Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất chất lượng na dai trồng tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai
4.2.2. Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng phát triển của cây na
Các xã trồng nhiều na ở Võ Nhai (như La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Dân Tiến), Thái Nguyên có địa hình núi đá dốc nên việc bổ sung dinh dưỡng cho na bằng các loại phân hữu cơ hoặc vô cơ riêng rẽ là rất khó khăn, vất vả khi vận chuyển. Các hộ dân thường bón NPK Lâm Thao với lượng 4kg/cây có tác dụng tốt giảm được khối lượng vận chuyển và thời gian bón phân. Tuy nhiên, NPK Lâm Thao thuần túy là phân vô cơ tổng hợp, không có bổ sung phân vi lượng và các hợp chất mùn, dẫn đến năng suất và phẩm chất na quả chưa được cải thiện. Thí nghiệm so sánh hiệu quả của phân bón NPK Lâm Thao với phân bón NPK Đầu trâu 13-13-13+TE của công ty Bình Điền với lượng bón khác nhau để so sánh. Kết quả bước đầu thu được như sau:
4.2.2.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK thời gian ra lộc và hoa của cây Na tại xã La Hiên Võ Nhai, Thái Nguyên.
Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón NPK thời gian ra lộc và hoa của cây Na tại Võ Nhai, Thái Nguyên thu được kết quả như sau:
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK tổng hợp đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây na
Loại đất trồng na
CT
Thời gian ra lộc sau bón phân (ngày)
Thời gian ra hoa sau bón phân
(ngày)
Đất núi đá
Bắt đầu Rộ Kết thúc Bắt đầu Rộ Kết thúc 1 27/2/2018 21/4/2018 8/6/2018 5/3/2018 10/4/2018 18/6 2 28/2/2018 19/4/2018 12/6/2018 4/3/2018 13/4/2018 21/6 3 28/2/2018 18/4/2018 15/6/2018 2/3/2018 20/4/2018 20/6 4 28/2/2018 11/4/2018 6/6/2018 6/3/2018 12/4/2018 15/6
Đất bằng
1 14/2/2018 15/4/2018 7/6/2018 1/3/2018 6/4/2018 16/6 2 11/2/2018 18/4/2018 10/6/2018 29/2/2018 12/4/2018 20/6 3 13/2/2018 20/4/2018 13/6/2018 28/2/2018 15/4/2014 17/6 4 17/2/2018 13/4/2018 8/6/2018 8/3/2018 10/4/2018 2/6 Kết quả theo dõi các cây na vườn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.6 cho thấy thời gian xuất hiện nụ của đợt hoa đầu tiên vào ngày 10- 14/4, thời gian bắt đầu nở hoa vào 15-25/5, nở rộ vào ngày 22 - 29/5 và ngày 1-4/6 kết thúc hoàn toàn lứa hoa đợt 1.
Tuy có thụ phấn bổ sung song tỷ lệ đậu quả của đợt hoa 1 rất thấp, chỉ đạt <3% . Hoa đợt 2, nhìn chung các công thức bón phân tổng hợp NPK Đầu Trâu với liều lượng khác nhau (3, 4, 5 kg/cây) so với bón phân NPK Lâm Thao, thời gian ra hoa và kết thúc nở hoa cũng không có sự khác biệt đáng kể.
Thời gian ra hoa đợt 2 tương đối ngắn và tập trung trong khoảng 12 -18 ngày.
4.2.2.2. Ảnh hưởng của các mức phân bón NPK Đầu trâu khác nhau đến tăng trưởng số lá, chiều dài, đường kính cành lộc na
Đánh giá ảnh hưởng của các mức phân bón NPK Đầu trâu khác nhau đến tăng trưởng số lá, chiều dài, đường kính cành lộc na tại Võ Nhai, Thái Nguyên như sau:
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK Đầu trâu khác nhau đến tăng trưởng số lá, chiều dài, đường kính cành lộc na
Loại đất CT Chiều dài cành lộc (cm)
Đường kính cành lộc (cm)
Số lá/cành
Đất bãi bằng 1 15,6 0,58 267
2 17,4 0,63 293
3 18,2 0,71 302
4 14,8 0,54 263
P <0,05 <0,05 <0,05
Cv(%) 4,8 7,7 3,5
LSD0,05 1,57 0,01 19,4
Đất núi đá 1 16,7 0,59 290
2 18,3 0,71 301
3 18,6 0,77 321
4 15,5 0,52 256
P >0,05 <0,05 <0,05
Cv(%) 6,1 6,0 5,0
LSD0,05 2,08 0,78 2,95
Chiều dài cành lộc: Chiều dài cành lộc dài nhất ở công thức 3 khi bón 5kg NPK đầu trâu ở cả hai loại đất. Cụ thể trên đất ruộng chiều dài cành lộc đạt 18,2 cm và trên đất đá vôi là 18,6 cm. Chiều dài cành lộc giảm dần khi lượng phân bón NPK đầu trâu giảm dần và thấp nhất ở công thức đối chứng khi không sử dụng NPK đầu trâu (14,8 cm và 15,5 cm).
