Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm nông sinh học của giống na dai trồng tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
3.3.1.1. Đặc điểm hình thái giống na dai trồng tại xã La Hiên
- Đo chiều cao cây, đường kính tán và đường kính thân chính: theo dõi trên các cây có độ tuổi từ 5,10,15 năm trên hai loại đất (đất núi đá và đất bằng) và có cùng điều kiện chăm sóc, hình thức nhân giống, sinh trưởng - phát triển đồng điều.
+ Chiều cao cây (m): đo bằng thước dài, đặt một đầu sát mặt đất đo đến điểm cao nhất của tán cây.
+ Đường kính tán (m): đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán của cây theo hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, sau đó lấy giá trị trung bình.
+ Đường kính gốc (cm): đo bằng thước Palme ở vị trí cách mặt đất 5 cm.
3.3.1.2. Đặc điểm hình thái lá
- Đặc điểm hình thái lá: (kích thước phiến lá, eo lá, màu sắc và hình dạng lá):
+ Kích thước phiến lá: đo chiều dài, chiều rộng phiến lá. Đo 30 lá sau đó tính giá trị trung bình.
+ Kích thước eo lá: đo chiều dài, chiều rộng eo lá.
+ Màu sắc và hình dạng lá: quan sát trực tiếp trên cây.
3.3.1.3. Thời gian xuất hiện lộc xuân năm 2018
- Thời gian ra lộc (rộ, kết thúc): Lúc lộc ra được 1cm, mỗi cây đánh dấu 4 cành ở 4 phía và tiến hành theo dõi thời gian ra lộc và động thái ra lộc.
+ Thời gian bắt đầu ra lộc: được tính từ khi có 10% số cành/cây bật lộc.
+ Thời gian lộc ra rộ: được tính từ khi có 50% số cành/cây bật lộc.
+ Thời gian kết thúc ra lộc: được tính khi trên 90% số lộc/cây thành thục.
3.3.1.4. Theo dõi động thái tăng trưởng lộc xuân của giống na dai võ Nhai Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trên vườn cây 5 - 15 tuổi đã cho quả của hộ nông dân tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai. Trên vườn chọn 36 cây, chia làm 3 lần nhắc lại và mỗi lần nhắc lại là 3 cây. Theo dõi số lộc trên 4 cành và ở 4 hướng khác nhau. Các biện pháp kỹ thuật như bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, phòng trừ cỏ dại được tiến hành đồng đều trên vườn thí nghiệm.
- Đo chiều dài, đường kính và đếm số lá/cành lộc: cứ cách 7 ngày sau ngày lộc xuân xuất hiện thì đo một lần để theo dõi động thái tăng trưởng về chiều dài, đường kính và số lá/cành lộc.
+ Đo chiều dài cành lộc: đo từ gốc cành đến mút cành.
+ Đo đường kính cành lộc: đo ở vị trí cách gốc cành 1 cm.
+ Đếm số lá trên cành lộc.
3.3.1.5. Thời gian ra hoa của giống na dai Võ Nhai - Số hoa trên cành (cây):
+ Thời gian bắt đầu nở hoa: tính từ khi cây có khoảng 10% nụ hoa nở.
+ Thời gian hoa nở rộ: tính từ khi có khoảng 50% số cành ra hoa.
+ Kết thúc nở hoa: tính từ khi nụ hoa cuối cùng nở (100% nụ nở).
3.3.2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất chất lượng na dai Võ Nhai Thái Nguyên
3.3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đến năng suất, chất lượng cây na tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đến năng suất, chất lượng cây na trồng trên núi đá vôi và đất bãi bằng tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Thí nghiệm gồm 4 công thức
CT1: Bón phân NPK tổng hợp Đầu Trâu 13-13-13 +TE 3kg/cây CT2: Bón phân NPK tổng hợp Đầu Trâu 13-13-13 +TE 4kg/cây CT3: Bón phân NPK tổng hợp Đầu Trâu 13-13-13 +TE 5kg/cây
CT4: Đối chứng theo quy trình của dân (sử dụng phân NPK Lâm Thao với lượng 4kg/cây)
Thí nghiệm được bố trí trên vườn na 10 tuổi của nông dân theo phương pháp chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn. Các công thức thí nghiệm được tiến hành đồng thời trên hai loại đất: núi đá (vùng đất lưng chừng núi) và đất bãi bằng (đất vườn nhà). Mỗi công thức 3 cây, 3 lần nhắc lại, tổng số cây trên mỗi loại đât 36 cây; bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCBD), các kỹ thuật: cắt tỉa, phòng trừ sâu, bệnh, thụ phấn bổ sung … được tiến hành đồng đều ở các công thức.
