Thực trạng công tác tổ chức thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 50 - 59)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

2.2.1. Thực trạng công tác tổ chức thẩm định tài chính dự án

Phòng QHKH doanh nghiệp: là đơn vị thuộc bộ máy tham mưu giúp việc cho Giám đốc chi nhánh trong lĩnh vực quản lý, phát triển kinh doanh các dịch vụ khách hàng doanh nghiệp tại ĐVKD theo đúng mục tiêu, chiến lược của SHB từng thời kỳ. Nhiệm vụ: Phát triển tín dụng KHDN, phát triển dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, phát triển các chỉ tiêu khác như: tiền gửi KHDN, ngân hàng điện tử,...và các chỉ tiêu bán chéo theo phạm vi phân công trách nhiệm của SHB.

Phòng thẩm định tín dụng tại ĐVKD: Thực hiện nghiệp vụ thẩm định tín dụng và lập tờ trình tín dụng phân tích và nêu quan điểm độc lập nhằm tham mưu, đề xuất cấp tín dụng trình cấp phê duyệt quyết định theo quy trình tín dụng và chính sách tín dụng của SHB. Phối hợp với Phòng KHDN tại ĐVKD thực hiện quản lý công cụ, tiêu chuẩn thuộc về quy trình tín dụng như: xếp hạng tín dụng, xếp hạng tài sản bảo đảm...thực hiện thẩm định tài sản khi được Tổng giám đốc phân công.

Phòng tái thẩm định tại Hội sở: Thực hiện nghiệp vụ tái thẩm định các hồ sơ tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng và có ý kiến độc lập nhằm tham mưu, đề xuất cấp tín dụng trình Tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng quyết định nhằm cấp tín dụng an toàn, hiệu quả.

Thẩm định trực tiếp khách hàng khi thấy cần thiết và theo sự phân công của Tổng giám đốc.

Phòng Hỗ trợ tín dụng: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động tín dụng của các phòng QHKH; Kiểm soát hồ sơ tín dụng sau phê duyệt để đảm bảo tính tuân thủ theo quy định SHB; quản lý tài sản bảo đảm; đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo các số liệu tín dụng tại ĐVKD và thông qua hệ thống báo cáo tín dụng để cảnh báo nợ có vấn đề của ĐVKD.

Phòng dịch vụ khách hàng: Tổ chức quản lý, tư vấn và phát triển khách hàng; huy động vốn, phát triển dịch vụ của SHB; các nghiệp vụ về kế toán giao dịch,...

Giám đốc chi nhánh, Tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng, Hội đồng quản trị: Thực hiện chức năng quản lý và phê duyệt theo thẩm quyền

b. Quy trình thẩm định:

Quá trình thẩm định tại SHB tuân theo một quy trình chung được ban hành theo Quyết định 509/QĐ-TGĐ ngày 31/03/2014 về Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng của SHB và quyết định này áp dụng cho mọi loại hình thức cấp tín dụng tại ngân hàng. Trong đó, công tác thẩm định dự án tuân theo tất cả các bước và qua hầu hết tất cả các bộ phận theo quy trình này.

BỘ PHẬN

THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN

QHKH, PTĐ tại CN/TTKD,

GĐCN/TTKD/người được ủy quyền QHKH

Lãnh đạo QHKH, GĐ PGD

PTĐ tại CN/TTKD

Lãnh đạo

ĐVKD/người được ủy quyền

PTĐ tại CN/TTKD BTĐTD, TT TĐTS tại HO

HĐQT/Hội đồng tín dụng/TGD/người được ủy quyền

Ban TĐTD tại HO QHKH,

LĐĐVKD/người được ủy quyền QHKH, HTTD, DVKH

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình thẩm định tại SHB Quảng Nam

