CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ 734
3.3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ THÀNH ĐÁP ỨNG QUẢN TRỊ
- Ước tính giá bán của Công ty năm 2018
Sau một thời gian dài giảm giá mạnh, thậm chí có lúc đã xuống dưới 30.000 đồng/kg cà phê nhân xô, thì thời gian gần đây, giá cà phê nhân xô liên tục tăng và đã đạt mốc 40.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do thị trường thế giới đang có thông tin sản lƣợng cà phê Robusta ở Brazil và Indonesia trong niên vụ tới không đáp ứng đƣợc nhu cầu. Còn ở Việt Nam, theo dự báo sản lƣợng cà phê trong niên vụ tới cũng sụt giảm do ảnh hưởng của đợt hạn hán nặng trong mùa khô năm 2016…Những yếu tố trên đã đẩy giá cà phê trên thị trường thế giới thời gian gần đây liên tục tăng lên.
Do đó, ban Giám đốc vẫn quyết định duy trì tăng trưởng 10% so với năm 2017. Căn cứ Báo cáo hằng năm, giá bán bình quân của 3 năm 2015, 2016, 2017 là 36.683.333 đồng/tấn. Giá bán tăng mạnh từ năm 2015 là 34.500.000 đồng/tấn lên đến 37.100.000 đồng/tấn trong năm 2016, và tiếp tục tăng lên với giá 38.450.000 đồng/ tấn vào thời điểm năm 2017. Trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017, thời điểm giá bán cao nhất là 42.000.000 đồng/tấn và giá sàn là 33.500.000 đồng/tấn. Theo giá sàn của Công ty tại thời điểm cuối năm 2017, nhà quản trị đƣa ra giá bán bình quân ƣớc tính năm 2018 của cà phê nhân xô là: 35.000.000 đồng/tấn. Đồng thời, Tổng Công ty giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong năm 2018 cho Công ty là: 1.600 tấn.
- Xác định lợi nhuận mong muốn của Công ty năm 2018
Căn cứ vào mục tiêu của Công ty là tăng trưởng 10% lợi nhuận so với năm 2017. Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận năm 2017 của sản xuất cà phê nhân của Công ty là: 12.035.639.226 đồng. Trên cơ sở đó,
lợi nhuận mong muốn theo kế hoạch năm 2018 là: 12.035.639.226 đồng + (12.035.639.226 đồng x 10%) = 13.239.203.149 đồng.
- Xác định tổng chi phí mục tiêu
Tổng chi phí mục tiêu= Tổng doanh thu mong muốn – Lợi nhuận mong muốn
Trong đó, tổng doanh thu mong muốn là tích của giá bán ƣớc tính với sản lƣợng tiêu thụ đƣợc giao: 56.000.000.000 đồng (35.000.000 đồng/tấn x 1.600 tấn). Từ đó, tổng chi phí mục tiêulà 42.760.796.851 đồng (56.000.000.000 đồng – 13.239.203.149 đồng).
- Ước tính chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay năm 2018
Theo Báo cáo tài chính, giá bán bình quân năm 2017 là 38.450.000 đồng/tấn, giá bán ƣớc tính năm 2016 là 35.000.000 đồng/tấn. Tuy nhiên ban Giám đốc vẫn đặt chỉ tiêu tăng trưởng 10% lợi nhuận, nên cần tiết giảm chi phí so với năm 2017. Từ đó ƣớc tính chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay năm 2018 giảm 10% so với năm 2017. Cụ thể, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay năm 2018 đƣợc tính nhƣ sau:
(207.336.976 đồng + 7.456.315.520 đồng + 3.860.116.302 đồng) - (207.336.976 đồng + 7.456.315.520 đồng + 3.860.116.302 đồng) x 10% = 10.371.391.918 đồng.
(Nguồn BCTC năm 2017) - Xác định tổng giá thành sản xuất
Giá thành sản phẩm sản xuất là chênh lệch giữa tổng chi phí mục tiêu với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay ƣớc tính.
Theo đó, giá thành sản phẩm cà phê nhân xô sản xuất trong năm 2018 là 32.389.404.933 đồng (42.760.796.851 đồng - 10.371.391.918 đồng).
Giá thành sản xuất = tổng giá thành sản xuất/sản lượng sản xuất 32.389.404.933đồng/ 1.600 tấn = 20.243.378 đồng/tấn
- Đánh giá việc thực hiện tính giá thành mục tiêu
Trong quá trình thực hiện cần phát hiện những thành phần chi phí quá cao và quá thấp so với chi phí mục tiêu đã đề ra tại các giai đoạn sản xuất.
Công ty cần có những biện pháp quản lý nhằm giảm chi phí ở nơi chi phí quá cao, hoặc tìm hiểu nguyên nhân nếu chi phí quá thấp ví dụ nhƣ chi phí NCTT, có cần điều chỉnh để đảm bảo đời sống cho công nhân lao động.
Chi phí thực tế đạt đến chi phí mục tiêucần xem xét lại cách tính chi phí mục tiêuđã chính xác chưa hoặc xem lại các bước trong giai đoạn sản xuất để giảm chi phí.