Liều lượng và thời gian bón: Phân NPK được chia thành 3 lần bón với lượng như sau:
+ Lần 1 bón sau thu hoạch hết quả; bón 40%
+ Lần 2 bón vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, khi cây ra lộc xuân và nhú hoa;
Bón 40%.
+Lần 3 bón sau đậu quả 10 ngày; bón 20% còn lại
Các chỉ tiêu theo dõi
Theo dõi số lộc trên 4 cành và ở 4 hướng khác nhau. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng tương tự như ở nội dung 1.
+ Tỷ lệ đậu quả
Cứ 10 ngày sau khi hoa tàn đếm 1 lần số quả đậu trên các cành theo dõi ở mỗi lần nhắc lại của các công thức, từ đó biết được số quả đậu/số hoa, nụ theo dõi và tính được tỷ lệ đậu quả (%) của các công thức thí nghiệm.
- Công thức tính tỷ lệ đậu quả:
Tỷ lệ đậu quả (%) = Tổng số quả đậu
x 100 Tổng số hoa, nụ theo dõi
+ Động thái rụng quả
Đếm tổng số quả ở mỗi lần nhắc lại của các công thức sau khi cánh hoa rụng, trên mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều trên 4 hướng khác nhau. Đếm số quả non vừa hình thành trên cành và cứ 5 ngày đếm 1 lần số quả rụng đi.
- Công thức tính tỷ lệ rụng quả:
Tỷ lệ rụng quả (%) =
Tổng số quả rụng
x 100 Tổng số quả theo dõi
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến năng suất, chất lượng cây na trồng trên núi đá vôi và đất bãi bằng tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Thí nghiệm gồm 4 công thức
CT1: Bón phân vi sinh hữu cơ Đầu Trâu 3kg/cây CT2: Bón phân vi sinh hữu cơ Đầu Trâu 4kg/cây CT3: Bón phân vi sinh hữu cơ Đầu Trâu 5kg/cây
CT4: Đối chứng theo tập quán của dân (sử dụng phân NPK Lâm Thao với lượng 4kg/cây)
Thí nghiệm được bố trí trên vườn na 10 tuổi của nông dân theo phương pháp chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn. Các công thức thí nghiệm được tiến hành đồng thời trên hai loại đất: núi đá (vùng đất lưng chừng núi) và đất bãi bằng (đất
vườn nhà). Mỗi công thức 3 cây, 3 lần nhắc lại, tổng số cây trên mỗi loại đât 36 cây; bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCBD), các kỹ thuật: cắt tỉa, phòng trừ sâu, bệnh, thụ phấn bổ sung … được tiến hành đồng đều ở các công thức.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng đậu quả, năng suất và chất lượng na dai tại Võ Nhai – Thái Nguyên.
Thí nghiệm gồm 4 công thức:
- CT1: Phun GA3nồng độ 60ppm.
- CT2: Phun GA3nồng độ 70ppm.
- CT3: Phun GA3nồng độ 80ppm.
- CT4: Đối chứng (không phun)
Thời điểm phun GA3: Lần 1: khi hoa nở 50% ; Lần 2: khi hoa nở 75%;
Lần 3: khi hoa kết thúc nở, hoa đã tàn; Lần 4: khi quả đậu hoàn toàn, đường kính quả 1,5 - 2 cm
Thí nghiệm được bố trí trên đất bãi bằng (vườn nhà) 10 tuổi của nông dân theo phương pháp chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn. Mỗi công thức 3 cây, 3 lần nhắc lại, tổng số cây trong thí nghiệm 36 cây; bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCBD). Các kỹ thuật: bón phân, cắt tỉa, phòng trừ sâu, bệnh, thụ phấn bổ sung … được tiến hành đồng đều ở các công thức.
Phun GA3
Các công thức phun GA3 đều được phun ướt toàn bộ tán thân, lá, hoa.
Tuy theo từng thí nghiệm phun GA3 với các nồng độ khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Phun đều lên lá, hoa, với lượng 540 lít dung dịch/ha. Tiến
hành phun vào lúc trời mát (buổi chiều hay sáng sớm), không có gió lớn và không mưa.
Cách pha dung dịch GA3 như sau: hòa tan 1 gam bột GA3 trong cồn 900 và 1 lít nước ta được dung dịch mẹ (1/1000 ml). Lấy 1 ml dung dịch mẹ cho vào 1 lít nước sạch ta được dung dịch một phần triệu (1/1.000.000) gọi là 1 ppm. Sau khi pha để được các nồng độ thích hợp xong phải tiến hành phun ngay.
Các chỉ tiêu theo dõi