QHKH thụ lý hồ sơ, thẩm tra thực tế KH, TSBD, phương án

cấp tín dụng

QHKH, PTD và cấp phê duyệt chấm điểm xếp

hạng KH

Bộ phận định giá thẩm định giá TSBD

Lập Báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng

Đề xuất về việc cấp tín dụng

Thực hiện thẩm định

Xét duyệt

Thông báo kết quả (phê duyệt) tín dụng cho QHKH/PGD, các đơn vị

liên quan

Trình hồ sơ lên BTĐTD tại HO

Thẩm định giá TSBD của TT TDTS

Thực hiện thẩm định và trình phê duyệt

Thông báo kết quả (phê duyệt) tín dụng cho cá nhân, đơn vị liên quan

Thông báo đồng ý cấp tín dụng cho KH

Thông báo từ chối cấp tín dụng cho KH

Bổ sung, hoàn thiện, bàn giao hồ

sơ cho HTTD Mở tài khoản, cấp mã

KH Xét

duyệt

C

Thuộc thẩm quyền xét duyệt ĐVKD C Vượt thẩm quyền xét duyệt ĐVKD C

K

C

K

K Thuộc thẩm quyền xét duyệt PGD

Ghi chú: Phối hợp thực hiện Thực hiện tiếp

C Chấp nhận

K Không chấp nhận

Diễn giải quy trình thực hiện thẩm định:

Bước 1: Đánh giá, phân tích, lập báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng Thụ lý hồ sơ, thẩm tra thực tế khách hàng, tài sản bảo đảm và phương án cấp tín dụng: BPQHKH sẽ thực hiện việc đánh giá khách hàng, đánh giá phương án cấp tín dụng và đánh giá sơ bộ TSBĐ.

Thẩm định giá TSBĐ: Căn cứ vào hồ sơ TSBĐ, tổ ĐGTS thực hiện thẩm định giá TSBĐ, kết quả định giá TSBĐ sẽ được ghi vào báo cáo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng, là cơ sở để xếp hạng TSBĐ.

Chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng: Bộ phận QHKH, PTĐ và cấp phê duyệt thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng theo đúng quy định của SHB. Kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng phải được ghi nhận tại Báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng.

Lập, kiểm soát báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng: Sau khi thực hiện xong việc đánh giá khách hàng, TSBĐ và phương án cấp tín dụng.

CVQHKH tiến hành lập Báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng và trình báo cáo cùng hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho GĐPGD/LĐQHKH để thực hiện kiểm soát.Sau khi thực hiện kiểm soát, CVQHKH tập hợp hồ sơ gửi PTĐ tại Chi nhánh để thực hiện thẩm định tín dụng.

Bước 2: Thẩm định tín dụng tại PTĐ của CN

PTĐ tại chi nhánh tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận QHKH, thực hiện thẩm định độc lập trên cơ sở các hồ sơ do bộ phận QHKH gửi và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của bộ phận mình và lập tờ trình thẩm định.

Sau khi hoàn thành thẩm định CVTĐ chuyển hồ sơ cho GĐCN để thực hiện xét duyệt theo thẩm quyền.

Bước 3:Xét duyệt cấp tín dụng tại ĐVKD

Trên cơ sở Tờ trình thẩm định và hồ sơ đề nghị cấp tín dụng do PTĐ chuyển, cấp có thẩm quyền tại CN thực hiện xét duyệt cấp tín dụng theo thẩm quyền cụ thể:

GĐCN/ người được ủy quyền thực hiện xét duyệt các hồ sơ trong thẩm quyền phán quyết HĐQT/TGĐ phân quyền:

Trường hợp đồng ý cấp tín dụng: ghi rõ điều kiện cấp tín dụng (nếu có), ký duyệt cấp tín dụng trên tờ trình thẩm định của PTĐ

Trường hợp không đồng ý cấp tín dụng: Ghi rõ lý do từ chối và ký trên Tờ trình thẩm định của PTĐ

Sau khi xét duyệt, chuyển hồ sơ cho PTĐ để thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 4: Xét duyệt cấp tín dụng khi vượt thẩm quyền ĐVKD