Đường kính cành lộc: Trên cả hai loại đất đường kính cành lộc dao động trong khoảng 0,52 – 0,77 cm. Trong đó, công thức đối chứng (CT4) có đường kính cành lộc thấp nhất 0,54 cm trến đất ruộng và 0,52 cm trên đất núi đá.ó Các công thức sử dụng phân NPK đầu trâu có đường kính cành lộc cao hơn so với đối chứng. Đặc biệt khi sử dụng 5 kg NKP đầu trâu/cây cho đường kính cành lộc cao nhất (0,71 cm trên đất ruộng và 0,77 cm trên đất đá vôi).
Số lá/cành: Khi sử dụng phân NPK đầu trâu bón cho cây na, cây na có số lá/cành khá cao đạt từ 167-321 lá/cành. Trong đó sử dụng 5 kg NPK đầu trâu cây na cho số lá/cành cao nhất đạt 302 lá ở chân đất ruộng và 321 lá/cành trên đất núi đá. Các công thức sử dụng lượng phân bón thấp hơn có số lá/cành thấp
hơn. Công thức đối chứng (CT4), không sử dụng NPK đầu trâu mà sử dụng NPK Lâm Thao lượng 4 kg/cây cho số lá trên cành thấp nhất trên cả hai loại đất (265-265 lá/cành).
4.2.2.3. Ảnh hưởng của mức bón phân NPK Đầu trâu đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mức bón phân NPK Đầu trâu đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất
Loại đất
Trồng na CT Tỷ lệ đậu quả (%)
Số quả/cây (quả)
Khối lượng quả (g)
Năng suất na (kg/cây)
Đất núi đá 1 50,5% 110,0 199,9 31,2
2 52,5% 134,9 300 42,6
3 53,1% 126,7 288,87 39,1
4 49,2% 100,7 194.5,3 27,8
P - <0,05 <0,05 <0,05
Cv (%) - 5,8 4,5 7,2
LSD0,05 - 18,4 22,1 5,0
Đất bãi bằng
1 51,6% 123 200,03 34,6
2 54,2% 136 305,17 42,9
3 52,7% 129 285,3 41,2
4 49,4% 103 190,03 25,7
P - <0,05 <0,05 <0,05
Cv (%) - 4,5 4,7 7,8
LSD0,05 - 11 23,3 5,7
Ở đất núi đá công thức 2 (4kg NPK 13-13-13) cho số quả trên cây, khối lượng quả, năng suất quả cao nhất trong tất cả các công thức thí nghiệm đạt từ 42,6 kg quả/cây, trong đó công thức bón phân tổng hợp NPK Lâm Thao chỉ đạt 27,8 kg quả/cây. Các công thức bón NPK Đầu trâu 13-13-13+TE cho năng suất tăng so với đối chứng từ 31,2-42,9 kg quả/cây. CT 2 lượng bón chỉ bằng CTĐC, nhưng tỷ lệ đạm, lân và kali của phân NPK Đầu Trâu được phối trộn ở tỷ lệ cao hơn kết hợp với lượng nhỏ can xi, magiê và lưu huỳnh cùng với các vi lượng sắt, kẽm, đồng, bo nên đã tạo ra năng suất vượt trội.
Đối với đất bãi bằng các chỉ số theo dõi đều cao hơn CTĐC ở mức tin cậy 95%. Đặc biệt công thức 2 cho số lượng quả nhiều (136 quả/ cây), nhưng vẫn đảm bảo khối lượng quả to đồng đều trung bình (305,17g/ quả). Khối lượng quả cao hơn so với công thức đối chứng (115,14g/quả) ở mức tin cậy 95%.
