I.2.3.1 Thị phần của khách sạn:
* Thị phần ( market share ): chính là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được.
Thị phần = doanh số bán của doanh nghiệp/tổng doanh số của thị trường. Thị phần = số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.
* Thị phần tương đối ( relative market share ):
Thị phần tương đối = thị phần của doanh nghiệp/thị phần của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
Thị phần tương đối = số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh.
Nếu: Thị phần tương đối > 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp. Thị phần tương đối < 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ cạnh tranh. Thị phần tương đối = 1 thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh là như nhau.
Thị phần càng lớn, sức cạnh tranh càng mạnh và ngược lại. Để tồn tại và phát triển cũng như nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp phải chiếm giữ được một phần thị trường. Khả năng tiếp cận của khách hàng đối với dịch vụ, khả năng lôi kéo và giữ được khách hàng thường niên lâu dài là một trong những khả năng để doanh nghiệp mở rộng thị phần của mình.
I.2.3.2 Tốc độ tăng trưởng thị phần:
Tốc độ tăng trưởng thị phần là tốc độ gia tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp so với phần doanh số của thị trường. Tốc độ tăng trưởng thị phần cao thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội gia tăng doanh số, mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất và mở rộng kênh phân phối. Tốc độ tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp còn là yếu tố thể hiện uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng sử dụng dịch vụ do chính doanh nghiệp cung cấp, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm nguồn khách hàng mới.
I.2.3.3 Giá cả dịch vụ và sản phẩm kèm theo:
Giá dịch vụ quyết định rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nếu chi phí/giá thành sản phẩm thấp hơn đối thủ thì khả năng thu hút khách, chiếm lĩnh thị trường, sức cạnh tranh sẽ cao hơn. Vì vậy, giá dịch vụ phải đủ sức cạnh tranh với các dịch vụ cùng loại trong khu vực và những đối thủ cạnh tranh của mình.
Tuy nhiên, nếu mức giá dịch vụ này quá thấp, khách hàng sẽ không tin tưởng về chất lượng dịch vụ được cung cấp. Mặt khác, nếu các nhà cung ứng dịch vụ lạm dụng chính sách giá sẽ gây tác động tiêu cực. Khi giá dịch vụ nhỏ hơn giá thành diễn ra trong một thời gian dài sẽ dần đến phá sản. Với ngành kinh doanh dịch vụ, nếu các nhà quản trị không có chính sách giá cả hợp lý thì rất dễ dẫn đến thất bại, khách hàng sẽ không sử dụng các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nếu giá cả quá thấp. Nó là thước đo đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ được cung cấp.
I.2.3.4 Chất lượng dịch vụ khách hàng:
Chất lượng dịch vụ của mỗi đơn vị kinh doanh du lịch cung cấp cho khách hàng là khác nhau. Nó phụ thuộc rất lớn vào khả năng tổ chức, trình độ chuyên môn, phong cách phục vụ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Nếu chất lượng dịch vụ càng cao thì uy tín càng lớn, thu hút được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu, thị phần, sức cạnh tranh cao. Để làm được như vậy các doanh nghiệp phải nâng cao dịch vụ cung cấp cho khách hàng, có các dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng tạo cơ hội tìm kiếm một lượng khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
I.2.3.5 Năng lực tài chính:
Nhắc đến năng lực tài chính, đầu tiên phải nghĩ đến là nguồn vốn. Sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm được chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, thể hiện khả năng huy động vốn, vốn đầu tư cho các dự án và nguồn tài chính cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng cung ứng đa dạng các sản phẩm trên thị trường. Với năng lực tài chính, các doanh nghiệp có thể tạo uy tín và sự tin tưởng cho các nhà đầu tư và đối tác làm ăn lâu dài, khẳng định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
I.2.3.6 Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh:
Doanh nghiệp được quản lý tốt và điều hành tốt sẽ tạo ra môi trường làm việc linh hoạt, khích lệ tinh thần làm việc cũng như nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên, hiệu quả công việc gia tăng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cụ thể:
Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: đó là trình độ học vấn với những kiến thức rộng lớn thuộc nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở khả năng sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận. Quản lý một cách có hiệu quả có thể làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh và có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
I.2.3.7 Khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng:
Những biến động trên thị trường thế giới đều tác động đến nền kinh tế trong nước mà cụ thể là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin để biết được sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ của sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng nắm bắt được nhiều thông tin, nhanh chóng và kịp thời thì doanh nghiệp đó mới có thể phát triển bền vững và có nhiều lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.