Phòng Thẩm định tại Chi nhánh trình hồ sơ lên BTDTD tại HO để bộ phận này tiến hành thực hiện thẩm định trên hồ sơ hoặc tái thẩm định trực tiếp và trình HDQT/HD tín dụng/TGD/ người được ủy quyền phê duyệt. Công việc cụ thể như sau:

- Nguồn dữ liệu được thu thập trực tiếp từ bên vay và cán bộ QHKH mang về, khi nhận được dữ liệu đầy đủ cán bộ QHKH và chuyên viên tái thẩm định hội sở kiểm tra lại hồ sơ đã đầy đủ theo quy định của SHB hay chưa.

- Sau đó cán bộ QHKH và chuyên viên tái thẩm định hội sở tiếp tục lấy các nguồn dữ liệu từ các dự án tương tự trong hệ thống đã cho vay, các văn bản cập nhập mới nhất của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tình hình thị trường đầu vào, đầu ra, thị trường giá xây dựng, máy móc thiết bị cũng như nguyên vật liệu. Dựa trên các yếu tố đó cán bộ QHKH và chuyên viên tái thẩm định hội sở thực hiện đối chiếu và thẩm định các dữ liệu được khách hàng cung cấp. Hiện tại các hồ sơ cơ bản khách hàng phải cung cấp cho

quá trình thẩm định này như sau: hồ sơ năng lực, hồ sơ pháp lý, dữ liệu liên quan đến tổng mức đầu tư, nguồn vốn của dự án, yếu tố đầu vào và đầu ra.

- Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin về dự án, cán bộ QHKH và chuyên viên tái thẩm định hội sở thực hiên xác thực các thông tin trên giấy tờ có phù hợp với quy định của SHB, của NHNN và của các quy định pháp luật hiện hành sau đó tính toán và nhập vào phần mềm excel bao gồm các bảng tính toán sau:

+ Bảng thông số đầu vào: là bảng dữ liệu nhập chi tiết các biến thông số đầu vào của dự án như vốn đầu tư, tỷ lệ vay vốn, lãi vay, lãi suất chiết khấu, công suất dự tính, giá bán, thời gian trả nợ, thời gian khấu hao, các loại chi phí trong quá trình sản xuất (định phí và biến phí)

+ Bảng tính khấu hao và trả nợ: là bảng dữ liệu thể hiện mức tính khấu hao của cả vòng đời dự án, kế hoạch vay vốn trả nợ trung dài hạn và ngắn hạn

+ Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh: thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của vòng đời dự án. Ngoài ra bảng tính này còn thể hiện được thời gian hòa vốn, công suất hòa vốn bình quân, doanh thu hòa vốn bình quân, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận/tổng vốn đầu tư.

+ Bảng tính cân đối trả nợ hằng năm: thể hiện được nguồn trả nợ hằng năm của dự án trong suốt quá trình vay vốn.

+ Bảng tính hiệu quả tài chính của dự án: thể hiện dòng tiền của toàn bộ vòng đời dự án và các chỉ số chính ảnh hưởng đến hiệu quả dự án như NPV, IRR, ROE, chỉ số khả năng trả nợ, thời gian trả nợ thực tế.

Bước 5: Thực hiện sau phê duyệt

Sau khi có kết quả phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền tại chi nhánh (đối với thẩm quyền phê duyệt GDCN) hoặc tại hội sở (trường hợp vượt thẩm quyền GDCN), PTĐ thực hiện thông báo kết quả phê duyệt tín

dụng cho bộ phận, cá nhân và các đơn vị có liên quan.

 Thông báo cấp tín dụng: Trên cơ sở phê duyệt của cấp có thẩm quyền, ĐVKD thực hiện thông báo từ chối/đồng ý cấp tín dụng gửi cho khách hàng.