Thí nghiệm bón phân NPK Đầu trâu trên đất núi đá và đất bãi bằng đều cho tỷ lệ đậu quả, số quả trên cây, khối lượng quả, năng suất cao hơn so với đối chứng ở độ tin cậy 95%. Cả 2 điểm thí nghiệm bón phân đều cho tỷ lệ đậu quả và năng suất tương đương nhau.
4.2.2.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón NPK Đầu trâu khác nhau đến hình thái quả
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các mức phân bón NPK Đầu trâu khác nhau đến hình thái quả
Loại đất Trồng
na
CT Tổng số mắt/ quả
Số mắt lép/quả
Tỷ lệ quả dị hình/cây
Kích thước quả Chiều
cao quả
Đường kính quả Đất núi
đá
1 90 14 20 6,1 7,9
2 86 7 17 6,3 8,2
3 99 9 25 6,8 8,7
4 104 16 29 5,8 7,3
Đất bãi bằng
1 101 15 30 5,9 8,05
2 97 11 19 6,4 8,11
3 102 16,5 24 6,5 8,3
4 108 22 33 5,75 7,7
Số mắt/quả của các công trong thí nghiệm dao động từ 91,2 (công thức 2) đến 103,2 (công thức 4). Số mắt/quả giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác
rõ rệt so với đối chứng ở mức tin cậy 95% (P<0,05). Công thức 4 có số mắt/quả cao nhất 103,2 mắt, cao hơn đối chứng 7,1 mắt
Qua bảng 4.9 cho thấy các chỉ tiêu giữa các công thức có sự sai khác ở mức tin cậy 95%. Đối với thí nghiệm thực hiện trên đất núi đá vôi. Công thức 2 cho số mắt/ quả ít hơn so với các công thức còn lại ở mức tin cậy 95%.
Nhưng có số lượng mắt lép ít nhất, tỷ lệ quả dị hình thấp, chiều cao và đường kính quả tương đương với CT3 và cao hơn CT1, CT4.
Ở đất bãi bằng CT2 cho cũng nho những chỉ tiêu đáng giá tốt hơn các CT còn lại ở mức tin cậy 95%. Qua theo dõi CTĐT cho 30 quả dị hình/1 cây, trong khi CT2 chỉ có 19 quả. Thí nghiệm được thực hiện ở trên 2 loại đất đều cho thấy phân bón NPK Đầu Trâu ảnh hưởng đến hình thái quả và đều cao hơn CTĐT ở mức tin cậy 95%.
Cây na dai được trồng trên đất núi đá có chiều cao đường kính quả gần tương đương với cây được trồng trên đất bãi bằng. Tuy nhiên về hình thái quả khi thu hoạch na trên núi đá có mầu sắc quả sáng trắng hơn, tỷ lệ quả dị hình ít hơn so với quả được trồng trên đất bãi bằng (từ 2- 16 quả).
4.2.2.5. Ảnh hưởng của các mức phân bón NPK Đầu trâu khác nhau đến Chất lượng quả
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của các mức phân bón NPK Đầu trâu khác nhau đến Chất lượng quả
Loại đất
Trồng na CT Số hạt/quả Độ brix Tỷ lệ ăn được (%)
Đất núi đá
1 66,4 11,5 63,5
2 57,5 14 73,6
3 62,7 13 72,0
4 74,1 10.5 62,8
Đất bãi bằng
1 69,3 11 61,2
2 58,6 13 71,3
3 65,5 12 70,7
4 77,2 10,5 60,9
Qua bảng 4.10 cho thấy trên đất núi đá vôi số hạt na/quả của các công thức dao động từ 57,5 hạt/quả (công thức 2) đến 74,1 hạt/quả (công thức 4).
Tỷ lệ phần ăn được của các công thức thí nghiệm có sự dao động giữa các công thức từ 62,8% (công thức 4) đến 73,6% (công thức 2). Các công thức bón phân tổng hợp NPK Đầu Trâu có độ Brix khá hơn, đạt từ 11,5% – 14%, ở công thức 4 chỉ đạt 10,5%
Ở đất bãi bằng số hạt na/quả của các công thức dao động từ 58,6 hạt/quả (công thức 2) đến 77,2 hạt/quả (công thức 4). Tỷ lệ phần ăn được của
các công thức thí nghiệm có sự dao động giữa các công thức từ 60,9% (công thức 4) đến 71,3% (công thức 2). Các công thức bón phân tổng hợp NPK Đầu Trâu có độ Brix đạt từ 10,5% – 13%, ở công thức 4 chỉ đạt 10,5%. Các chỉ tiêu theo dõi cho thấy độ Brix trên đất núi đá cao hơn so với na được trồng trên đất bãi bằng.
