Tình hình sản xuất na trên Thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng na dai La Hiên – Võ Nhai (Trang 22 - 26)

Na là cây nhiệt đới, thích nghi rộng nên chúng được trồng trên toàn thế giới nhưng chỉ trồng lẻ tẻ trong các vườn, ít trồng tập trung để sản xuất hàng hoá. Trước đây, na được coi là loại quả thứ yếu, chưa trở thành một loại quả

chính trên thị trường hoa quả thế giới. Hiện nay, do nhu cầu thị trường ngày càng cao nên cây na đã được quan tâm và chú trọng hơn.

Thống kê về sản xuất na trên thế giới rất ít vì na chưa phải là sản phẩm sản xuất để bán trên thị trường thế giới như chuối, dứa, cam, quýt ..., hơn nữa, ở mỗi vùng, mỗi nước khác nhau có các giống, loài trồng khác nhau. Ở các nước như Tây Ban Nha, Pê Ru, Chi Lê, một số nước ở vùng Trung Mỹ, Mê- xi-cô, Israel & California (Mỹ) các giống thương mại chủ yếu thuộc loài Cherimoya, (A.C.de Q. Pinto, 2005) [13]. Tây Ban Nha được coi là nơi sản xuất Cherimoya quan trọng nhất trên thế giới, với diện tích khoảng 3,266 ha năm 1999 (Guirado và cs 2001, dẫn bởi Scheldeman, 2002)[14]. Tỉnh Granda là nơi sản xuất chính, chiếm 90% diện tích của Tây Ban Nha, khoảng 3.090 ha, trong đó 99% diện tích được tưới với sản lượng 29.000 tấn (Gomez, 2000- thông tin cá nhân; dẫn theo A.C.de Q. Pinto, 2005)[13]. Pê Ru năm 1998 có khoảng 1975 ha với sản lượng 14.606 tấn. Vùng Đông Bắc Mararion là vùng sản xuất chính, khoảng 665 ha (Vargas, A.L, 2000- thông tin cánhân; dẫn theo A.C.de Q. Pinto, 2005)[13]. Carlos Furche (2000) ghi nhận rằng Chi Lê có khoảng 1.152 ha, Bolovia:1.000 ha, Ecuador: 700 ha. Crane & Campbell (1990) & Grossberger (1999) cũng cho biết ở California có khoảng 100-120 ha Cherimoya với sản lượng 453 tấn và Thái lan, Dominica & Costa Rica là nước xuấtkhẩu na quan trọng cho Mỹ, (dẫn theo A.C.de Q. Pinto, 2005)[13].

Soursop (Mãng cầu Xiêm) được trồng ở nhiều ở vùng nhiệt đới như Angola, Braxin, Colombia, Costa Rica, Cuba, Jamaica, Ấn Độ Mexico, Panama, Pê Ru, USA (Porto Rico), Venezuela và Đông Nam châu Á (Pinto & Silva, 1996)[12].

Mexico là nước sản xuất mãng cầu Xiêm quan trọng của các nước châu Mỹ.

Theo Hernandez & Angel, 1997[11], Mexico có khoảng 5.915 ha với sản lượng34.900 tấn, lớn nhất thế giới nhưng năng suất lại giảm dần, năm 1990

đạt 6,8 tấn/ha, năm 1996 còn 5,9 tấn/ha. Tỉnh Nayarit là tỉnh trồng nhiều nhất ở Mexico với 380 ha Venezuela có khoảng 3.496 ha với sản lượng 10.096 tấn (Diego, 1989)[10]; Braxin: 2000 ha, sản lượng 8.000 tấn, năng suất 4 tấn/ha;

Pê Ru: 443 ha, sản lượng 3.262 tấn (Antonio Isaias Vargas, 2000; dẫn theo A.C.de Q. Pinto, 2005 )[13].

Đối với Mãng cầu ta (sugar apple) vẫn đang được coi là cây trồng vườn và chủ yếu sử dụng nội tiêu. Số liệu về sản xuất sugar apple (Mãng cầu ta) trên thế giới rất ít, tuy nhiên những thông tin có được cho thấy Mãng cầu ta là một loài có tiềm năng thị trường rất lớn của nhiều nước. Mãng cầu ta được trồng thương mại ở quần đảo West Indies, Cộng hòa Đô-Mi-Nica, Mỹ (Florida), Trung Đông, Malaysia, Thái lan (Crane & Campbell, 1990)[9]. Ở Philippine theo báo cáo của Cục kinh tế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp, năm 1978 có khoảng 2.059 ha với 6. 262 tấn. Ở một số nước khác như Israel, Bồ Đào Nha, Ý cũng có trồng song diện tích và sản lượng không đáng kể.

2.4.2. Tình hình sản xuất na tại Việt Nam

Những năm gần đây na được coi là CĂQ đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Vùng phân bố của cây na ở nước ta khá rộng, trừ những nơi có mùa đông lạnh hay sương muối là không trồng được còn hầu hết các tỉnh đều có thể trồng na.

Ở nước ta na được trồng từ lâu nhưng mới được chú trọng, phát triển mạnh từ năm 1990 trở lại đây.

Ở Tây Ninh 1ha na cho thu hoạch 7 - 8 tấn quả trong 1 năm, cá biệt có hộ thu được 12 tấn/năm nhờ làm thêm vụ quả trái vụ. Với 7 - 8 tấn quả/năm/ha có giá bán xô 10.000 - 12.000 đồng/kg thì 1ha na cho thu nhập khoảng 70 - 100 triệu đồng/năm. Chi phí đầu tư trung bình 20 triệu/ha, lợi nhuận trung bình từ 50 - 80 triệu đồng/ha. Ở vùng đồi gò Hà Tây, 1ha na giá trị sản phẩm đạt được 33 triệu đồng/1năm, thu nhập thuần đạt 23 triệu. Vùng núi đá vôi ở Đồng Mỏ (tỉnh Lạng Sơn) nói riêng và các vùng trồng na khác

nói chung, nhiều gia đình làm giàu nhờ trồng na.

Vùng phân bố cây na ở nước ta khá rộng, trừ những nơi có mùa đông lạnh và sương muối không trồng được na, còn hầu hết các tỉnh đều có na.

Phần lớn cây na được trồng lẻ tẻ trong các vườn gia đình với mục đích thu quả để ăn tươi, cải thiện khẩu phần ăn, còn một ít đem ra chợ địa phương bán, không trở thành hàng hoá lớn.

Các vùng trồng na tập trung ở miền Bắc: xã Thái Đào, Lạng Giang, Bắc Giang; xã La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên; xã Cương Sơn, Trường Sơn, Lục Sơn, Vô Tranh huyện Lục Nam, Bắc Giang; thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn; các xã Hoà Lạc, Cai Kinh, Đồng Tân huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.

Miền Nam: huyện Tân Thành, Châu Đức thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tỉnh Tây Ninh, ngoài ra còn ở Ninh Thuận và Đồng Nai.

Phần 3

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng na dai La Hiên – Võ Nhai (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)