 Bổ sung, hoàn thiện và bàn giao hồ sơ: Trường hợp KH được đồng ý cấp tín dụng, sau khi gửi thông báo đồng ý cấp tín dụng cho KH, CVQHKH xem xét những hồ sơ còn thiếu và thông báo, hướng dẫn KH bổ sung đầy đủ, đồng thời thực hiện hoàn thiện hồ sơ, thủ tục phê duyệt. Việc giao nhận, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ được thực hiện và lập thành văn bản như quy định. Bộ phận QHKH và PHTTD thực hiện các thủ tục bàn giao hồ sơ tín dụng, việc bàn giao hồ sơ phải được lập thành văn bản.

 Mở tài khoản, cấp mã khách hàng: CVQHKH phối hợp với bộ phận DVKH làm thủ tục cấp mã KH (đối với trường hợp KH chưa có mã trên hệ thống) và mở tài khoản thanh toán (đối với trường hợp KH chưa có tài khoản).

Tiêu chuẩn thời gian thẩm định và xét duyệt tín dụng ( theo phụ lục IB QĐ 509):

Bảng 2.4. Tiêu chuẩn thời gian thẩm định và xét duyệt tín dụng Đơn vị tính: ngày

Tổng số thời gian

Bộ phận QHKH

Phòng thẩm định tại CN/TTKD

Giám đốc CN/TTKD

BTĐ TD

tại HO

Phê duyệt của TGD/HDTD/HDQT

Thời gian

thực hiện 22 8 5 2 5 2

(Nguồn: Quyết định 509/QĐ-TGĐ ngày 31/03/2014 về Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng của SHB) c. Con người

Hiện nay nhân sự tại SHB Quảng Nam tham gia chủ yếu vào công tác

thẩm định dự án đầu tư bao gồm:

Phòng QHKH DN: 2 chuyên viên + 1 trưởng phòng

Phòng Thẩm định tại ĐVKD: 2 chuyên viên + 1 trưởng phòng

Giám đốc chi nhánh/Tổng giám đốc/Hội đồng tín dụng/ Hội đồng quản trị Đội ngũ cán bộ tại SHB Quảng Nam có trình độ khá tốt từ bậc đại học trở lên, trên 5 năm kinh nghiệm làm tín dụng mảng khách hàng doanh nghiệp, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức kinh tế thị trường về thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Việt Nam. Các cán bộ có tinh thần ham học hỏi và luôn tự mình trao dồi nghiệp vụ, trong đó đạo đức nghề nghiệp luôn được chú trọng trong mọi công tác tín dụng.

Như vậy, hoạt động tín dụng tại SHB được tiến hành theo cơ chế phân cấp, theo phân quyền phán quyết cấp tín dụng. Mức phán quyết tối đa được xây dựng một cách hợp lý trên cơ sở khả năng nguồn vốn, đặc điểm kinh doanh của chi nhánh và trong thời gian cụ thể. Việc thẩm định từ khâu đề xuất cấp tín dụng của phòng quan hệ khách hàng, đến khâu tái thẩm của phòng thẩm định được tổ chức thực hiện một cách độc lập. Vì vậy, công tác đánh giá thẩm định minh bạch, đảm bảo được tính khách quan, chính xác, tránh vì đạt chỉ tiêu mà đề xuất cho vay những dự án kém hiệu quả, góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và có thể loại bỏ được rủi ro về đạo đức của CB QHKH.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư đã được tổ chức một cách chặt chẽ xuyên suốt cả quá trình thẩm định. Quy trình này được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống và được các cán bộ QHKH và chuyên viên tái thẩm định hội sở tuân thủ đúng theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình. Thêm vào đó, trong thời gian qua SHB Quảng Nam cũng vận dụng quy trình để phù hợp với địa phương mình cũng như phù hợp với từng loại ngành nghề kinh tế.

Trong quá trình ra quyết định cho vay, có sự phối hợp thống nhất để đưa ra quyết định giữa các phòng ban diễn ra hiệu quả, phát huy được tính độc lập

của mỗi bộ phận nhưng không chồng chéo lẫn nhau nhằm đảm bảo tăng trưởng quy mô dư nợ nhưng vẫn kiểm soát được các rủi ro khi tài trợ dự án.