I.2.3.8 Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ:
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, người dân có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn. Khi đó, họ luôn có những nhu cầu và đòi hỏi cao hơn ở những sản phẩm dịch vụ mang lại. Khách hàng trở nên khó tính hơn và có nhiều sự chọn lựa. Doanh nghiệp nào có nhiều sản phẩm dịch vụ mới, ấn tượng, và đa dạng thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng tới. Do đó, đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá và khẳng định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
I.2.3.9 Trình độ lao động:
Nhân tố con người là yếu tố quan trọng của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Chất lượng sản phẩm dịch vụ được quyết định bởi chất lượng người lao động, mà trình độ lao động là một trong những nhân tố cấu thành nên chất lượng lao động. Chính vì vậy, yếu tố này có tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ lao động với trình độ càng cao thì doanh nghiệp đó có sức cạnh tranh càng mạnh.
I.2.4. Công cụ phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh ( Ma trận hình ảnh cạnh tranh ): trận hình ảnh cạnh tranh ):
Ma trận hình ảnh cạnh tranh là công cụ dùng để so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Ma trận hình ảnh cạnh tranh giúp các nhà quản trị chiến lược nhận diện được những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng các ưu, nhược điểm chính của họ, đồng thời cũng thấy rõ được lợi thế cạnh tranh của mình
và các điểm yếu kém cần khắc phục. Ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( External Factor Evaluation – EFE ) trong trường hợp các mức độ quan trọng, hệ số phân loại và tổng số điểm quan trọng có cùng ý nghĩa. Khác với ma trận EFE, người ta có thể đưa vào ma trận hình ảnh cạnh tranh các yếu tố chủ yếu của môi trường bên trong, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp như: sự ổn định tài chính, tính hiệu quả của hoạt động marketing, đầu tư đúng mức cho hoạt động R&D …
Các số liệu điều tra lấy từ nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố được đưa vào ma trận.
* 5 bước xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh:
B1: Lập một danh mục các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.
B2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng ) đến 1,0 ( rất quan trọng ) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
B3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với yếu tố đó, trong đó: 4 - phản ứng tốt; 3 - phản ứng trên trung bình; 2 - phản ứng trung bình; 1 - phản ứng yếu.
B4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng cho từng yếu tố.
B5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận hình ảnh cạnh tranh cho từng doanh nghiệp so sánh. Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.
Theo đó, nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục của yếu tố được đưa vào ma trận từ 2,50 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận nhỏ hơn 2,50 thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.
* Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng công thức tính sau:
( 1 ) Tổng các tầm quan trọng của các yếu tố đánh giá
( 2 ) Năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp ACE = h * Mi ( 3 ) Năng lực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp
RCE = ACE/ACC Trong đó:
i: yếu tố cần đánh giá
h: tầm quan trọng của yếu tố đánh giá M: điểm số phân loại cho yếu tố đánh giá
ACE ( absolute competitiveness of enterprise ): năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.
ACC ( absolute competitiveness of competitor ): năng lực cạnh tranh tuyệt đối của đối thủ.
RCE ( relatively competitiveness of enterprise ): năng lực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI SIX SENSES NINH VÂN BAY
TRONG THỜI GIAN QUA.
II.1. Giới thiệu khái quát về resort và sản phẩm dịch vụ. II.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn:
Logo Six Senses của tập đoàn kết hợp với địa danh khu vực hình thành nên Logo của Khu nghỉ mát Six
Senses Ninh Vân Bay Resort – quảng bá đến du khách thế giới và định vị thương hiệu trên thị trường.
Kim tự tháp Six Senses tượng trưng cho nền tảng và kinh nghiệm của tập đoàn. Nền tảng của kinh nghiệm được hình thành bởi ba giác quan chính: thị giác, âm thanh và xúc giác. Tầng thứ hai được xây dựng dựa trên những trải nghiệm của hương vị và mùi vị. Đỉnh tượng trưng cho cảm nhận – một cảm giác trải nghiệm độc đáo của Six Senses.
Giới thiệu về khu resort:
Six Senses Ninh Vân Bay nằm trên bán đảo tuyệt đẹp của vịnh Nha Trang – vịnh Ninh Vân thuộc xã Ninh Vân, huyện Ninh Vân, tỉnh Khánh Hòa, trải dài 1.5 km dọc bờ biển, cách sân bay Cam Ranh 1 giờ lái xe đến bến tàu của Six Senses và 30 phút đi bằng tàu cao tốc đến đảo. Đó là một trong những bán đảo nổi tiếng của Nha Trang với dãy núi đá nhìn ra biển Đông và lối kiến trúc độc đáo tái hiện lại những truyền thống của người Việt Nam. Six Senses Ninh Vân Bay Resort nằm cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài tại vịnh Ninh Vân, nơi mọi người có thể tìm thấy cảm giác yên bình, thoát hẳn khung cảnh náo nhiệt ồn ào của chốn thị thành. Ngay khi đặt chân lên cầu tàu dẫn vào khu nghỉ mát, du khách sẽ cảm nhận được khung cảnh bình yên của thiên nhiên, hương của rừng và vị của biển.