Hình 1. Quả na được trồng trên đất núi đá và đất bãi bằng
Như vậy, có thể nhận thái hình thái quả na được trồng trên núi đá vôi có mẫu mã quả xanh sáng, mắt na nổi. Trong khi đó, na được trồng trên đất bãi bằng có màu quả xanh xám, mắt na mở to và dẹt hơn so với na được trồng trên núi đá vôi.
4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến năng suất, chất lượng cây na tại Võ Nhai, Thái Nguyên.
Các xã trồng nhiều na ở Võ Nhai, Thái Nguyên có địa hình núi đá dốc nên việc bổ sung dinh dưỡng cho na bằng các loại phân hữu cơ hoặc vô cơ riêng rẽ là rất khó khăn, đôi khi không thực hiện được. Nhiều hộ dân thường bón NPK Lâm Thao có tác dụng tốt, giảm được khối lượng vận chuyển và thời gian bón phân. Tuy nhiên, NPK Lâm Thao thuần túy là phân vô cơ tổng hợp, không có bổ sung phân vi lượng và các hợp chất mùn, dẫn đến năng suất và phẩm chất na quả không được cải thiện.
Thí nghiệm so sánh hiệu quả của phân bón NPK Lâm Thao với phân bón vi sinh hữu cơ Đầu trâu có lượng bón lần lượt 3kg, 4kg, 5kg để so sánh.
Kết quả bước đầu thu được như sau
4.2.3.1. Ảnh hưởng của của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ tới đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của Na tại Võ Nhai, Thái Nguyên.
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất
Loại đất
Trồng na CT Tỷ lệ đậu quả (%)
Số quả/cây (quả)
Khối lượng quả (g)
Năng suất na(kg/cây)
Đất núi đá 1 45,7 90 220,7 19,86
2 49,9 98 245 24,0
3 55,5 105 279,5 29,35
4 40,1 78 218,3 17,03
P <0,05 <0,05 <0,05
Cv (%) 4,6 4,8 4,5
LSD0,05 9,7 30,1 3,7
Đất bãi bằng
1 44,6 83 207,5 17,2
2 48,6 101 266 26,87
3 58,7 112 304,5 34,1
4 39,8 72 231 16,6
P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
Cv (%) 6,9 12,9 6,8 2,1
LSD0,05 12,7 57,4 5,8 4,1
Phân bón vi sinh hữu cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷlệ đậu quả, sốquảtrên cây,
khối lượng quảvà năng suất ở mức tin cậy 95% (với P<0,05).
Tỷ lệ đậu quả của các công thức thí nghiệm dao động từ 40,1% (công thức 4) đến 58,7% (công thức 3). Tỷ lệ đậu quả đạt cao nhất là 58,7% (công thức 3- cây được trồng trên đất bãi bằng) cao hơn công thức đối chứng 16,7%, công thức 4 có tỷ lệ đậu quả là 33,5% thấp hơn đối chứng, công thức 2 có tỷ lệ đậu quả cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Số quả trên cây của các công thức thí nghiệm có sự dao động giữa các công thức từ 72 quả/cây (công thức 4) đến 112 quả/cây (công thức 3). Số quả/cây giữa các công thức só sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ởmức tin cây 95% (P<0,05). Công thức 3 có số quả/cây cao nhất 112 quả, cao hơn đối chứng 11,7 quả/cây, công thức 4 có số quả trên cây là 33,8 quả thấp hơn đối chứng.
Khối lượng quả(g) của các công trong thí nghiệm dao động từ 207 g/
quả đến 305 g/quả. Khối lượng quả giữa các công thức só sự sai khác rõ rệt so
với đối chứng ở mức tin cây 95% (P<0,05). Công thức 2 và công thức 4 có khối lượng quả cao nhất 200g, cao hơn đối chứng 30g, CT còn lại có khối lượng quả cao hơn CTĐC.
Qua nghiên cứu thấy phân hữu cơ vi sinh làm năng suất đều tăng lên rõ rệt so với đối chứng; làm cho cây tăng nhanh về thân lá do đó tỷ lệ đậu qủa cao,năng suất tăng.