Thời gian xử lý được quy định rõ ràng cho từng phòng ban và thông qua phiếu luân chuyển hồ sơ để kiểm soát được thời gian có tuân thủ theo đúng quy định hay không. Điều này góp phần ngăn ngừa việc chay ì, đứng đoạn tại một bộ phận dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn bộ quá trình thực hiện công việc.

Tuy nhiên, việc thẩm định và phê duyệt trải qua nhiều phòng ban khác nhau nên có thể kéo dài thời gian trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.

Một số trường hợp đã đánh mất khách hàng vì những lợi thế về thời gian thẩm định của các ngân hàng khác trên địa bàn.

Nếu không cần thiết thì chuyên viên thẩm định có thể thẩm định khách hàng trên hồ sơ mà không cần thẩm định trực tiếp, trong khi đó chuyên viên QHKH là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và khảo sát thực tế tình hình dự án đầu tư và có cái nhìn thực tế hơn. Vì vậy khó tránh khỏi việc đánh giá chủ quan trên giấy tờ và không theo sát tình hình thực tế.

Tại SHB Quảng Nam, nhân sự trong bộ máy thẩm định dự án tương đối mỏng. Trong khi phải xử lý rất nhiều công việc hằng ngày thì việc phát sinh thêm nhiều dự án đòi hỏi trình độ năng lực cao và tiêu tốn nhiều thời gian, dẫn đến áp lực công việc của chính các chuyên viên này lớn và vì thế chất lượng thẩm định dự án bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, ngân hàng chú trọng phát triển kinh doanh trong thời gian qua, trong khi nhân sự chi nhánh mỏng, công tác đào tạo cán bộ vì thế khó được thực thi. Việc cập nhật kiến thức và nâng cao nghiệp vụ cần được tập trung nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đảm bảo tham vấn cho ban lãnh đạo các dự án tốt, mang lại hiệu quả cho ngân hàng.

Quy định về thời gian thực hiện các bước thẩm định theo quy trình cấp

tín dụng tại Quyết định 509/QĐ-TGĐ ngày 31/03/2014 tại ngân hàng chưa phù hợp, không cụ thể hóa cho từng loại dự án cho vay tương ứng với từng lĩnh vực đầu tư. Vì thế, thời gian thẩm định đôi khi còn mang tính tùy ý, phụ thuộc khả năng nghiệp vụ và cảm tính của cán bộ thẩm định, nhiều dự án không nhất thiết tiêu tốn thời gian tối đa như quy định nhưng cán bộ thẩm định không thực hiện hết sức khả năng của mình, kéo dãn thời gian thẩm định, một số trường hợp đã đánh mất khách hàng. Tiến độ thẩm định của nhiều dự án vì vậy kéo dài gây ảnh hưởng đến uy tín SHB Quảng Nam và cơ hội kinh doanh của khách hàng.

Bên cạnh đó, nếu không cần thiết thì chuyên viên thẩm định có thể thẩm định khách hàng trên hồ sơ mà không cần thẩm định trực tiếp, trong khi đó chuyên viên QHKH là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và khảo sát thực tế tình hình dự án đầu tư và có cái nhìn thực tế hơn. Vì vậy khó tránh khỏi việc đánh giá chủ quan trên giấy tờ và không theo sát tình hình thực tế.

Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, việc thiếu sản phẩm cho vay dự án ban hành cùng quy trình đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác thẩm định cho vay. Không có những quy chuẩn và hướng dẫn cụ thể nào như các sản phẩm cấp tín dụng khác đã ban hành, ví dụ: sản phẩm bổ sung vốn lưu động, sản phẩm vay mua nhà, mua ô tô,… Việc không tuân theo chuẩn sản phẩm nào, cán bộ QHKH và cán bộ thẩm định sẽ thực hiện công việc căn cứ theo mẫu tờ trình thẩm định và thẩm định cho vay theo mỗi kiểu mà kiến thức và thực tế cán bộ này có được.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)