Trước đây, nói đến Ninh Vân là người ta nghĩ đến một xã đảo hẻo lánh nằm dưới chân núi Hòn Hèo. Ba mặt là núi, trước mặt là biển nên muốn ra, vào Ninh Vân đều phải đi bằng đường biển, vì vậy, suốt thời gian dài không ai nghĩ đến việc phát triển du lịch ở Ninh Vân. Thế nên, rất nhiều người đã bất ngờ khi các nhà đầu tư du lịch chọn vùng đất này để xây dựng khu nghỉ mát ( KNM ) đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, với một vị trí tuyệt đẹp ( một bán đảo hoang sơ, lãng mạn; một bãi biển trong sạch đến lý tưởng với đa phần thời gian là nắng quanh năm, khí hậu ổn định ), KNM Six Senses Ninh Vân đã chinh phục được du khách. Du khách đến đây rất thích thú khi được nhìn ngắm khu rừng nhiệt đới trải dài từ vách núi xuống biển. Những tảng đá granite khổng lồ rải đây đó khắp khu nghỉ, và một bãi biển với bờ cát yên bình đủ sức hấp dẫn những du khách khó tính nhất. Six Senses Ninh Vân Bay gây ấn tượng với du khách bởi vẻ mộc mạc, giản dị vốn có. Six Senses Ninh Vân Bay thực sự là nơi ẩn mình đầy quyến rũ, đánh dấu hoàn toàn một tiêu chuẩn mới cho Việt Nam.
Toàn bộ khu nghỉ mát nằm trải dài dọc theo 2 kilomét bờ biển. Khai thác vị trí địa lý tự nhiên, chủ đầu tư đã xây dựng 58 vila mái lá nằm rải rác trên các vách đá, lưng chừng đồi và dọc theo bãi biển. Điều đặc biệt là toàn bộ vila đều được dựng bằng gỗ nhưng hạn chế sử dụng đinh. Các điểm nối với nhau đều bằng mộng được chốt bằng tre theo lối kiến trúc nhà của người xưa. Six Senses Ninh Vân Bay mang đậm nét truyền thống văn hóa Việt Nam với đồ nội thất được thiết kế không kém phần sang trọng.
Do không có cư dân sinh sống, nên phong cảnh khu nghỉ mát còn rất hoang sơ, hoàn toàn yên tĩnh với sau lưng là núi cao có rừng bao phủ và trước mặt là biển với bãi cát và nước biển trong vắt. Vì đất rộng nên khách sạn bố trí xe đạp tại mỗi villa để du khách có thể dạo quanh các lối mòn trong rừng. Với khuôn viên rộng 26.000 m2, một vẻ đẹp nguyên sơ được các nhà thiết kế giữ lại và đây cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách đến và sử dụng dịch vụ tại đây.
Quá trình hình thành và phát triển:
CTCP đầu tư Xây dựng Tuấn Phong được thành lập từ ngày 26/09/2006 theo giấy Đăng Ký Kinh Doanh số 0103013874 với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Đến năm 2009, Công ty đã chính thức đổi tên thành CTCP bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay và nâng vốn điều lệ lên 505 tỷ đồng. Đến tháng 2/2010, Công ty tăng vốn điều lệ từ 505 tỷ đồng lên 605 tỷ đồng và có 2 công ty thành viên là Công ty TNHH Hải Dương ( Đồng Nai ), CTCP Hồng Hải ( Nha Trang ) và 4 công ty liên kết là CTCP Du lịch Tân Phú, CTCP Sinh Thái Lạc Việt, CTCP Sinh Thái Hội An và CTCP Quản lý Phượng Hoàng.
Khu nghỉ dưỡng Ninh Vân Bay bắt đầu xây dựng từ tháng 2 năm 2002 và chính thức được đưa vào hoạt động vào tháng 11 năm 2004, với chủ đầu tư là công ty Du lịch Hồng Hải, Hải Dương. Và được sự điều hành bởi tập đoàn Six Senses – tập đoàn chuyên quản lý và phát triển các khu resort và spa với các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường như Soneva, Six Senses và Evason ... Được thành lập từ năm 1995, đến nay,