Nhìn chung, phương pháp chi phí mục tiêuphản ánh một thực tế là hầu hết các quyết định lựa chọn các thiết kế quá trình sản xuất không phải là các thiết kế có chi phí thấp nhất, mà chỉ là các thiết kế mà Công ty có thể chấp nhận đƣợc, nói cách khác giải pháp mà Công ty lựa chọn không phải là giải pháp tốt nhất, mà chỉ là một giải pháp đáp ứng vừa phải với mục tiêu lợi nhuận mà Công ty đề ra. Phương pháp tính giá mục tiêu là một trong các phương pháp phục vụ cho nhà quản lý trong công tác quản trị chi phí. Nhà quản trị có thể dựa vào mục tiêu đã đặt ra để kịp thời đƣa ra những quyết định đầu tƣ sản xuất, vừa đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận, vừa linh hoạt trong quá trình sản xuất góp phần mang lại lợi nhuận tối đa cho Công ty.
Ngoài việc tính giá thành theo phương pháp toàn bộ như hiện nay, Công ty cũng nên xem xét và tính giá thành theo một phương pháp khác như
tính giá thành theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp, hai thông tin giá thành này sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình ra quyết định kinh doanh của các nhà quản trị. Thông tin giá thành theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ giúp ích trong các quyết định về mặt chiến lƣợc, thông tin giá thành sản phẩm theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp sẽ hữu ích trong việc ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn.
Do đặc điểm sản xuất của Công ty nên việc chỉ điều chỉnh phân bổ chi phí sản xuất chung cũng nhƣ tính giá thành sản phẩm vào thời điểm cuối năm dẫn đến việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị không kịp thời và thiếu chính xác. Công ty nên phân bổ chi phí SXC và tính giá thành theo tháng hoặc quý, vì vậy nên sử dụng thêm cách tính giá thành theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp nhằm phụ trợ thêm cho việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong các quyết định kinh doanh ngắn hạn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình sản xuất cũng nhƣ đánh giá ưu điểm và hạn chế tại chương 2, chương 3 đã đề xuất các giải pháp để công ty tận dụng đƣợc các thế mạnh và hạn chế đƣợc các điểm yếu trong lĩnh vực kinh doanh nhằm hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm phục vụ quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cà phê 734. Cụ thể, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị chi phí sản xuất và yêu cầu thông tin giá thành sản phẩm tại công ty, đồng thời, cung cấp tài liệu và thiết kế vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu đối với quản trị chi phí tại Công ty. Qua đó, phần nào cung cấp thêm cho Ban Giám đốc các thông tin và cũng để thấy sự hợp lý trong việc lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp với tình hình sản xuất của công ty và điều kiện ngành hiện tại.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải tiến hành các hoạt động SXKD có hiệu quả để tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất.
Tính giá thành sản phẩm với vai trò là công cụ quản lý kinh tế quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính, đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhà quản trị ra quyết định SXKD hiệu quả.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn những vấn đề tính giá thành SP phục vụ công tác quản trị chi phí, luận văn đã hoàn thành các vấn đề sau:
Luận văn đã hệ thống, trình bày những vấn đề lý luận chung về quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
Luận văn đã khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Cà phê 734.
Luận văn đã nêu rõ chiến lƣợc phát triển, sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm phục vụ quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV Cà phê 734.
Mặc dù, đã cố gắng nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng về cơ bản các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tuy nhiên, do khả năng nghiên cứu, kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian có hạn nên nội dung của luận văn khó có thể tránh khỏi đƣợc những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự
chỉ dẫn thêm của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS Nguyễn Công Phương đã giúp Em hoàn thiện luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược trong doanh nghiệp Việt Nam”,Tạp chí: HT Kế toán và kiểm toán trong quá trình cải cách và hội nhập (2012).
[2] Ngô Thế Chi, Trương Thị Thuỷ (2011), Kế toán tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
[3] Phạm Văn Dược, “Giáo trình Kế toán Quản trị”, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
[4] Nguyễn Văn Hải (2012), Kế toán quản trị với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, NXB Giáo dục.
[5] Lê Thị Thu Hằng (2013), “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc gia công xuất khẩu tại Tổng Công ty May 10”. Luận văn thạc sĩ.
[6] Phạm Thị Mai Hương (2011), “Tổ chức hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc tập đoàn Cavico Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ.
[7] Võ Nữ Hạnh Nhân (2014), “Phương pháp tính giá thành phục vụ quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Sơn Trà”. Luận văn thạc sĩ.
[8] Bùi Thị Lan Phương (2016),“Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Đại Kim”.Luận văn thạc sĩ.
[9] Đặng Chí Sơn (2016), “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao u Ea H’leo, huyện Ea H’leo, tỉnh ĐăkLăk”. Luận văn thạc sĩ.
[10] Trương Bá Thanh (Chủ biên), “Giáo trình Kế toán Quản trị”, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.