độ (0C)

18,4 19,2 22 24,8 30,2 32 32,4 32,3 31,1 28,2 24,8 22,1 Lượng

mưa (mm)

14 16,2 72,8 132 224,8 305 348 400,3 286,5 166,7 58,8 26,6 X = 1; 2; 0

Hình 3.3: Biến động lượng mưa và nhiệt độ khu vực nghiên cứu trong 3 năm

(Nguồn Trạm khí tượng thủy văn Cao Bằng cung cấp)

Áp dụng công thức chỉ số khô hạn của GS.TS. Thái Văn Trừng (1970) để xác định mùa cháy rừng.

X = S; A; D.

- S = 1 tháng khô là (tháng 12).

- A = 2 tháng hạn là (tháng 1, tháng 2).

- D = 0 tháng kiệt.

Từ kết quả tính toán chỉ số khô hạn, chúng tôi đã xác định được mùa cháy rừng ở huyện Hòa An là 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau). X = 1; 2; 0.

Trong đó đặc biệt chú ý đến tháng 1, 2 là tháng có lượng mưa rất thấp rất dễ gây cháy rừng.

3.3.2. Xác định khối lượng của vật liệu cháy, ẩm độ của vật liệu cháy 3.3.2.1. Xác định khối lượng của vật liệu cháy.

Vật liệu cháy bao gồm cành khô lá rụng và các bộ phận của cây, mùn, than bùn, cây bụi thảm tươi, chúng được coi là yếu tố quyết định đến sự phát sinh, phát triển của đám cháy, VLC càng lớn thì nguy cơ cháy càng cao, cường độ cháy càng mạnh và thiệt hại càng lớn.

Hình 3.4: Thu thập mẫu vật liệu cháy tại rừng

Nhìn chung, tất cả các sản phẩm hữu cơ có trong rừng đều có thể trở thành VLC khi có đủ ôxy, nguồn nhiệt. Tuy nhiên, đề tài quan tâm chủ yếu đến hai dạng VLC là vật liệu khô dễ cháy và vật liệu tươi khó cháy dưới tán rừng.

Kết quả điều tra VLC dưới các loại rừng tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 3.10:

Bảng 3.10: Khối lượng VLC ở các loại rừng tại khu vực nghiên cứu

TT Loại rừng Thành phần vật liệu cháy

Khối lượng VLC (tấn/ha)

Tổng (tấn/ha) VL khô

dễ cháy

VL tươi khó cháy 1 Rừng trồng Keo

(7 tuổi)

Guột, cỏ tranh, cành

khô lá rụng … 2,9 2,2 5,1

2 Rừng trồng Thông (22 tuổi)

Guột, dương xỉ, cành

khô lá rụng 3,2 2,6 5,8

3 Rừng tự nhiên (IIa)

Guột, cỏ tranh, dương xỉ, cành khô

lá rụng …

2,7 4,8 7,5

Kết quả ở bảng 3.9 cho ta thấy vật liệu cháy ở rừng Keo, Thông có khối lượng vật liệu cháy khô nhiều hơn vật liệu cháy tươi và khối lượng vật liệu cháy trước và sau khi sấy chênh lệch không lớn. Rừng Thông có khối lượng vật liệu khô dễ cháy cao nhất là 3,2 tấn/ha. Rừng tự nhiên có khối lượng vật liệu khô dễ cháy là thấp nhất 2,7 tấn/ha, còn rừng keo có khối lượng vật liệu cháy khô ở mức 2,9 tấn/ha. Rừng tự nhiên vật liệu cháy hầu như là vật liệu tươi 4,8 tấn/ha do đó rừng tự nhiên khả năng cháy sẽ thấp hơn các loại rừng trên.

3.3.2.2. Xác định độ ẩm của vật liệu cháy

Kết quả nghiên cứu xác định độ ẩm của vật liệu cháy rừng ở địa bàn 2 xã Bạch Đằng, Lê Chung cho các loại rừng được tổng hợp ở bảng 3.11.

Bảng 3.11: Độ ẩm vật liệu cháy

TT Loại rừng Q0 Q W (%)

1 Rừng Keo 5,1 4,2 21,4

2 Rừng Thông 5,8 4,9 18,3

3 Rưng tự nhiên 7,5 5,8 29,3

Qua bảng 3.10 ta có thể thấy độ ẩm của vật liệu cháy rừng tự nhiên là cao nhất 29,3% đối chiếu với bảng Cấp dự báo cháy rừng theo độ ẩm vật liệu cháy (Thái Văn Trừng) thì rừng tự nhiên ở cấp I, cấp thấp ít có khả năng cháy rừng.

Rừng Keo có độ ẩm vật liệu cháy là 21,4%, cấp II, cấp trung bình có khả năng cháy rừng và rừng Thông là 18,3% thuộc cấp cháy rừng III, cấp lớn có khả năng cháy rừng dễ dàng.

Khi đã có độ ẩm của vật liệu cháy, tiến hành dự báo khả năng cháy rừng theo phân cấp ở bảng 3.12.

Bảng 3.12: Phân cấp khả năng xuất hiện cháy rừng xã Bạch Đằng và Lê Chung dựa vào độ ẩm vật liệu cháy

Cấp cháy rừng

Độ ẩm vật liệu cháy (%)

Trạng thái rừng

Biến đổi của tốc độ cháy

Khả năng xuất hiện cháy rừng

I 35-25

Rừng tự nhiên thường xanh

(IIa, IIb)

Không hoặc cháy rất chậm

Không hoặc ít có khả năng cháy

II 25-20 Rừng Keo Có khả năng cháy nhanh

Có khả năng cháy rừng

III 20-15 Rừng Thông Cháy nhanh Có khả năng cháy rừng dễ dàng Như vậy theo phân cấp khả năng xuất hiện cháy rừng tại xã Bạch Đằng và Lê Chung dựa vào độ ẩm vật liệu cháy thì rừng tự nhiên thường xanh: Không hoặc ít có khả năng cháy; Rừng keo: Có khả năng cháy rừng, tuy nhiên nếu

con người dùng lửa thiếu kiểm soát thì khả năng cháy vẫn xảy ra. Rừng Thông:

Có khả năng cháy dễ dàng, đây cũng là các loại rừng thường gây ra cháy tại địa phương.

3.3.3. Phân vùng trọng điểm dễ cháy rừng khu vực nghiên cứu

Bạch Đằng và Lê Chung đều là các xã của huyện Hòa An có điều kiện khô hanh, ít mưa dẫn tới nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng. Trong phân vùng trọng điểm cháy rừng của huyện Hòa An, Bạch Đằng và Lê Chung đều là xã thuộc diện dễ xảy ra cháy rừng của huyện.

Căn cứ vào đặc điểm phân bố các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, kiểu thảm thực vật và điều kiện kinh tế xã hội, quá trình đi thực tế địa bàn thu thập số liệu đề tài đã xác định được những khu vực sau có khả năng cháy rừng cao: xóm Nà Roác, Nà Tủ, Bốc Thượng – xã Bạch Đằng; xóm Nà Mười, Khuổi Thán, Khuổi Diển - xã Lê Chung. Đây đều là những khu vực có rừng nằm ở xa trung tâm xã, địa hình hiểm trở, đồng bào chủ yếu là dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, sống chủ yếu bằng nghề nông, tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu, trình độ văn hóa thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)