4.2.3.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến hình thái quả Bảng 4.12. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến
hình thái quả Loại đất
Trồng na
CT
Tổng số mắt/
quả
Số mắt lép/quả
Tỷ lệ quả dị hình/cây
Kích thước quả Chiều
cao quả
Đường kính quả Đất núi
đá
1 91 14 25 6,0 7,7
2 92 9 19 6,1 8,4
3 95 7 15 6,5 8,8
4 110 16 29 5,7 7,5
Đất bãi bằng
1 98 16 30 5,6 8,15
2 97 19 20 6,2 8,21
3 103 11 17 6,7 8,8
4 108 21 32 5,58 7,6
Như vậy trong điều kiện thí nghiệm, phân bón vi sinh hữu cơ không ảnh hưởng nhiều đến số hạt trên quả. Số mắt/quả của các công trong thí nghiệm dao động từ 69 mắt (công thức 3) đến 105 mắt (công thức 4).
Công thức 3 có số mắt/quả cao nhất 100,5 mắt, cao hơn đối chứng 6,5 mắt, các công thức còn lại đều có số mắt/quả cao hơn đối chứng.
4.2.3.3. Ảnh hưởng của các một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến chất lượng quả
Để cây ăn quả đạt năng suất cao, có chất lượng tốt thì phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tình hình sử dụng phân bón của nông dân rất khác nhau. Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân chưa hợp lý. Nông dân có thói quen bón nhiều phân đạm, không chú ý nhiều đến phân lân và kali. Việc bón phân không hợp lý (nhất là
bón nhiều phân đạm) có thể làm cho cây khó ra hoa, đậu quả. Nếu bón nhiều đạm trong giai đoạn nuôi quả có thể làm cho quả to, năng suất tăng nhưng chất lượng trái sẽ giảm, hiệu quả sản xuất không cao.
Khi bổ sung phân bón vi sinh hữu cơ tăng chất lượng và giá trị thương phẩm của sản phẩm như tăng lượng đường, quả ngọt và đẹp mã ... Đánh giá ảnh hưởng của phân vi sinh hữu cơ đầu trâu đến chất lượng quả na thu được kết quả như sau:
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của các một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến chất lượng quả
Loại đất
Trồng na CT Số hạt/quả Độ brix Tỷ lệ ăn được (%)
Đất núi đá 1 90 15 69,55
2 72 19 71,66
3 85 17 72
4 113 14 66,55
P - <0,05 <0,05
Cv (%) - 3,5 4,9
LSD0,05 - 2,5 1,7
Đất bãi bằng 1 97 14 67,8
2 84 17 73,1
3 96 16 70,5
4 121 11 64,7
P - <0,05 <0,05
Cv (%) - 2,5 1,7
LSD0,05 - 0,65 2,2
Tỷ lệ phần ăn được có sự dao động giữa các công thức thí nghiệm từ 56,7% (công thức 1) đến 67% (công thức 3). Tỷ lệ phần ăn được giữa các công thức só sự sai khác rõ rệt. Công thức 3 có tỷ lệ phần ăn được cao nhất 67%, cao hơn đối chứng 10,3%, các công thức còn lại đều có tỷlệphần ăn được cao hơn đối chứng.
Độ Brix có sự dao động giữa các công thức thí nghiệm từ 19,7% (công thức 4) đến 25,3% (công thức 3). Độ Brix giữa các công thức só sự sai khác
rõ rệt so với đối chứng. Công thức 3 có độ Brix cao nhất 25,3%, cao hơn đối chứng 1,7%, công thức 4 có độ Brix là 19,7% thấp hơn đối chứng, công thức còn lại có độ Brix cao hơn đối chứng.
Biểu đồ 1. Độ Brix của quả na khi trồng trên đất núi đá và đất bãi bằng với các mức sử dụng phân bón vi sinh khác nhau
Qua biểu đồ trên nhận thấy, độ Brix của quả na khi được trồng trên đất đá vôi cao hơn so với độ Brix của quả na khi được trồng trên đất bãi bằng ở tất cả các công thức sử dụng phân bón khác nhau. Trong cùng mức phân bón vi sinh hữu cơ thì độ Brix của quả na trồng trên đất đá vôi cao hơn so với na được trồng trên đất bãi bằng.